Đề cương ôn tập Học kỳ I - Lịch sử 7 - Năm học 2014-2015

Câu 1: Trình bày các cuộc phát kiến về địa lí?

- B. Đi.a-xơ đến cực Nam châu Phi năm 1487

- Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ năm 1498

- C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ năm 1492

- Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất năm 1519 – 1522

* Ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí : thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.

Câu 2: Công lao của Ngô Quyền trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước?

+ Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ quốc.

+ Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định đất nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kỳ I - Lịch sử 7 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I - SỬ 7 
Năm học: 2014 – 2015
***
Câu 1: Trình bày các cuộc phát kiến về địa lí?
- B. Đi.a-xơ đến cực Nam châu Phi năm 1487 
- Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ năm 1498 
- C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ năm 1492 
- Ph.Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất năm 1519 – 1522 
* Ý nghĩa các cuộc phát kiến địa lí : thúc đẩy thương nghiệp phát triển, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản châu Âu.
Câu 2: Công lao của Ngô Quyền trong công cuộc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước?
+ Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938. Đó là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, kết thúc ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc đối với nước ta, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ của Tổ quốc.
+ Ngô Quyền xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập đã khẳng định đất nước ta có giang sơn, bờ cõi riêng, do người Việt làm chủ và quyết định vận mệnh của mình.
Câu 3: Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền Trung ương và Địa phương thời Tiền Lê?
* Trung ương * Địa phương
Phủ 
Châu
Vua
Đại sư
Thái sư
Quan võ
Tang quan
Quan văn
10 lộ
* Nhận xét tổ chức bộ máy nhà nước thời Tiền – Lê: 
- Nhà Lê đã tiến thêm một bước trong việc xây dựng chính quyền độc lập tự chủ. 
- Đây là sự hoàn thiện chính quyền ở trung ương, chia lại đơn vị hành chính cả nước, chú trong xây dựng quân đội
Câu 4: Nét chính về luật pháp và quân đội thời Lý ?
- Luật pháp:
+ Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật thành văn đầu tiên của nước
ta - bộ Hình thư.
+ Bao gồm những quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc giết mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Người phạm tội bị xử phạt nghiêm khắc.
- Quân đội:
+ Quân đội thời Lý bao gồm quân bộ và quân thuỷ.
+ Vũ khí có giáo mác, dao, kiếm, cung, nỏ, máy bắn đá.
+ Trong quân còn chia làm hai loại : cấm quân và quân địa phương.
Câu 5: Nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt
- Tiến công trước để tự vệ
- Chặn giặc ở phòng tuyến Như Nguyệt
- Giặc thua to nhưng Lý Thường Kệt vẫn chủ động kết thúc chiến tranh để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu giữa hai nước sau chiến tranh, không làm tổn thương đến danh dự của nước lớn, đảm bảo hòa bình lâu dài, đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.
Câu 6: Những nét chính về giáo dục và văn hóa thời Lý?
- Văn hoá, giáo dục :
+ Năm l070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long, 
+ Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên
+ Năm l076, thành lập Quốc tử giám. 
+ Nhà nước quan tâm giáo dục, khoa cử. 
+ Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. 
+ Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tô tượng, đúc chuông...
+ Ca hát, nhảy múa, trò chơi dân gian ; kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, thượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý.
+ Việc xây dựng Văn miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. 
à Thời Lý đánh dấu sự ra đời của nền văn hóa riêng biệt của dân tộc – Văn hóa Thăng Long.
Câu 7: Pháp luật thời Trần có nét chính nào?
- Ban hành bộ luật mới mang tên Quốc triều hình luật, nội dung giống thư bộ luật thời Lý nhưng được bổ sung thêm. Luật xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản.
- Cơ quan pháp luật được tăng cường và hoàn thiện. Thẩm hình viện là cơ quan chuyên việc xét xử kiện cáo.
Câu 8: Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?
* Giống nhau: Tránh thế giặc mạnh lúc đầu, chủ động vừa đánh giặc, vừa rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ phản công tiêu diệt giặc, thực hiện kế hoạch “vườn không, nhà trống” 
* Khác nhau:
+ Cách đánh lần thứ ba khác lần thứ 2 là tập trung đánh đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ để quân Nguyên không có lương thảo nuôi quân, dồn chúng vào thế bị động, khó khăn. 
+ Chủ động bố trí trận địa ở sông Bạch Đằng để tiêu diệt đoàn thuyền chiến của giặc và đánh sập ‎ý đồ xâm lược Đại Việt của nhà Nguyên. 
Câu 9: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên?
 ÿ Nguyên nhân thắng lợi :
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
+ Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
+ Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
+ Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
 ÿ Ý nghĩa lịch sử :
+ Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
+ Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...)
+ Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
Câu 10: Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Long An trước khi có Đảng?
- Tất cả các phong trào yêu nước cho thấy hầu hết các giai cấp, các tầng lớp cấp tiến đều đã thử sức lãnh đạo phong trào yêu nước nhưng đều thất bại, bế tắc trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc. 
- Nguyên nhân chính của sự thất bại là do thiếu sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến, nhất là chưa có đường lối cứu nước đúng đắn. 
___CHÚC CÁC EM THI TỐT!___

File đính kèm:

  • docde cuong on tap hoc ki 1 lop 7.doc