Đề Cương Ôn Tập Học Kỳ I Môn Lịch Sử 10

I. XÃ HỘI CỔ ĐẠI:

 A. Xã hội cổ đại phương đông.

Câu 1: Giải thích quá trình hình thành nhà nước, cơ sở, nguyên nhân quá trình hình thành nhà nước sớm ở phương đông?

 Cô sôû hình thaønh : Söï phaùt trieån cuûa saûn xuaát daãn tôùi söï phaân hoùa giai caáp, töø ñoù nhaø nöôùc ra ñôøi.

 Nguyên nhân hình thành: Do nhu caàu saûn xuaát vaø trò thuûy, laøm thuûy lôïi neân ngöôøi ta ñaõ soáng quaàn tuï thaønh nhöõng trung taâm quaàn cö lôùn vaø gaén boù vôùi nhau trong toå chöùc coâng xaõ . Nhôø ñoù nhaø nöôùc sôùm hình thaønh .

Câu 2: Nêu đặc điểm, điều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương đông?

 Điều kiện tự nhiên :

-Thuận lợi: Đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất và sinh sống.

 -Khó khăn: Dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

 Kinh tế:

- Nghành chính:Nông nghiệp

 -Hỗ trợ: Chăn nuôi, thủ công nghiệp, trao đổi sản phẩm

 Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương đông:

 - Chế độ chuyên chế cổ đại

 + Quá trình hình thành nhà nước là từ các liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi nên quyền hành tập trung vào tay nhà vua tạo nên chế độ chuyên chế cổ đại.

Câu 3: Nêu vai trò, địa vị của các giai cấp trong xã hội cổ đại phương đông? Thế nào là chế độ chuyên chế cổ đại?

 Vai trò, địa vị của các giai cấp trong xã hội cổ đại phương đông:

 - Nông dân công xã: Chiếm số đông trong xã hội, ở họ vừa tồn tại "cái cũ", vừa là thành viên của xã hội có giai cấp. Họ tự nuôi sống bản thân và gia đình, nộp thuế cho nhà nước và làm các nghĩa vụ khác.

 - Quí tộc: Gồm các quan lại ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.

 - Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.

 

doc6 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1310 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Ôn Tập Học Kỳ I Môn Lịch Sử 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ở địa phương, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi tôn giáo. Họ sống sung sướng dựa vào sự bóc lột nông dân.
 - Nô lệ: Chủ yếu là tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ hoặc bị phạm tội. Họ phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quí tộc. Cùng với nông dân công xã họ là tầng lớp bị bóc lột trong xã hội.
Chế độ chuyên chế cổ đại:
 - Chế độ nhà nước do vua đứng đầu, có quyền lực tối cao và một bộ máy quan liêu giúp việc thừa hành, thì được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại.
Câu 4: Trình bày các thành tựu văn hóa cổ đại phương đông?
Sự ra đời của lịch và thiên văn học :
 + Gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp và trị thuỷ các dòng sông.
 + Nông lịch : một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng, tuần, ngày và mùa.
 + Biết đo thời gian bằng ánh sáng Mặt Trời ; ngày có 24 giờ.
Chữ viết :
 + Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết đây là phát minh lớn của loài người.
 + Thời gian xuất hiện chữ viết : khoảng thiên niên kỉ IV TCN.
 + Chữ tượng hình, tượng ý và tượng thanh.
 + Nguyên liệu để viết : giấy papirút, đất sét, xương thú, mai rùa, thẻ tre, lụa.
Toán học :
 + Thành tựu : phát minh ra hệ đếm thập phân, hệ đếm 60 ; các chữ số từ 1 đến 9 và số 0 ; biết các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ; tính được diện tích các hình tròn, tam giác, thể tích hình cầu, tính được số pi bằng 3,16.
 + Giá trị : là những phát minh quan trọng, có ảnh hưởng đến thành tựu văn minh nhân loại.
Kiến trúc :
 + Một số công trình kiến trúc tiêu biểu ở mỗi nước : kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà, những khu đền tháp kiểu kiến trúc Hinđu ở Ấn Độ.
 + Giá trị : là những di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng thế giới, thể hiện sức lao động và tài năng sáng tạo vĩ đại của con người.
B. Xã hội cổ đại phương tây- Hy Lạp, Rô Ma:
Câu 1: Nêu những đặc điểm của điều kiện tự nhiên, kinh tế, thể chế chính trị của Địa Trung Hải?
Điều kiện tự nhiên :
 - Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển
 - Khó khăn: đất ít và xấu, chỉ thích hợp với các loại cây lâu năm à thiếu lương thực phải nhập từ các nơi khác.
Kinh tế:
 - Thủ công nghiệp: làm đồ gốm, chế tác kim loại, làm rượu nho, dầu ôlưu, có xưởng thủ công quy mô lớn..
 - Thương nghiệp: chủ yếu thương mại đường biển, nhiều hải cảng, có thuyền lớn, xuất đi hàng thủ công. Nhập về lúa mì,thực phẩm, tơ lụa.
Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương đông: à Dân chủ chủ nô
Câu 2: Nêu vai trò của nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ?
Vai trò của nô lệ:
Lao động chính tham gia vào tất cả các ngành kinh tế
Hàng hóa kinh doanh: chợ Xác-đen-nha (Rô-ma)
Tạp dịch, hầu hạ
Câu 3: Thị quốc là gì? Nguyên nhân ra đời của thị quốc? Nêu bản chất của nền dân chủ cổ đại?
 Thị quốc là: Quốc gia lấy thành thị làm trung tâm và vùng phụ cận để hình thành một nhà nước nhỏ gọi là thị quốc.
Nguyên nhân ra đời:
 - Tình trạng đất đai phân tán nhỏ
 - Cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp
Bản chất của nền dân chủ cổ đại: là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô với nô lệ.
Câu 5: Trình bày các thành tựu văn hóa cổ đại Hy Lạp- Rô Ma? So sánh với thành tựu văn hóa cổ đại ở phương đông? Tại sao văn hóa Hy Lạp- Rô Ma phát triển cao hơn?
Các thành tựu văn hóa cổ đại Hy Lạp- Rô Ma:
Lịch và chữ viết:
 - Lịch: Cư dân cổ đại ĐTH đã tính được 1 năm có 365 ngày và 1//4 nên họ địn ra 1 tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với ngày nay
 - Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C Lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay
Sự ra đời của khoa học:
 - Chủ yếu trên các lĩnh vực: Toán, Lý, Sử, Địa
 - Khoa học đến Hy Lạp, Rô – ma mới thật sự trở thành khoa học vì: có độ chính xác của khoa học; đạt tới trình độ khái quát, thành định lý, lý thuyết và được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi
Văn học:
 - Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát)
 - Một số nhà viết kịch tiêu biểu: Sô – phốc, Ê-sin
 - Giá trị: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và tính nhân đạo sâu sắc
Nghệ thuật:
Nghệ thuật tạc tượng thần, xây dựng đến thờ thần đạt đến đỉnh cao
II. TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN:
 Câu 1: Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến?
Thế kỉ IV TCN, sản xuất phát triển:
Công cụ: sắt
Kỹ thuật mới: cày
Năng suất lao động tăng, xã hội bị phân hóa
Xã hội phân hóa:
Quý tộc à địa chủ
Nông dân công xã: Nông dân tự canh – Nông dân lĩnh canh – Địa chủ
Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành 
 Câu 2: Tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần- Hán, Đường, Minh, Thanh ?
Bộ máy nhà nước thời Tần- Hán:
Trung ương: Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái úy cùng các quan văn, võ.
Địa phương: Đứng đầu là Quan thái thú và Huyện lệnh
Bộ máy nhà nước thời Đường:
Bộ máy nhà Đường tiếp tục được củng cố từ trung ương đến địa phương làm cho bộ máy cai trị phong kiến ngày càng hoàn chỉnh. Có thêm chức Tiết độ sứ. Chọn quan lại bên cạnh việc cử con em quan lại cai quản ở địa phương còn có chế độ thi tuyển chon người làm quan.
Bộ máy nhà nước thời Minh:
Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.
Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.
Bộ máy nhà nước thời Thanh:
 Câu 3: Sự phát triển của chế độ phong kiến dưới thời Đường ?
Về kinh tế:
Nông nghiệp: chính sách quân điền, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống,... dẫn tới năng suất tăng.
Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển thịnh đạt: có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền.
 ® Kinh tế thời Đường phát triển cao hơn so với các triều đại trước.
Về chính trị:
Từng bước hoàn thiện chính quyền từ trung ương xuống địa phương, có chức Tiết độ sứ.
Tuyển dụng quan lại bằng thi cử 
Đối ngoại: đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng lãnh thổ
Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Sào khiến cho nhà Đường sụp đổ.
 Câu 4: Những biểu hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh, Thanh(nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp)?
Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong mọi lĩnh vực:
Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.
Thương nghiệp: phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.
Xuất hiện hai trung tâm kinh tế chính trị lớn: Bắc Kinh Và Nam Kinh
 Câu 5: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân Trung Quốc dưới thời phong kiến? Tác dụng của nó?
 Câu 6: Thành tựu văn hóa thời phong kiến? Những thành tựu đó ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào?
Thành tựu văn hóa thời phong kiến:
Tư tưởng:
Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến, về sau Nho giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường.
 Sử học: 
Tư Mã Thiên với bộ sử ký, đến thời Đường cơ quan biên soạn lịch sử được thành lập được gọi là sử quán 
Văn học:
Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường
Tiểu thuyết phát triển mạnh ở thời Minh - Thanh.
 Khoa học kỹ thuật: 
Đạt được nhiều thành tựu,bốn phát minh lớn như: in, làm giấy, la bàn thuốc sung.
Kiến trúc điêu khác: Vạn Lý Trường Thành, bức tượng Phật bang ngọc thạch, Lăng mộ Tần Thủy Hoàng, Cố cung Bắc Kinh,.
III. ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN:
 Câu 1: Nêu hoàn cảnh ra đời, chính sách thống trị, vị trí của vương triều Hồi giáo Đê li và vương triều Mô gôn trong lịch sử Ấn Độ?
Vương triều Hồi giáo Đê-li:
Hoàn cảnh ra đời:
Do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để chống các cuộc tấn công từ bên ngoài của nười Hồi giáo gốc thổ.
Đén năm 1206 lập ra vương triều Hồi giáo đóng đô ở Đê-li gọi là vương triều Hồi giáo Đê-li.
Chính sách thống trị: truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
Vị trí của vương triều Đê-li:
Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hóa Đông - Tây.
Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Vương triều Mô-gôn:
Hoàn cảnh ra đời:
Năm 1398 thủ lĩnh - vua Ti-mua theo dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ, đến năm 1526 lập ra vương triều Mô-gôn.
Chính sách thống trị: Các ông vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa và xây dựng đất nước, đưa Ấn Độ bước phát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605).
Vị trí của vương triều Mô-gôn:
Giai đoạn cuối do những chính sách thống trị hà khắc của giai cấp thống trị, Ấn Độ lâm vào khủng hoảng.
So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai Vương triều Hồi giáo Đê Li và Vương triều Mô Gôn.
Vương triều HG Đê Li
Vương triều Môgôn
Giống nhau
+ Đều do chế độ phong kiến ngoaị bang thiết lập ở Ấn Độ, đều tiến hành đặt ách thống trị và bóc lột đối với nhân dân Ấn Độ.
+ Đều để lại những công trình văn hóa độc đáo, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Ấn Độ.
Khác nhau
- Vương triều Hồi giáo Đê-li thiết lập chế độ thống trị hà khắc, triều bá áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại.
- Vương triều Hồi giáo Đê-li tăng cường vơ vét bóc lột tàn nhẫn đối với nhân dân Ấn Độ, tìm cách xóa bỏ văn hóa Ấn Độ, truyền bá Hồi giáo, cấm đạo Hin-đu
-
- Vương triều Mô-gôn lại thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc.
- Các đời vua đều ra sức củng cố theo hướng Ấn độ hóa xây dựng đất nước. Ấn độ có bước phát triển dưới thời vua A-cơ-ba với nhiều chính sách tích cực, thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc.
- Vương triều Mô-gôn thi hành nhiều chính sách để khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa Ấn Độ, khuyến khích và hỗ trợ để phát triển văn học – nghệ thuật
IV. TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI:
 Câu 1: Sự suy yếu của đế quốc Rô Ma và sự xâm nhập của người giecman Giéc-man ?
Thế kỷ III, đế quốc Rô-ma lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh sản xuất sút kém, xã hội rối ren.
Cuối thế kỷ V, đế quốc Rô-ma bị ng Giéc-man xâm chiếm, năm 476 đế quốc Rô ma bị diệt vong, thời đại phong kiến châu Âu hình thành ở châu Âu.
 Câu 2: Lãnh địa là gì? Các giai cấp chính trong xã hội phon

File đính kèm:

  • docon tap loch su 10.doc