Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam

A. Khái quát kiến thức

I. Chương trình khai thác của Pháp.

1. Nguyên nhân Pháp tiến hành khai thác ở Việt Nam ngay sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

2. Chính sách khai thác.

* Nông nghiệp:

Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.

* Công nghiệp: Pháp chú trọng vào khai mỏ, tăng vốn đầu tư mở các nhà máy xí nghiệp vì vậy nhiều công ty mới ra đời.

* Về thương nghiệp: Pháp độc quyền thị trường việt nam, đánh thuế nặng những hàng hóa của các nước khác nhập vào VN.

* Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm một số tuyến đường, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.

* Tài chính: Pháp lập ngân hàng Đông Dương để chỉ huy các ngành kinh

 

doc10 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 2478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử lớp 9 phần lịch sử Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân chủ.
- Nhận xét:
+ Tính chất: tự phát, mạo hiểm
+ Mục tiêu: dòi tự do dân chủ, chưa hướng tới mục tiêu đòi độc lập dân tộc.
+ Lực lượng: chưa huy động được nhiều lực lượng tham gia.
2. Phong trào công nhân.
- Nguyên nhân: do ảnh hưởng của phong trào công nhân thế giới.
- Diễn biến: 
+ 1922, công nhân viên chức sở công thương Bắc kì đấu tranh đòi nghie ngày chủ nhật có trả lương.
+ 1924 diễn ra nhiều cuộc bãi công của công nhân ở nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
+ Tháng 8/ 1925, công nhân Ba Son bãi công để gián tiếp ngăn cản tàu chiến Pháp chở viện binh sang đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân và thủy thủ Trung Quốc. 
- Nhận xét:
+ Phong trào diến ra vẫn tự phát, chưa có tổ chức lãnh đạo và mới chỉ hướng tới mục tiêu đòi quyền lợi.
+ Cuộc bãi công của công nhân Ba Son đánh dấu bước chuyển biến mới trong phong trào công nhân vì nó được lãnh đạo bởi tổ chức Công hội. Ngoài mục tiêu đòi quyền lợi, phong trào đã hướng tới mục tiêu chính trị đó là tinh thần đoàn kết với phong trào công nhân trên thế giới.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Trình bày diễn biến phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Phong trào công nhân giai đoạn 1919 – 1925 có đặc điểm như thế nào?
2. Vì sao nói: cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son tháng 8 năm 1925 đánh dấu bước ngặt trong phong trào công nhân nước ta giai đoạn 1919 – 1925?
NỘI DUNG III. HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI 
1919 – 1925
A/ KHÁI QUÁT KIẾN THỨC
I/ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp.
- 18/06/1919, đưa bản yêu sách đến Hội nghị Véc – xai để đòi chính phủ Pháp thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng và tự quyết của dân tộc Việt Nam.
Ý nghĩa: bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn với nhân dân pháp, nhân dân các nước thuộc địa và nhân dân An Nam.
- 7/1920, đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương của Lê – nin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. 
Ý nghĩa: Người đã tìm thấy con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đó là con đường cách mạng vô sản.
- 12/1920, NAQ tham dự Đại hội Đảng xã hội Phps họp ở Tua. Tại đây Người đã bỏ phiếu tán thành Đảng XH Pháp gia nhập Quốc tế thứ ba. Cũng trong năm 1920, Người đã tham gia sáng lập và trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Pháp.
Ý nghĩa: Đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động của Người: từ một người yêu nước, NAQ đã tin theo Lê – nin, đứng về QT thứ ba và trở thành người chiến sĩ cộng sản.
- 1921, tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các nước thuộc địa
- Từ 1921 – 1923, NAQ viết nhiều sách báo như: Làm chủ bút báo Người cùng khổ, viết Bản án chế độ thực dân Pháp, sáng tác vở kịch Con rồng tre Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam.
Ý nghĩa: Đã thức tỉnh nhân dân An Nam và truyền bá CN Mác – Lê – nin vào trong nước.
II/ Hoạt đông của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô.
- 6/1923, tham dự Hội nghị quốc tế nông dân và được bầu vào ban chấp hành.
- 1924, dự Đại hội V, QTCS
- Ở lại Liên Xô một thời gian để học tập và nghiên cứu CN Mác – Lê – nin.
Ý nghĩa: những HĐ trên của NAQ là bước chuẩn bị quan trọng về nền tảng tư tưởng cho sự thành lập chính đảng vô sản sau này.
III/ Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc.
- Cuối 1924, NAQ về Trung Quốc. 
- 6/1925, NAQ tập hợp những thanh niên yêu nước Việt Nam tại Trung Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên với tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
- Hoạt động của Hội VNCMTN:
+ Mở lớp chính trị để huấn luyện cán bộ CM. NAQ trực tiếp lên lớp giảng bài. Các bài viết của Người sau này được tập hợp lại và in thành cuốn “Đường Kachs mệnh”
+ 1927, xuất bản báo Thanh niên để chuyển về nước.
+ Đầu năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hóa”
Ý nghĩa: Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên và huấn luyện cán bộ cách mạng là bước chuẩn bị quan trọng về tổ chức để tiến thành lập Đảng.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1919 – 1925. Ý nghĩa của những hoạt động này? Trong những hoạt động đó, hoạt động nào là quan trọng nhất? Tại sao?
2. Bằng những sự kiện lịch sử, hãy chứng tỏ rằng: Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực chuẩn bị nền tảng tư tưởng và tổ chức để tiến tới thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
Hướng dẫn: 
* Mở bài: Nêu lại nhận định trên.
* Thân bài: 
- Sự chuẩn bị của Nguyễn Ái Quốc về nền tảng tư tưởng cho việc thành lập Đảng:
- Sự chuẩn bị về tổ chức.
* Kết bài: 
Khẳng định: Với sự chuẩn bị tích cực của NAQ, CN Mác – Lê – nin đã được truyền bá vào Việt Nam. Với nền tảng tư tưởng này cùng với hoạt động của Hội VNCMTN, đến năm 1929, ở Việt Nam đã ra đời ba tổ chức cộng sản. Đây là cơ sở tiến tới thành lập Đảng cộng sản.
Lưu ý: Mở bài, cần dẫn dắt nhưng phải ngắn gọn. Phần thân bài: phải kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật ý đinh của Nguyễn Ái Quốc sẽ phải thành lập chính đảng vô sản ở Việt Nam .
NỘI DUNG IV. CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN RA ĐỜI
A/ KHÁI QUÁT KIẾN THỨC
I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam
1. Diễn biến.
* Phong trào công nhân.
- Trong hai năm 1926 – 1927, liên tiếp nổ ra các cuộc bãi công của công nhân như: CN nhà máy sợi Nam Định, đồn điền cao su Cam Tiêm, Phú Riềng, đồn điền cà phê Ray – na Thái Nguyên, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy diêm, nhà máy cưa Bến Thủy...
* Phong trào của các giai cấp, tầng lớp khác.
Phong trào nông dân, Tiểu tư sản cũng diễn ra và kết thành một làn sóng mạnh mẽ.
2. Bước tiến mới.
- Phong trào đã lan rộng trên phạm vi toàn quốc, có tính thống nhất, liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương. Các cuộc bãi công chủ yếu hướng tới mục tiêu chính trị.
3. Ý nghĩa của phong trào.
- Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào là điều kiện thúc đẩy sự ra đời của các tổ chức cách mạng nhằm lãnh đạo phong trào.
II. Tân Việt Cách mạng đảng.
1. Lí do thành lập.
- Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, phong trào dân tộc, dân chủ phát triển mạnh đòi hỏi phải có tổ chức lãnh đạo. Một số SV Trường CĐSP Đông Dương đã thành lập Hội phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7/ 1928 lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng.
2. Thành phần, địa bàn hoạt động.
- Tân Việt tập hợp những trí thức trẻ và thanh niên yêu nước. Chủ yếu hoạt động ở Trung Kì.
3. Khuynh hướng tư tưởng
- Do ra đời từ phong trào dân tộc dân chủ nên Tân Việt đi theo khuynh hướng cách mạng Dân chủ tư sản.
- Khi hoạt động của Hội VNCMTN được đẩy mạnh, CN Mác – Lê – nin được truyền bá vào Việt Nam, phần lớn đảng viên của Tân Việt đã đi theo khuynh hướng CM vô sản, nội bộ Tân Việt bị phân hóa.
III. Ba tổ chức cộng sản ra đời
1. Nguyên nhân.
- Cuối 1928, đầu 1929, phong trào Dân tộc dân chủ đặc biệt là phong trào công nhân theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh đòi hỏi phải có tổ chức cộng sản để lãnh đạo phong trào.
2. Sự thành lập.
* Đông Dương Cộng sản đảng.
- Tháng 3/ 1929, một số hội viên của Hội VNCMTN ở Bắc Kì đã thống nhất thành lập Chi bộ Đảng để tiến tới thành lập một Đảng Cộng sản để thay thế cho Hội VNCMTN.
- Tại đại hội lần thứ nhất của Hội VNCMTN (5/1929), đoàn đại biểu Bắc Kì kiến nghị thành lập Đảng Cộng sản nhưng không được chấp nhận, đoàn đại biểu bắc kì bỏ đại hội ra về. Đến 17/06/1929 thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua tuyên ngôn, Điều lệ, ra báo búa liềm làm cơ quan ngôn luận.
* An Nam Cộng sản đảng
- 8/1929, những hội viên của Hội VNCMTN ở Nam Kì và Trung Quốc thành lập An Nam Cộng sản đảng.
* Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
- 9/1929, những hội viên tiên tiến chịu ảnh hưởng của Hội VNCMTN đã tách khỏi Tân Việt CMĐ thành lập Đông Dương Cộng sản đảng.
3. Ý nghĩa.
Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản là bước tiến mới của phong trào cách mạng Việt Nam. Sự ra đời này chứng tỏ phong trào cách mạng đã phát triển mạnh mẽ. Ba tổ chức cộng sản ra đời bước đầu sẽ lãnh đạo phong tròa đi theo đúng khuynh hướng vô sản, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ hơn.
4. Hạn chế.
- Ba tổ chức cộng sản ra đời nhưng hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau sẽ gây mất đoàn kết trong nội bộ những người cộng sản vì thế sẽ bất lợi cho cách mạng Việt Nam.
B. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VÀ NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
1. Phong trào công nhân 1926 – 1927 có bước phát triển như thế nào so với phong trào công nhân 1919 – 1925? Nêu dẫn chứng minh họa?
2. Trình bày sự ra đời, khuynh hướng hoạt động của Tân Việt Cách mạng đảng.
3. Trình bày lí do, sự thành lập ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam trong năm 1929. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản tác động như thế nào đến cách mạng Việt Nam? Vì sao tổ chức cộng sản đầu tiên lại được thành lập ở Bắc Kì?
NỘI DUNG V. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
A/ KHÁI QUÁT KIẾN THỨC
I. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
1. Lí do dẫn đến Hội nghị.
Ba tổ chức cộng sản ra đời ở Việt Nam trong năm 1929 đã thúc đẩy phong trào công nông phát triển mạnh mẽ. Nhưng, do hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau sẽ gây nên sự chia rẽ vì thế sẽ bất lợi cho cách mạng Việt Nam.
 Yêu cầu bức thiết lúc này là phải thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất.
Với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, NAQ đã triệu tập đại biểu của ba tổ chức để thống nhất thành một đảng duy nhất.
2. Nội dung Hội nghị
- Hội nghị họp từ 6/01/1930 tại Hương Cảng – Quảng Châu – Trung Quốc, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tại Hội nghị đã thông qua những nội dung:
+ Tán thành thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Thông qua Chính cương, Điều lệ, Sách lược vắn tắt do NAQ soạn thảo ( Sau này gọi là cương lĩnh chính trị)
+ Nguyễn Ái Quốc ra lời kêu gọi các tầng lớp trong xã hội ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam.
3. Ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng
Hội nghị có ý nghĩa như một đại hội thành lập Đảng.
4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng.
- Là người triệu tập và chủ trì Hội nghị. Chỉ có Nguyễn Ái Quốc mới có đủ uy tín để triệu tập các đại biểu
- Trực tiếp soạn thảo Chính cương, Điều lệ, Sách lược vắn tắt 
II. Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
- Đảng ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ n

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap hoc sinh gioi lop 9 mon Lich su.doc