Đề cương ôn tập môn hoá học lớp 8 (tiếp)

Nguyên tử là gì?

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và lớp vo tạo bởi các electron mang điện tích âm.

+ Hạt nhân nguyên tử.

-Hạt nhân nguyên tử tạo bởi hai loại hạt là Proton (P) mang điện + và Notron không mang điện

-Những nguyên tử có cùng số P là những nguyên tử cùng loại.

-Trong mỗi nguyên tử tổng số electron bằng tổng số proton.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập môn hoá học lớp 8 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ví dụ: H = 1 đvc MH = 1g H2 = 2 đvc 	MH2= 2g
Thể tích mol của chất khí là gì?
- Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
- Một mol bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau. Nếu ở nhiệt độ OOC và áp suất 1 atm( đktc) có thể tích bằng 22,4 lít
Ví dụ ở đktc 1mol ptử H2 VH = 22,4 lít; 
Các công thức chuyển đổi lượng chất.
Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
 Công thức: m = n. M 
 n: Số mol chất (mol)
M: Khối lượng mol chất (gam)
m: Khối lượng chất ( gam)
Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?
Công thức: V = 22,4 . n 
n: Số mol chất khí(mol)
v : Thể tích chất khí ở (đktc)( lit)
* Sơ đồ chuyển đổi giữa n - m - vđktc
 Khối lượng chất
 m = n.M n = m /M
 Số mol chất
 n = V/22,4 V = n.22,4
	Thể tích chất khí
Tỉ khối của chất khí.
1.Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?
Công thức tìm tỉ khối của khí A đối với khí B
dA/B = MA/MB 	 MA = dA/B . MB
2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
Công thức tìm tỉ khối của khí A đối với không khí:
dA/KK = MA= dA/KK . 29
 *** Phương pháp giải bài toán tính theo CTHH và tính theo PTHH.
Tính theo PTHH
a. Xác định thành phần các nguyên tố trong hợp chất.
CTTQ: AxBy...
 %A = %B = (Hoặc %B = 100% - %A)
b. Xác định CTHH khi biết thành phần khối lượng các nguyên tố trong hợp chất.
CTTQ: AxBy...
Trường hợp cho biết khối lượng mol hay Phân tử khối:
 ; ; 
Trường hợp không cho biết khối lượng mol hay Phân tử khối: 
Tính theo PTHH.
* Các bước xác định khối lượng chất tham gia (sản phẩm):
- Viết PTHH.
- Tìm số mol chất đã biết.
- Dựa vào PTHH để tìm số mol chất cần tìm.
- Chuyển đổi số mol thành khối lượng chất cần tìm. ( m = n.M)
* Các bước xác định thể tích chất khí (đktc):
- Viết PTHH.
- Tìm số mol chất đã biết.
- Dựa vào PTHH xác định số mol chất khí cần tìm.
- Chuyển đổi số mol thành thể tích chất khí (đktc) cần tìm. ( V = n. 22,4)
B. BÀI TẬP TỤ LUẬN
– v —
1.Tính phân tử khối của chất
Bài tập mẫu: PTK của Ca(HCO3)2 = 40 + (1 + 12 + 16 x 3) x 2 = 162 đvC
Bài tập tự giải: Tính phân tử khối của các chất sau: CO2, SO2, O2, CaO, FeCl2, Ca(OH)2, H2SO4, CuSO4, Al2(SO4)3,Fe2(SO4)3, Zn(NO3)2, BaSO4, BaCl2, KHCO3, Mg(HCO3)2, Na2HPO4, Ca(H2PO4)2, AgNO3, Fe(OH)2.
2.Lập CTHH của hợp chất
Bài tập mẫu: a) Lập CTHH của Al (III) với O (II) 
Ta có: xIII = yII = = x = 2 và y = 3 
 	Vậy CTHH l Al2O3 
Bài tập mẫu: b) Lập CTHH của Al (III) với SO4 (II) 
Ta có: xIII = yII = = x = 2 v y = 3 
Vậy CTHH l Al2(SO4)3 
Bài tập tự giải: Lập CTHH của cc hợp chất sau:
1/ Ca(II) với O; Fe(II, III) với O; K(I) với O; Na(I) với O; Zn(II) với O; Hg(II) với O; Ag(I) với O
2/ Ca(II) với nhóm NO3(I); K(I) với nhóm NO3(I); Na(I) với nhóm NO3(I) ; Ba(II) với nhóm NO3(I)
3/Ca(II) với nhóm CO3(II); K(I) với nhóm CO3(II); Na(I) với nhóm CO3(II); Ba(II) với nhóm CO3(II) 
4/ Zn(II) với nhóm SO4(II);Ba(II) với nhómSO4(II); K(I) với nhóm SO4(II); Ag(I) với nhóm SO4(II) 
3.Tính hóa trị của nguyên tố chưa biết trong hợp chất
Bài tập mẫu: a) Tính hĩa trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 
Giải: Gọi a là hoá trị của nguyên tố N trong hợp chất N2O5 (a>0)
Ta có: a x 2 = 5x II a = a = V. Vậy trong CT hợp chất N2O5 thì N(V)
Bài tập mẫu: b) Tính hoá trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 
Giải: Gọi a hoá trị của nguyên tố S trong hợp chất SO2 (a>O)
Ta có: ax1 = 2xII a = a = IV. Vậy trong CT hợp chất SO2 thì S(IV)
Bài tập mẫu: c) Tính hoá trị của PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 , biết nguyên tố Ca(II) 
Giải: Gọi b là hoá trị của nhóm PO4 trong hợp chất Ca3(PO4)2 (b>0)
Ta có: 3xII = 2xb b = b = III. Vậy trong CT hợp chất Ca3(PO4)2 thì PO4(III)
Bài tập tự giải: 
1/ Tính hóa trị của nguyên tố N lần lượt có trong các hợp chất NO ; NO2 ; N2O3 ; N2O5
2/ Tính hóa trị của nguyên tố Fe lần lượt có trong các hợp chất FeO ; Fe2O3
3/ Tính hóa trị của nhóm SO4 trong hợp chất Na2SO4 ; nhóm NO3 trong hợp chất NaNO3, nhóm CO3 trong hợp chất K2CO3 ; nhóm PO4 trong hợp chất K3PO4 ; nhómHCO3 trong hợp chất Ca(HCO3)2 ; nhóm H2PO4 trong hợp chất Mg(H2PO4)2 ; nhóm HPO4 trong hợp chất Na2HPO4 ; nhóm HSO4 trong hợp chất Al(HSO4)3
4.Chọn hệ số và lập phương trình hoá học
1/ Na2O + H2O NaOH
2/ Na + H2O NaOH + H2 
3/ Al(OH)3 Al2O3 + H2O
4/ Al2O3 + HCl AlCl3 + H2O
5/ Al + HCl AlCl3 + H2
6/ FeO + HCl FeCl2 + H2O
7/ Fe2O3 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O
8/ NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O
9/ Ca(OH)2 + FeCl3 CaCl2 + Fe(OH)3 
10/ BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + HCl
11/ Fe(OH)3 Fe2O3 + H2O
12/ Fe(OH)3 + HCl FeCl3 + H2O
13/ CaCl2 + AgNO3 Ca(NO3)2 + AgCl 
14/ P + O2 P2O5
15/ N2O5 + H2O HNO3
16/ Zn + HCl ZnCl2 + H2
17/ Al2O3 + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2O
18/ CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
19/ SO2 + Ba(OH)2 BaSO3 + H2O
20/ KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
5.Tính phần trăm khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất
Bài tập mẫu: a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất NaOH
Ta có: = 23+16+1= 40 (g)
 " %Na = 100% = 57,5 (%) ; %O = 100% = 4O (%) ; %H = 100% = 2,5 (%)
Bài tập mẫu: b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất Fe(OH)3 
Ta có: = 56+(16+1)x3 = 107 (g)
 " %Fe = 100% = 52,34 (%); %O = 100% = 44,86 (%); %H = 100% = 2,80(%)
Bài tập tự giải: Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau:
a) Ca(OH)2; b) BaCl2; c) KOH; d) Al2O3; e) Na2CO3; g) FeO; h) ZnSO4; i) HgO; k) NaNO3; l) CuO
6. Tính toán, viết thành CTHH
Bài tập mẫu: Hợp chất Crx(SO4)3 có phân tử khối là 392 đvC. Tính x và ghi lại công thức hóa học?
Ta có: PTK của Crx(SO4)3 = 392 Crx = 392 – 288 x = 104 : 52 = 2 
Vậy CTHH của hợp chất là Cr2(SO4)3 
Bài tập tự giải: Tìm x và ghi lại công thức hoa học của cácc hợp chất sau:
1) Hợp chất Fe2(SO4)x có phân tử khối là 400 đvC. 
2) Hợp chất FexO3 có phân tử khối là 160đvC. 
3) Hợp chất Al2(SO4)x có phân tử khối là 342 đvC. 
4) Hợp chất K2(SO4)x có phân tử khối là 174 đvC. 
5) Hợp chất Cax(PO4)2 có phân tử khối là 310 đvC. 
7. Xác định CTHH
Bài tập mẫu: Tìm CTHH của hợp chất X biết: 	-Khí X nhẹ hơn không khí gần 0,55 lần
-Trong X gồm 75%C và 25% H
Giải: 	Áp dụng công thức: d= => MX = 0,55x29= 16(g)
= => ; = =>
Vậy trong 1mol hợp chất có 1mol nguyên tử C và 4 mol nguyên tử H, hay trong 1 phân tử chất X có 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H. CTHH của X là : CH4
Bài tập tự giải
1/ Khí A có công thức chung là: RO3 nặng hơn khí oxi 2,5 lần. 
Hãy tìm công thức hoá học của khí A 
Tính phần trăm về khối lượng của mỗi nguyên tố trong A. 
2/ Hợp chất A của N với O có: %N = 30,43%
Lập công thức đơn giản nhất của A.
Xác định A biết phân tử A có 2 nguyên tử N.
3/ Các hợp chất A, B, C của các nguyên tố C, H, O cùng có % khối lượng các nguyên tố là: %C = 40,00%. %H = 6,67%.
Lập công thức đơn giản nhất của A, B, C.
Xác định A, B, C biết phân tử A có 1 nguyên tử C, phân tử B có 2 nguyên tử C, phân tử C có 6 nguyên tử C.
4/ Lập CTHH của hợp chất của Al, S, O biết khối lượng mol của hợp chất là 342;
%Al = 15,79%; %S = 28,07%
Viết CTHH của hợp chất dưới dạng Alx(SO4)y
8-Tính theo PTHH (các em sử dụng cách giải bài toán 4 bước để giải các bài tập dưới đây)
1/ Người ta cho 4,8 gam magiê tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric( HCl) thu được magie clorua và khí hiđro
Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng?
Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đều kiện tiêu chuẩn. 
Tính khối lượng axit clohđric đã phản ứng 
Tính khối lượng magieclorua tạo thành .
2/ Bột Nhôm cháy theo phản ứng: Nhôm + khí Oxi -------> Nhôm oxit
	a/ Viết PTHH của phản ứng trên
	b/ Có 5,4 gam Nhôm thamgia phản ứng, tính thể tích khí oxi tham gia phản ứng (ĐKTC) và khối lương nhôm oxit tạo thành sau phản ứng
3/ Cho phản ứng: 4Al + 3O2 à 2Al2O3. Biết có 2,4.1022 nguyên tử Al phản ứng.
Tính số phân tử Oxi PƯ và số phân tử Al2O3 tạo thành.
Tính khối lượng Al2O3, khối lượng O2 ra gam.
4/ Đốt cháy hoàn toàn 16 gam S thu được khí SO2
Tính thể tích Oxi cần dùng ở đktc.
Tính khối lượng SO2 thu được.
 PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN 
 TRƯỜNG THCS BÌNH SƠN
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm Học 2010-2011
MÔN HÓA HỌC – LỚP 8
Thời gian: 45phút
A. LÍ THUYẾT: (7đ)
Có 3.1023 phân tử SO2. Hãy tính: (1.5đ)
Số mol SO2
Khối lượng SO2
Thể tích SO2(đktc)
Tính các phép tính sau: (3đ)
Tính % từng nguyên tố trong H2SO4
Tính tỉ khối của CH4 so với Khí Hyđrô và không khí 
Chọn hệ số và hoàn thành các phương trình hóa học sau: (2.5đ)
P + O2 à P2O5
KOH + CO2 à K2CO3 + H2O
Al + HCl à AlCl3 + H2
Cu + Cl2 à CuCl2
K + H2O à KOH + H2
B. BÀI TOÁN: (3đ)
Cho 11.2g Sắt vào dung dịch Axit Clohyđric(HCl) vừa đủ, thu được Muối Sắt(II)Clorua (FeCl2) và khí Hidro(đktc)
Viết phương trình phản ứng 
Tính khối lượng Axit Clohiđric ban đầu
Tính thể tích khí Hidrô(đktc)
( S = 32, O = 16, H = 1, Fe = 56, Cl = 35.5, C =12.)
--------------------------------
PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN 
TRƯỜNG THCS BÌNH SƠN
ĐỀ 2
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm Học 2010-2011
MÔN HÓA HỌC – LỚP 8
Thời gian: 45phút
A. LÍ THUYẾT: (7đ)
Câu 1: (1,5đ)
Mol là gi? Khối lượng mol là gi? Thể tích mol của chất khí là gi?
Câu 2: (1,5đ)
Hãy cho biết 9.1023 phân tử CO2 có:
a) Bao nhiêu mol CO2?
b) Khối lượng là bao nhiêu g?
c) Thể tích (đktc) là bao nhiêu lít?
Câu 3: (1,5đ)
a) Khí C2H2 nặng hơn hay nhẹ hơn khí O2 bằng bao nhiêu lần?
b) Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?
Câu 4: (2,5đ)
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
a) Fe + ? à Fe3O4
b) ? + O2 à P2O5
c) Mg + HCl à MgCl2 + ?
d) Al + ? à AlCl3
e) ? + O2 à H2O
B. BÀI TOÁN: (3đ)
Một hợp chất khí có thành phần phần trăm theo khối lượng là 82,35%N và 17,65%H. Hãy xác định CTHH của hợp chất. Biết hợp chất này có tỉ khối đối với khí hiđrô là 8,5.
(Cho biết: H = 1; S = 32; N = 14; C = 12; O = 16)
PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN 
TRƯỜNG THCS BÌNH SƠN
ĐỀ 3
	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Năm Học 2010-2011
MÔN HÓA HỌC – LỚP 8
Thời gian: 45phút
A. LÝ THUYẾT:
Câu 1: (3 điểm) Có các chất khí sau: khí hidro, khí oxi, khí clo.
Các 

File đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HKI HOA 86DE THI HK.doc
Giáo án liên quan