Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 7

Câu1:Trình bày diễn biến, chiến thắng Tốt động- Chúc Động và chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang? Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 2: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Lê Sơ. So sánh với thời Lí Trần rồi nhận xét?

Câu 3: Tổ chức quân đội và pháp luật thời Lê Sơ.?

Câu 4: Tình hình kinh tế- xã hội thời Lê sơ?

Câu 5: Những thành tựu văn hóa , giáo dục và khoa học kĩ thuật thời Lê Sơ? Kể những danh nhân văn hóa thời Lê Sơ?

Câu 6: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều và Chiến tranh Trịnh – Nguyễn?

 Câu 7: Tình hình kinh tế- văn hoá thế kỉ XVI- XVIII?

Câu 8: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài ( nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa)

Câu 9: Lập niên biểu phong trào Tây Sơn từ 1771- 1789? Nêu vai trò của Quang Trung?

Câu 10: Trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút và Ngọc Hồi- Đống Đa? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn?

Câu 11: Những việc làm của Quang Trung để xây dựng đất nước?

Câu 12: Nhà Nguyễn xây dựng chính quyền phong kiến như thế nào? Vì sao kinh tế thời nhà Nguyễn bị sa sút?

Câu 13: Các cuộc nổi dậy thời Nhà Nguyễn ( Tên, thời gian, vùng đất hoạt động) ?

Câu 14: Những thành tựu văn hóa – nghệ thuật, và giáo dục. khoa học kĩ thuật thời Nguyễn?

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Lịch sử Lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m Á lúc bấy giờ.
Câu 5: Những thành tựu văn hóa , giáo dục và khoa học Nghệ thuật thời Lê Sơ? Kể những danh nhân văn hóa thời Lê Sơ?
1. Tình hình giáo dục và khoa cử:
- Giáo dục:
 + Dựng Quốc Tử Giám ở Thăng Long
 + Mở trường họcở các đạo phủ, mở khoa thi chọn quan lại.
 + Nho giáo chiếm địa vị độc tôn, Phật giáo hạn chế.
- Khoa cử: tổ chức thi cử chặt chẽ qua 3 kì thi: Hương - hội - đình.
- Thi đỗ được làm quan, ban áo mũ, khắc tên vào bia đá
- Kết quả: Từ 1428 - 1527: tổ chức 26 khoa thi tiến sĩ, đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên
* Giáo dục và thi cử thời Lê sơ qui củ, chặt chẽ, đào tạo nhiều quan lại trung thành, phát hiện nhiều nhân tài phục vụ đất nước.
2. Văn học - khoa học - nghệ thuật:
 a, Văn học: 
 - Văn học chữ Hán được duy trì.
 - Văn học chữ Nôm giữ 1 vị trí quan trọng.
 - Nội dung: Lòng yêu nước, tự hào dân tộc sâu sắc, khí phách anh hùng của dân tộc
 b, Khoa học:
 - Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục
 - Địa lý học: Hồng Đức bản đồ, Dư Địa Chí
 - Y học: Bản thảo thực vật toát yếu
 - Toán học: Đại thành toán pháp
 c, Nghệ thuật: 
 - Nghệ thuật sân khấu: Ca múa, chèo nhanh chóng phục hồi và phát triển.
 - Kiến trúc - điêu khắc: Thể hiện qua lăng tẩm, cung điện Lam Kinh
E Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật cao
 3- Danh nhân văn hoá thời Lê Sơ:
 1-Nguyễn Trãi (1380 – 1442): 
- Nguyễn Trãi là nhà chính trị, quân sự tài ba, anh hùng dân tộc và là danh nhân văn hoá thế giới.
- Đóng góp : tác phẩm Quân Trung Từ Mệnh Tập, Bình Ngô Đại Cáo, Dư Địa Chí
- Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại. Cả đời ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước thương dân.
2. Lê Thánh Tông(1442 -1497) :
- Là vị vua anh minh, tài năng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự là nhà văn thơ nổi tiếng của dân tộc.
- Đóng góp: Sáng lập hội Tao Đàn
- Tác phẩm: Quỳnh Uyển Cửu Ca, Văn minh cổ suý, Hồng đức quốc âm thi tập
-Thơ văn ông chứa đựng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc sâu sắc.
3. Ngô Sĩ Liên ( thế kỉ XV):
- Là nhà sử học nổi tiếng của nước ta thế kỉ XV, đỗ tiến sĩ và đảm nhiệm chức vụ trong triều đình.
- Đóng góp: Tác phẩm Đại Việt Sử Kí Toàn Thư (15 quyển).
4.Lương Thế Vinh(1442 - ?)
- Là người học rộng, tài cao, là nhà toán học nổi tiếng thời Lê sơ.
- Đóng góp: Tác phẩm “ Đại thành toán pháp, thiền môn giáo khoa ( phật học).
Câu 6: Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc Triều và Chiến tranh Trịnh – Nguyễn?
a. Chiến tranh Nam - Bắc triều (1533 -1592):
 - Mạc Đăng Dung vốn là võ quan, đã tiêu diệt các thế lực đối lập thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như tể tướng.
- 1527: Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc (Bắc triều).
- 1533: Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa cùng cựu thần lập vua Lê chống lại nhà Mạc (Bắc triều).
- Hậu quả: Nhân dân bị đói khổ, đất nước bị chia cắt.
b. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài: 
- 1545: Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay nắm toàn bộ binh quyền hình thành thế lực họ Trịnh.
- 1558: Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Quảng, xây dựng co sở đối đầu với họ Trịnh.
- Đất nước chia cắt thành Đàng Trong - Đàng Ngoài.
* Hậu quả: Đất nước bị chia cắt.
+ Đàng ngoài: “ vua Lê- chúa Trịnh”
+ Đàng trong: Chúa Nguyễn.
- ND khổ cực triền miên.
- XH và kinh tế bị kìm hãm lâu dài.
Câu 7: Tình hình kinh tế- văn hoá thế kỉ XVI- XVII 
I- Kinh tế:
a. Nông nghiệp : 
- Đàng ngoài : Do các cuộc chiến tranh Năm- Bắc triều đã phá hoại nghiêm trọng nền sản xuất nông nghiệp.
- Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và khai hoang.
- Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.
- Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa đói kém xảy ra dồn dập, nhân dân đi phiêu tán.
- Đàng Trong: 
Chúa Nguyễn tổ chức đi khai hoang, cung cấp lương ăn, nông cụ, thành lập làng ấp mới, khắp vùng Thuận- Quảng. 
- Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đi kinh lí phía Nam đặt phủ Gia Định.
- Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên nông nghiệp phát triển nhanh nhất là đồng bằng sông Cửu Long.
b. Sự phát triển nghề thủ công và buôn bán :
- Thủ công nghiệp:
Xuất hiện nhiều làng thủ công nổi tiếng : Gốm Thổ Hà (Bắc Giang), Bát Tràng (Hà Nội), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), dệt La Khê ( Hà Nội) làm đường mía (Quảng nam)→ mở rộng và phát triển .
- Thương nghiệp : Buôn bán phát triển nhất ở vùng đồng bằng và ven biển. Xuất hiện nhiều đô thị.
+ Đàng Ngoài: Thăng Long ( Hà Nội) Phố Hiến ( Hưng Yên)..
+ Đàng Trong: Thanh Hà( Thừa Thiên- Huế) Hội An, ( Quảng Nam) Gia Định( Thành phố Hồ Chí Minh)
- Buôn bán nước ngoài rất phát triển (XVII).thương nhân Châu Á, Châu Âu đến Hội An, Phố Hiến buôn bán tấp nập.
- Về sau chúa Trịnh và chúa Nguyễn hạn chế buôn bán với nước ngoài nên nửa thế kỉ XVIII đô thị bị suy tàn dần.
II Văn hoá:
a. Tôn giáo : 
- Nho giáo được đề cao .
- Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi nhưng bị hạn chế .
 - Đạo Thiên Chúa giáo mới du nhập vào TK XVI – XVII không hợp với cách cai trị của chúa Trịnh- Nguyễn nên bị ngăn cấm nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách truyền đạo .
- Sinh hoạt văn hoá truyền thống trong nhân dân vẫn còn duy trì , đa dạng, phong phú, thể hiện tình yêu quê hương đất nước ..
b. Sự ra đời chữ Quốc ngữ :
- Hoàn cảnh :XVII, một giáo sĩ phương Tây ( A- lết- xăng-đo – Rốt) dùng chữ cái La-tinh ghi âm Tiếng Việt để truyền đạo Thiên chúa Þ chữ Quốc ngữ ra đời .
- Chữ Quốc ngữ khoa học, tiện lợi, dễ phổ biến .
c. Văn học và nghệ thuật dân gian : 
a/ Văn học :
 * Văn học chữ Hán chiếm ưu thế 
 * Văn học chữ Nôm ↑ hơn trước (Thiên Nam ngữ lục ).( 8000 câu)
 Tiêu biểu : Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ 
 + Nội dung : Hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội.
 * Văn học dân gian ↑: truyện nôm dài khuyết danh, truyện Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, truyện tiếu lâm 
 + Tác phẩm : Nhị Độ Mai, Thạch Sanh, Phân Trần...
b/ Nghệ thuật: dân gian: đa dạng, phong phú được phục hồi và phát triển
 Nghệ thuật điêu khắc : đơn giản, dứt khoát, tinh vi ( tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay)
Nghệ thuật sân khấu : múa trên dây, múa đèn, ảo thuật , hát chèo, hát tuồng, hát ả đào..
Câu 8: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài ( nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa)
a.Nguyên nhân khởi nghĩa: 
- Giữa thế kỉ XVIII : chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp.
 + Vua Lê chỉ là bù nhìn.
 + Chúa Trịnh nắm mọi quyền hành, ăn chơi xa xỉ, bóc lột nhân dân 
 + Quan lại đục khoét nhân dân
 + Địa chủ cường hào cướp ruộng đất. 
- SX NN : đình đốn (hạn hán, mất mùa, vỡ đê ) -Công thương nghiệp sa sút
→ đời sống nhân dân đói khổ, phiêu tán khắp nơi nổi dậy đấu tranh.
b- Diễn biến:
 - Trong khoảng 30 năm của thế kỉ XVIII, khắp đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh – Nghệ tĩnh diễn ra hàng chục cuộc khởi nghĩa.
- KN : Nguyễn Dương Hưng ( 1737) Sơn Tây.
- KN: Nguyễn Danh Phương ( 1740 1751) Ở Sơn Tây, sau lan rộng ra Thái Nguyên, Tuyên Quang...
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741- 1751) Đồ Sơn ( Hải Pghòng), sau đó lan ra kinh Bắc, uy hiếp Thăng Long rồi xuống Sơn Nam và Thanh Hoá- Nghệ An.
- KN: Hoàng Công Chất ( 1739- 1769) Sơn Nam, sau chuyển lên Tây Bắc.
* Khởi nghĩa lần lượt bị thất bại. Cac thủ lĩnh đều bị xử tử.
* Ý nghĩa :
 - Nêu bật ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền. 
- Góp phần làm cho cơ đồ họ Trịnh lung lay.
- Tạo điều kiện cho nnghĩa quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc
Câu 9: Lập niên biểu phong trào Tây Sơn từ 1771- 1789? Nêu vai trò của Quang Trung?
Thời gian 
Quá trình đặt nền tảng thống nhất quốc gia 
- 1771
- Dựng cờ khởi nghĩa 
- 1777
- Bắt chúa Nguyễn . Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong 
- 1785
- Đánh tan 5 vạn quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút
- 1786
- Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài .
- 1789
- Đại phá 29 vạn quân Thanh 
- 1789 -1792
- Xây dựng chính quyền, thi hành nhiều chính sách cải cách tiến bộ cho đất nước .
b. Vai trò của Quang Trung:
- Lật đổ được các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn-Trịnh-Lê.
- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, lập lại nền thống nhất quốc gia.
-Đánh bại quân xâm lược Xiêm Thanh giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc.
 - Xây dựng chính quyền, thi hành nhiều chính sách kinh tế văn hoá và các cải cách tiến bộ cho đất nước .
Câu 10: Trình bày diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút và Ngọc Hồi- Đống Đa? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của phong trào Tây Sơn?
1. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút (1785) :
 a- Hoàn cảnh : 
- Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm . Năm 1784, 5 vạn quân Xiêm theo hai đường thuỷ bộ tấn công vào Gia Định và gây nhiều tội ác với nhân dân..
b- Diễn biến : 
- Tháng 1- 1785 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định và bố trí trận địa ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút ( Châu Thành Tiền Giang) để nhử quân địch. Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết lưu vong sang Xiêm.
c- Kết quả: Quân Xiêm bị đánh tan, rút quân về nước.
d- Ý nghĩa:
- Chiến thắng Rạch Gầm,Xoài Mút là trận thuỷ chiến lớn nhất và lẫy lừng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn đã phát triển lên trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc
2- Chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa:
 Đêm 30 Tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu ( sông Đáy), tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu. Mờ sáng mồng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy toán loạn. Cùng lúc đó đạo quân của đô đốc Long đánh đồn đống đa, tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị bàng hoàng cùng một sos võ quan vượt sông nhị ( Sông Hồng ) sang Gia Lâm. Trưa mồng Năm Tết, Quyang Trung cùng đoàn quân Tây Sơn chiến thắng kéo vào thành Thăng Long.
3-Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn:
a- Nguyên nhân thắng lợi:
 - Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết hy sinh cao cả của nhân dân ta.
 - Nhờ sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
b- Ý nghĩa :

File đính kèm:

  • docĐề cương sử 7 KÌII.doc
Giáo án liên quan