Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án)

Câu 1. (2,0 điểm)

 Sự ra đời những lực lượng xã hội mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đánh giá khả năng cách mạng của các lực lượng đó.

Câu 2. (2,0 điểm)

 Qua việc xuất hiện và phát triển của thời cơ cho cách mạng Việt Nam để giành chính quyền năm 1945. Em hãy:

 a. So sánh chủ trương đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông Dương qua hai thời điểm tháng 3 năm 1945 và tháng 8 năm 1945.

 b. Bài học cho quá trình xây dựng đất nước hiện nay.

 

doc13 trang | Chia sẻ: thúy anh | Ngày: 11/05/2023 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2,0 điểm)
a. Mục tiêu đấu tranh là tránh đương đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc đã được Đảng và Chính phủ ta thực hiện như thế nào trong việc giữ chính quyền từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946?
1,0
- Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946, Đảng ta có chủ trương, sách lược đối phó với quân Tưởng và Pháp như sau.
- Trước ngày 6-3-1946: ta chủ trương hòa hoãn với quân Tưởng ở miền Bắc, mà kháng chiến chống Pháp ở miền Nam.
- Từ ngày 6-3-1946: ta lại chủ trương quay sang hòa hoãn với Pháp và kí Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, để mượn quân Pháp đuổi nhanh quân Tưởng ra khỏi nước ta.
=> Chủ trương của Đảng và Chính phủ thể hiện sự mềm dẻo về sách lược nhưng cứng rắn về nguyên tắc..
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Bài học rút ra cho bản thân.
1,0
- Phải biết nắm bắt tình hình thế giới và trong nước, từ đó đưa ra cho mình những quyết sách phù hợp. đấu tranh khôn khéo, mềm dẻo.
- Không nên đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc, phải biết dùng kẻ thù để loại bỏ kẻ thù
0,5
0,5
Câu 4. (2,0 điểm) 
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện và con đường phát triển kinh tế của Liên Xô và Mĩ có gì khác nhau? Nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước này sau chiến tranh.
4
(2,0 điểm)
a. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện và con đường phát triển kinh tế của Liên Xô và Mĩ có gì khác nhau? 
1,0
- Điều kiện phát triển . 
+ Liên Xô: CTTG II kết thúc, Liên Xô là nước thắng trận, đất nước bị chiến tranh tàn phá, nên thiệt hại nặng nề về người và của.....Liên xô bị Mĩ bao vây cấm vận.
+ Mĩ: CTTG II kết thúc, Mĩ thu được lợi nhuận lớn nhờ chiến tranh với 114 tỉ USD, đất nước không bị chiến tranh tàn phá, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
- Con đường phát triển.
+ Liên Xô: Sau CTTG II, Liên Xô tiếp tục phát triển theo con đường XHCN, thực hiện các kế hoạnh 5 năm phát triển kinh tế
+ Mĩ: Sau CTTGII, Mĩ phát triển theo con đường TBCN....
0,25
0,25
0,25
0,25
b. Nhận xét về sự phát triển kinh tế và địa vị quốc tế của hai nước này sau chiến tranh.
1,0
- Tuy điều kiện và con đường phát triển kinh tế của Liên Xô và Mĩ sau CTTGII là khác nhau, nhưng cả hai nước đều trở thành cường quốc kinh tế và đứng đầu hai phe XHCN và TBCN
- Hai nước trở thành trụ cột của trật tự hai cực I-an-ta, chi phối mối quan hệ quốc tế sau CTTGII.
0,5
0,5
Câu 5. (2,0 điểm) 
Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển từ đồng minh chống phát xít sang thế đối đấu nhau? Biểu hiện nổi bật nhất của sự đối đầu đó là gì?
5
(2,0 điểm)
a. Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển từ đồng minh chống phát xít sang thế đối đầu nhau
1,5
- Trong CTTGII, Mĩ và Liên Xô là đồng minh chống lại chủ nghĩa phát xít.
- Sau CTTGII, Mĩ và Liên Xô đã chuyển từ đồng minh chống phát xít sang thế đối đầu nhau, mâu thuẫn gay gắt vì mỗi nước có mục tiêu, chiến lược khác nhau: 
+ Mĩ tiến hành đàn áp cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc, tìm cách thủ tiêu các nước XHCN, mưu đồ bá chủ thế giới
+ Liên Xô ủng hộ phong trào giải phóng của các dân tộc trên thế giới, giúp đỡ các nước XHCN, duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
0,25
0,25
0,5
0,5
b. Biểu hiện nổi bật nhất của sự đối đầu đó là gì?
0,5
- Biểu hiện nổi bật nhất của sự đối đầu đó là tình trạng “Chiến tranh lạnh” giữa hai phe TBCN và XHCN do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe.
0,5
---------------Hết----------------
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
BIÊN BẢN TỔ HỢP VÀ PHẢN BIỆN ĐỀ THI
Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2015 – 2016
Hôm nay, ngày 23 tháng 3 năm 2016
Tại Sở giáo dục và Đào tạo Hải Dương
1. Ông :ĐÀO XUÂN TRƯỜNG – GV trường THPT Quang Trung
Đã tiến hành tổ hợp đề thi môn Lịch Sử, kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2015 – 2016 dựa trên ngân hàng đề như sau:
Câu 
Ngân hàng đề
Điều chỉnh
1
Câu 1- Đề số 4
Có điều chỉnh
đáp án
2
Câu 2- Đề số 9
Có bổ sung, điều chỉnh
đáp án
3
Câu 3- Đề số 5
Có bổ sung
đáp án
4
Câu 4- Đề số 6
Có bổ sung, điều chỉnh
đáp án
5
Câu5 - Đề số 8
Có điều chỉnh
đáp án, biểu điểm
Người tổ hợp đề thi
1. Đào Xuân Trường............................................
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------
BIÊN BẢN TỔ HỢP VÀ PHẢN BIỆN ĐỀ THI
Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2015 – 2016
Hôm nay, ngày 23 tháng 3 năm 2016
Tại Sở giáo dục và Đào tạo Hải Dương
Chúng tôi gồm có:
1. Ông: ĐÀO XUÂN TRƯỜNG – GV trường THPT Quang Trung
 2. Ông:NGUYỄN THẾ QUANG - GV trường THCS Phú Thái 
Đã tiến hành tổ hợp đề thi môn Lịch sử, kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 năm học 2015 – 2016 dựa trên ngân hàng đề như sau:
Câu 
Ngân hàng đề
Điều chỉnh
1
Câu 1- Đề số 4
Có điều chỉnh câu hỏi,
đáp án
2
Câu 2- Đề số 9
Có điều chỉnh câu hỏi,
đáp án
3
Câu 3- Đề số 5
Có điều chỉnh câu hỏi,
đáp án
4
Câu 4- Đề số 6
Có điều chỉnh câu hỏi,
đáp án
5
Câu 5 - Đề số 8
Có điều chỉnh câu hỏi,
đáp án
Người tổ hợp đề thi
1. Đào Xuân Trường............................................
2. Nguyễn Thế Quang.........................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
 KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH 
LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN THI: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể giao đề)
Đề thi gồm 05 câu, 01 trang
Câu 1. (2,0 điểm) 
	Vì sao triều Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5 - 6 - 1862? Nội dung Hiệp ước và nhận xét.
Câu 2. (2,0 điểm) 
	 Sự khác nhau cơ bản về chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng ta trong hai giai đoạn 1936 – 1939 và 1939 – 1945 là gì? Tại sao có sự khác nhau đó?
Câu 3. (2,0 điểm) 
	 Kể tên ba chiến dịch lớn của quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Vì sao?
Câu 4. (2,0 điểm) 
	Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết khu vực? Nêu các mốc thời gian liên kết của khu vực này.
Câu 5. (2,0 điểm) 
Thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật từ năm 1945 đến nay. Cuộc cách mạng này đã tạo ra thời cơ và thách thức như thế nào đối với đất nước ta hiện nay?
 ---------------Hết----------------
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm
 Họ và tên thí sinh: .... SBD:..................................
 Giám thị 1: ...................................Giám thị 2: ...........................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
HẢI DƯƠNG
ĐỀ DỰ BỊ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI 
MÔN: LỊCH SỬ 9
(Hướng dẫn gồm 05 câu, 04 trang)
Câu 1. (2,0 điểm) 
	Vì sao triều Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5 - 6 - 1862? Nội dung Hiệp ước và nhận xét.
Câu
Hướng dẫn chấm
 Điểm
1
(2,0 điểm)
a. Vì sao triều Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất ngày 5 - 6 -1862?
- Triều Nguyễn bất lực trước tình hình, muốn nhân nhượng với thực dân Pháp để rảnh tay đối phó vứi phong trào nổi dậy của nhân dân trong nước.
- Muốn bảo vệ quyền lợi của dòng họ nên đã kí Hiệp ước
0.25
0.25
b. Nội dung cơ bản của Hiệp ước 
- Triều đình thừa nhận sự cai quản của thực dân Pháp đối với ba tỉnh miền Đông Nam kì......
- Mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên, cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo.
- Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
- Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều Nguyễn khi nào triều đình buộc dân chúng ngừng kháng chiến.
0.25
0.25
0.25
0.25
c. Nhận xét
- Đây là hiệp ước bán nước đầu tiên của triều Nguyễn cắt ba tỉnh miền Đông Nam kì cho Pháp.
- Thể hiện thái độ nhu nhược, cách nhìn thiển cận của triều Nguyễn làm cho phong trào kháng chiến của nhân dân ta phát triển mạnh mẽ
0.25
0.25
Câu 2. (2,0 điểm) 
	 Sự khác nhau cơ bản về chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng ta trong hai giai đoạn 1936 – 1939 và 1939 – 1945 là gì? Tại sao có sự khác nhau đó?
Câu
Hướng dẫn chấm
 Điểm
2
(2,0 điểm)
a Sự khác nhau cơ bản về chiến lược, sách lược cách mạng của Đảng ta trong hai giai đoạn 1936 – 1939 và 1939 – 1945 là gì?
- Sự khác nhau cơ bản là:
+ Giai đoạn 1936-1939: Đảng ta đưa ra chủ trương đòi quyền dân chủ lên hàng đầu.
+ Giai đoan 1939-1945: Đảng ta đưa ra chủ trương đấu tranh giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
0.25
 0.25
b. Tại sao có sự khác nhau đó?
- Giai đoạn 1936-1939: 
+ Chủ nghĩa phát xít ra đời đe dọa nền hòa bình và an ninh thế giới, Quốc tế cộng sản tiến hành Đại hội lần thứ VII (1935) xác định kẻ thù của thế giới là chủ nghĩa phát xít và chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.....để chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Năm 1936, Mặt trận nhân Pháp nên cầm quyền đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho các nước thuộc địa...
+ Trong nước bọn cầm quyền phản động ở Đông vẫn tiếp tục thi hành chính sách bóc lột, vơ vét, khủng bố và đàn áp....
- Giai đoạn 139-1945:
+ Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ...
+ Tại Đông Dương: Nhật vào Đông Dương, cấu kết với thực dân Pháp thống trị, bóc lột và đàn áp nhân dân ta. Mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt, yêu cầu giải phóng dân tộc trở nên bức thiết.
0.25
0.25
0.25
0.25
0,5
Câu 3. (2,0 điểm) 
	 Kể tên ba chiến dịch lớn của quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Vì sao?
Câu
Hướng dẫn chấm
 Điểm
3
(2,0 điểm)
a. Kể tên ba chiến dịch lớn của quân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954).
- Chiến dịch Việt Bắc-Thu Đông (1947).
- Chiến dịch Biến giới-Thu Đông (1950).
- Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954)
0.25
0.25
0.25
b. Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp? Vì sao?
- Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vì:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va, giáng một đoàn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
+ Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạ

File đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_tinh_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_201.doc
Giáo án liên quan