Đề cương ôn tập học kì II Hoá 11 (Ban cơ bản) Năm học 2008 – 2009

A. LÝ THUYẾT

I. Lý thuyết chung

1, Phân loại hợp chất hữu cơ, danh pháp.

2, Phân loại phản ứng hữu cơ.

3, Công thức phân tử chung, viết công thức cấu tạo, gọi tên, tính chất hoá học cơ bản, phương pháp điều chế: ankan, xicloankan, anken, ankađien, ankin, hợp chất thơm.

(Chú ý các quy tắc xác định sản phẩm chính: thế halogen ở ankan, cộng Maccopnhicop, thế nguyên tử H trong nhân thơm).

4, Khái niệm, tính chất và phương pháp điều chế ancol, phenol và anđehit

(Chú ý: quy tắc tách Zaixep, phân tích ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol)

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì II Hoá 11 (Ban cơ bản) Năm học 2008 – 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
HOÁ 11 – BAN CƠ BẢN
Năm học 2008 – 2009
A. LÝ THUYẾT
I. Lý thuyết chung
1, Phân loại hợp chất hữu cơ, danh pháp.
2, Phân loại phản ứng hữu cơ.
3, Công thức phân tử chung, viết công thức cấu tạo, gọi tên, tính chất hoá học cơ bản, phương pháp điều chế: ankan, xicloankan, anken, ankađien, ankin, hợp chất thơm.
(Chú ý các quy tắc xác định sản phẩm chính: thế halogen ở ankan, cộng Maccopnhicop, thế nguyên tử H trong nhân thơm).
4, Khái niệm, tính chất và phương pháp điều chế ancol, phenol và anđehit
(Chú ý: quy tắc tách Zaixep, phân tích ảnh hưởng qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử phenol)
II. Các dạng lý thuyết cụ thể
Dạng 1: Sơ đồ chuyển hoá
Dạng 2: Điều chế
Từ khí thiên nhiên và các chất vô cơ cần thiết hãy điều chế: P.E, P.V.C, benzen, thuốc trừ sâu 666, ancol etylic, etyl axetat, phenol, axit picric.
Từ canxi cacbua, điều chế: polipropilen, poli vinyl axetat, etyl benzen, polistiren, TNT.
Từ ancol etylic, điều chế cao su buna.
(Cho các chất vô cơ và điều kiện đủ)
Dạng 3: So sánh các loại hợp chất
So sánh cấu tạo và tính chất của ankan và xicloankan.
So sánh cấu tạo và tính chất của anken và ankin.
So sánh cấu tạo và tính chất của ancol etylic và phenol.
Dạng 4: Nhận biết
a) axetilen và etilen
b) but-1-in và but-2-in
c) benzen, toluen và stiren
d) axetilen, metan và etilen
e) benzen, hex-1-en và hex-1-in.
g) ancol etylic, axit axetic, anđehit axetic, phenol
.
B. BÀI TẬP
I. Bài toán lập công thức phân tử dựa vào sản phẩm
Bài 1. Tìm công thức phân tử hợp chất hữu cơ trong các trường hợp sau:
Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hợp chất sinh ra 33,85 gam CO2 và 6,94 gam H2O. Tỉ khối hơi đối với không khí là 2,69.
Đốt cháy 0,282 gam hợp chất và cho các sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng CaCl2 và KOH thấy bình CaCl2 tăng thêm 0,194 gam, còn bình KOH tăng 0,80 gam. Mặt khác, đốt cháy 0,186 gam chất đó sinh ra 22,4 ml khí nitơ (đktc), phân tử chất đó chỉ chứa một nguyên tử nitơ.
Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam chất hữu cơ A thấy tạo thành 11,2 lít CO2 và 10,8 gam H2O. Biết tỉ khối của A so với không khí bằng 2,48.
Tìm công thức phân tử của A.
Viết các đồng phân của A và gọi tên.
Tìm công thức cấu tạo đúng của A biết khi A tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ 1 : 1 (có ánh sáng) sinh ra một sản phẩm duy nhất. Gọi tên sản phẩm
Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở thu được 70,4 gam CO2 và 39,6 gam H2O.
Tính giá trị a và thành phần % về khối lượng của hai ancol trong hỗn hợp, biết tỉ khối hơi của mỗi ancol so với oxi đều nhỏ hơn 2.
Bài 4: Đốt cháy m gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu đựoc 4,48 lít CO2 ở đktc và 4,95 gam H2O.
Tìm CTPT, CTCT của 2 ancol. Biết rằng khi oxi hoá 2 ancol này đều thu được sản phẩm có phản ứn tráng gương
Tính m và % khối lượng mỗi ancol trong hỗn hợp?
II. Bài toán hỗn hợp
Bài 5. Cho 2,24 lít một hỗn hợp khí X (đktc) gồm C2H6, C3H8, C3H6 sục qua nước brom dư thấy khối lượng bình tăng thêm 2,1 gam. Đem đốt cháy khí còn lại thu được một lượng CO2 và 3,24 gam H2O.
Tính % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp X.
Dẫn lượng CO2 ở trên vào bình đựng 200ml dung dịch KOH 2,6M. Xác định nồng độ mol/lít của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Bài 6. Cho 3,36 lít hỗn hợp gồm một ankan và một anken đi qua nước brom thấy có 8 gam brom tham gia phản ứng. Khối lượng của 6,72 lít hỗn hợp đó là 13 gam.
Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon.
Đốt cháy 3,36 lít hỗn hợp đó thì thu được bao nhiêu lít khí CO2 và bao nhiêu gam nước.
(Các thể tích khí đo ở đktc).
Bài 7. Đốt cháy 22,4 dm3 hỗn hợp khí A gồm metan và axetilen thu được 35,84 dm3 CO2.
Tính số mol metan và số mol axetilen có trong 22,4 dm3 hỗn hợp A.
Tính số gam oxi cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 22,4 cm3 hỗn hợp khí A.
Tính tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với không khí. Các thể tích khí đo ở đktc
Bài 8. Một bình kín dung tích 17,92 lít đựng hỗn hợp khí hiđro và axetilen (ở 00C và 1atm) và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, sau đó làm lạnh bình đến 00C.
Nếu cho ½ lượng khí trong bình đi qua dung dịch AgNO3 trong NH3, sẽ sinh ra 1,2 gam kết tủa màu vàng nhạt. Tính khối lượng axetilen còn lại trong bình.
Nếu cho ½ lượng khí trong bình đi qua nước brom, thấy khối lượng bình brom tăng lên 0,41 gam. Tính khối lượng etilen tạo thành trong bình.
Tính thể tích khí etan sinh ra và thể tích hiđro còn lại sau phản ứng biết tỉ khối của hỗn hợp đầu (H2 và C2H2 trước phản ứng) so với hiđro bằng 4. (Thể tích bột Ni không đáng kể).
Bài 9. Cho 16.6 gam hỗn hợp X gồm ancol etylic và ancol propylic phản ứng hết với Na lấy dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
	Tính thành phần % về khối lượng của các ancol trong hỗn hợp X.
III. Bài toán tìm công thức phân tử dựa vào công thức tổng quát của dãy đồng đẳng
Bài 10. Một hỗn hợp khí X gồm 2 anken khí kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Nếu cho 1,792 lít hỗn hợp trên (đo ở 00C và 2,5 atm) qua bình đựng nước brom dư thấy khối lượng bình brom tăng thêm 9,8 gam.
Tìm công thức phân tử của mỗi anken.
Tính % về thể tích và khối lượng của mỗi anken trong hỗn hợp X.
Bài 11. Cho 6,6 gam hỗn hợp 2 ank-1-in liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư và tạo được 38,7 gam kết tủa.
Xác định công thức phân tử và tính khối lượng mỗi ankin trong hỗn hợp.
Nếu đun nóng hỗn hợp 2 ankin nói trên trong bình kín, người ta thu được 2 hiđrocacbon tương ứng, có cấu tạo cân xứng. Xác định công thức cấu tạo, gọi tên 2 hiđrocacbon đó.
Bài 12. Một hỗn hợp khí A chứa hiđro và 2 anken kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Tỉ khối của A đối với hiđro là 8,26. Đun nóng nhẹ hỗn hợp A có mặt chất xúc tác Ni thì A biến thành hỗn hợp khí B không làm mất nàu dung dịch nước brom và có tỉ khối đối với hiđro là 11,80.
Xác định công thức phân tử của 2 anken.
Tính thành phần % thể tích của các chất trong hỗn hợp A và B.
Bài 13. Cho 11 gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của hai ancol.
Tính thành phần % về khối lượng của mỗi ancol có trong hỗn hợp. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn
Bài 14: Hỗn hợp X gồm ancol metylic và 1 đồng đẳng A. Cho 7,6 gam X tác dụng với Na dư thu đựơc 1,68 lít khí H2 ở đktc. Mặt khác oxi hoá hoàn toàn 7,6 gam X bằng CuO nung nóng rồi cho sản phẩm thu được tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu đựoc 21,6 gam kết tủa. Tìm công thức cấu tạo của A?
Bài 15: Hỗn hợp 2 olefin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tham gia phản ứng hợp nứơc (H+) thu được hỗn hợp ancol B. Cho B tác dụng với na dư thu được 2,8 lít khí (đktc). Mặt khác nếu đốt cháy B rồi cho sản phẩm đốt cháy hấp thụ hết vào nước vôi trong dư thì thu được 62,5 gam kết tủa.
Xác định CTPT, CTCT (có thể có) và gọi tên của 2 anken và 2 ancol?
+++++++
Nguồn: 
Download ngày 21/11/2009

File đính kèm:

  • docH11.DecuongontapHKIImonHoalop11.NLS.doc
Giáo án liên quan