Đề cương ôn tập Ngữ Văn 10

docx7 trang | Chia sẻ: Thư2022 | Ngày: 14/04/2025 | Lượt xem: 13 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Ngữ Văn 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 10
A. PHẦN ĐỌC –HIỂU: 
I. LÝ THUYẾT: 
 1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ VÀ TÁC DỤNG:
* So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vất khác có nét tương đồng nhằm tăng 
sức gợi hình gợi cảm.
* Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét 
tương đồng với chúng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm.
* Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật..v.v bằng những từ ngữ vốn dùng cho con 
người làm cho thế giới vật, đồ vật ... trở nên gần gũi biểu thị được những suy 
nghĩ tình cảm của con người.
* Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có 
mối quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hinh, gợi cảm cho sự diễn 
đạt
* Nói quá: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ, qui mô, tính chất của sự vật hiện 
tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.
* Nói giảm, nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm 
giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.
* Điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nối bật ý gây cảm xúc mạnh.
* Chơi chữ: Cách lợi dụng đặc sắc về âm và về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái 
dí dỏm hài hước. 
2. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. Tự sự : Là kể chuyện, nghĩa là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự 
việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người 
ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách 
nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người 
và cuộc sống.
2. Miêu tả: Là dùng ngôn ngữ mô tả sự vật làm cho người nghe, người đọc có 
thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận 
biết được thế giới nội tâm của con người.
3. Biểu cảm: Là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế 
giới xung quanh.
4. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai 
nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết 
phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.
5. Thuyết minh: Là cung cấp, giới thiệu, giảng giải một cách chính xác và 
khách quan về một sự vật, hiện tượng nào đó có thật trong cuộc sống. Ví dụ một 
danh lam thắng cảnh, một vấn đề khoa học, một nhân vật lịch sử...
6. Hành chính - công vụ: Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với 
nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa 
nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí. 
 Ngữ văn 10 3. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ:
* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: là phong cách (PC) được dùng trong giao 
tiếp sinh hoạt hàng ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. 
- Giao tiếp ở đây thường với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình 
cảm của mình với người thân, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành...
- Gồm các dạng: Dạng nói (đối thoại, độc thoại); dạng viết (nhật kí, thư từ, hồi 
ức cá nhân).
* Phong cách ngôn ngữ khoa học: PC khoa học là PC được dùng trong lĩnh 
vực nghiên cứu, học tập và phổ biến khoa học. Đây là PC ngôn ngữ đặc trưng 
cho các mục đích diễn đạt chuyên môn sâu. Khác với PC ngôn ngữ sinh hoạt, 
PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của những người làm khoa học (ngoại 
trừ dạng phổ cập khoa học).
- Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập
* Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: là PC được dùng trong sáng tác văn 
chương. PC này là dạng tồn tại toàn vẹn và sáng chói nhất của ngôn ngữ toàn 
dân. PC văn chương không có giới hạn về đối tượng giao tiếp, không gian và 
thời gian giao tiếp.
* Phong cách ngôn ngữ chính luận: là PC được dùng trong lĩnh vực chính trị 
xã hội. Người giao tiếp ở PC này thường bày tỏ chính kiến, bộc lộ công khai 
quan điểm chính trị, tư tưởng của mình đối với những vấn đề thời sự nóng hổi 
của xã hội.
* Phong cách ngôn ngữ hành chính: là PC được dùng trong giao tiếp thuộc 
lĩnh vực hành chính. Ðấy là giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân 
dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước 
khác.
- PC hành chính có hai chức năng: thông báo và sai khiến. Chức năng thông báo 
thể hiện rõ ở giấy tờ hành chính thông thường, ví dụ như: văn bằng, chứng chỉ 
các loại, giấy khai sinh, hoá đơn, hợp đồng... Chức năng sai khiến bộc lộ rõ 
trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của cấp trên gởi cho cấp dưới, 
của nhà nước đối với nhân dân, của tập thể với các cá nhân.
* Phong cách ngôn ngữ báo chí: là PC được dùng trong lĩnh vực thông tin của 
xã hội về tất cả những vấn đề thời sự. 
II. LUYỆN TẬP: 
1. Bài tập 1: 
 Đọc văn bản sau rồi trả lời các câu hỏi:
 Con yêu quí của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học 
thật là vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy 
xót xa vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với 
những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của 
cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết 
cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. 
Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha 
thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng của họ. 
 Ngữ văn 10 Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của 
bậc sinh thành.
 Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn 
tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của 
biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại 
học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội 
đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, 
con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ 
buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến 
lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy 
yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ 
dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.
 (Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 3: Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích trên.
Câu 4: Hãy tìm nhan đề phù hợp để đặt tên cho đoạn trích.
2. Bài tập 2: 
 Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi:
 “ Có gì đâu, có gì đâu
 Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
 Rễ siêng không sợ đất nghèo
 Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
 Vươn mình trong gió tre đu
 Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
 Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
 Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
 Bão bùng thân bọc lấy thân
 Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm ”
 (Trích "Tre Việt Nam", Nguyễn Duy)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
Câu 2: Trình bày ngắn gọn về tác dụng của việc sử dụng biện pháp nhân hóa 
trong văn bản. 
 Ngữ văn 10 Câu 3: Anh (chị) nhận được bài học nào từ văn bản trên? 
3. Bài tập 3: 
 Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
 Tại thế vận hội đặc biệt Seatte (dành cho người tàn tật) có chín vận động 
viên vừa bị tổn thương về vật chất và tinh thần, cùng tập trung trước vạch xuất 
phát để chuẩn bị cho cuộc đua 100km. Khi súng hiệu nổ tất cả đều lao đi với 
quyết tâm chiến thắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua 
và cậu bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. 
Rồi họ quay trở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu 
dàng cúi xuống hôn cậu bé:
 - Như thế này em sẽ thấy tốt hơn.
 Cô gái nói xong, cả chín người cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch 
đích.
 Khán giả trong sân vận động đồng loạt đứng dậy.
 Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền.
 Mãi về sau những người chứng kiến vẫn truyền tai nhau về câu chuyện cảm 
động này.
 (Nguồn Internet)
Câu 1: Đặt nhan đề cho văn bản. 
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 3: Câu “Trừ một cậu bé” thuộc kiểu câu gì? Nêu tác dụng. 
Câu 4: Tại sao khán giả trong sân khi chứng kiến câu chuyện lại vỗ tay vang 
dội nhiều phút liền và truyền tai nhau về câu chuyện cảm động này? 
4. Bài tập 4: 
 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:
 Lá đỏ 
 Gặp em trên cao lộng gió
 Rừng Trường Sơn ào ào lá đỏ
 Em đứng bên đường như quê hương
 Vai áo bạc quàng súng trường.
 Đoàn quân vẫn đi vội vã
 Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.
 Ngữ văn 10 Chào em, em gái tiền phương
 Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.
 Em vẫy tay cười đôi mắt trong.
 (Trường Sơn, 12/1974, Nguyễn Đình Thi))
Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? 
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường 
như quê hương? 
Câu 3: Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? 
Câu 4: Cảm nhận của anh chị về những dự cảm và niềm tin tất thắng của dân 
tộc qua bài thơ? (viết 5 - 7 dòng) 
5. Bài tập 5: 
 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
 Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy 
đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục 
bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải 
tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả 
những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phấn lớn cuộc đời bạn và 
cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin 
rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là 
bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm 
kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và 
cũng sẽ giống như bất kỳ một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi 
năm tháng qua đi. Vì vậy hãy cố gắng tìm kiếm cho đến khi nào bạn tìm ra được 
tình yêu của mình, đừng từ bỏ.
 (Steve Jobs - Những bài phát biểu nổi tiếng – Nguồn: Gocsuyngam.com) 
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: Nêu khái quát nội dung của văn bản.
Câu 3: Tại sao tác giả lại cho rằng cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là 
bạn hãy yêu việc mình làm ?
Câu 4: Thông điệp nào có ý nghĩa đối với anh chị.
6. Bài tập 6: 
 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
 Ngữ văn 10 Khi rời Tokyo, thay vì đi taxi và tàu điện ra sân bay chúng tôi đã lựa chọn 
xe bus chạy tuyến nối trung tâm thành phố ở trạm xe bus gần nhà ga trung tâm 
ở khu Ikebukuro với sân bay quốc tế Tokyo Hadena.
 Xe bus chỉ có duy nhất một người phục vụ hành khách với rất nhiều vali 
hành lý. Anh vừa là lái xe vừa là người bán vé vừa là người phục vụ. Khi xe tới 
anh xuống xe nhận từng vali hành lý của khách, xếp gọn gàng vào hầm chứa đồ 
của xe một cách cực kỳ cẩn trọng nhưng cũng rất nhanh chóng. Thái độ làm 
việc đầy trách nhiệm này chắc chắn là bắt nguồn từ tinh thần kỷ luật rất cao đối 
với cá nhân khi thực hiện công việc của mình.
 Sau khi nhận hành lý của hành khách, anh lên xe để thực hiện việc bán vé 
tuyến Ikebukuro – sân bay Hadena cho từng khách với một thái độân cần và 
kính cẩn, luôn miệng cảm ơn từng người và cần mẫn trả tiền thừa cho mọi 
người, nhất là khi có rất nhiều du khách dùng tiền xu còn sót lại của mình để 
thanh toán cho tiền vé 1200 yên cho hành trình này.
 Khi xe tới sân bay anh lại một mình dỡ và gửi từng vali cho hành khách 
cũng nhẹ nhàng và cẩn trọng như chính hành lý của mình vậy, và luôn miệng 
cảm ơn hành khách chúng tôi.
 Tôi kính phục anh, kính phục tinh thần kỷ luật cá nhân của anh cũng như 
của người Nhật trong công việc. Nếu không có tinh thần kỷ luật cá nhân, người 
Nhật không bao giờ có thể làm công việc của mình một cách cần mẫn, chu đáo 
và chi tiết tới mức tỉ mỉđến vậy.
 (Theo Fanpage Câu chuyện Nhật Bản)
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2: Thái độ và cách đối đãi của anh lái xe khi hành khách lên & xuống xe 
như thế nào?
Câu 3: Vì sao anh lái xe được nhân vật tôi nể phục?
Câu 4: Trong cuộc sống nếu thiếu kỷ luật, lúc đó thái độ của mọi người đối với 
anh/chị như thế nào? Anh/chị học hỏi được điều gì từ anh lái xe?
B. PHẦN LÀM VĂN: 
1. Đề 1: 
 Anh/ chị hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích 
lịch sử nổi tiếng ở địa phương.
2. Đề 2: 
 Thuyết minh tác phẩm: “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu.
3. Đề 3: 
 Phân tích đoạn văn bản sau: 
 Từng nghe: 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục bắc nam cũng khác
 Ngữ văn 10 Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cứ còn ghi.
 (Trích “Đại cáo bình Ngô”- Nguyễn Trãi, Ngữ văn 10- tập 2, NXB Giáo dục)
 Ngữ văn 10

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_ngu_van_10.docx
Giáo án liên quan