Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử khối 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Liêng Trang

Câu 1: Mục đích của cuộc tấn công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt là gì?

 A. tiêu hao sức mạnh của giặc C. chiếm vũ khí

 B. chiếm đất đai D. tất cả ý trên

Câu 2: Thời kì phục hưng thống nhất và đỉnh cao của Ấn Độ vào thời:

 A. vương triều hồi giáo Đêli C. vương triều Ấn Độ Môgôn

 B. vương triều Gúp Ta D. tất cả ý trên

Câu 3: Trong xã hội phong kiến Phương Đông gồm có những giai cấp cơ bản nào?

 A. chủ nô, nô lệ B. lãnh chúa, nông nô C. địa chủ, nông dân lĩnh canh D. lãnh chúa, nông dân

Câu 4: Những thành tựu KHKT của Trung Quốc thời phong kiến ngày nay vẫn còn sử dụng

 A. nghề in, đóng tàu C. làm gốm, la bàn, thuốc súng

 B. đúc vũ khí, thuốc súng D. nghề in, làm giấy, la bàn, thuốc súng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1405 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Học kì I môn Lịch sử khối 7 - Năm học 2014-2015 - Trường THCS Liêng Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LIÊNG TRANG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I
 TỔ SỬ - ĐỊA – CÔNG DÂN MÔN: LỊCH SỬ KHỐI 7
 NĂM HỌC 2014- 2015
A. CÂU HỎI
I. TRẮC NGHIỆM 
1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Mục đích của cuộc tấn công vào đất Tống của Lý Thường Kiệt là gì?
 A. tiêu hao sức mạnh của giặc C. chiếm vũ khí
 B. chiếm đất đai D. tất cả ý trên
Câu 2: Thời kì phục hưng thống nhất và đỉnh cao của Ấn Độ vào thời: 
 A. vương triều hồi giáo Đêli C. vương triều Ấn Độ Môgôn
 B. vương triều Gúp Ta D. tất cả ý trên
Câu 3: Trong xã hội phong kiến Phương Đông gồm có những giai cấp cơ bản nào? 
 A. chủ nô, nô lệ B. lãnh chúa, nông nô C. địa chủ, nông dân lĩnh canh D. lãnh chúa, nông dân
Câu 4: Những thành tựu KHKT của Trung Quốc thời phong kiến ngày nay vẫn còn sử dụng 
 A. nghề in, đóng tàu C. làm gốm, la bàn, thuốc súng
 B. đúc vũ khí, thuốc súng D. nghề in, làm giấy, la bàn, thuốc súng. 
Câu 5: Cuộc tấn công vào đất Tống của nghĩa quân Lí Thường Kiệt diễn ra bao nhiêu ngày? 
 A. 40 ngày B. 50 ngày C. 60 ngày D. 42 ngày
Câu 6: Tác phẩm được coi là “Bản tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta là:
 A. Hịch tướng sĩ B. Phò giá về kinh C. Phú sông Bạch Đằng D. Sông núi nước Nam
Câu7: Thương cảng đầu tiên của nước ta là thương cảng nào sau đây?
 A. Đà Nẵng B. Vân Đồn 
 C. Sài Gòn D. Hải Phòng 
Câu 8: Di tích lịch sử sông Bạch Đằng được Nhà nước xếp hạng:
Di tích lịch sử cấp quốc gia
Di tích lịch sử cấp tỉnh
Di tích lịch sử văn hóa
Di tích lịch cấp thành phố 
 Câu 9: Bài thơ “ Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải là khúc khải hoàn về chiến thắng nào của quân dân Đại Việt?
 A. Thắng lợi kháng chiến chống quân xâm lược Tống 
 B. Thắng lợi của kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ nhất
 C. Thắng lợi của kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên lần thứ hai 
 D. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ ba
Câu 10: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là bộ:
 A. Quốc triều hình luật B. Hồng Đức C. Hình thư D. Gia Long
Câu 11. Nhà Trần thành lập vào năm nào 
 A. Năm1262 B. Năm 1226 C. Năm1626 D Năm 1662
Câu 12: Dưới thời Lý tôn giáo nào được trọng dụng ?
 A. Đạo phật B. Đạo giáo C. Đạo thiên chúa D. Đạo nho
Câu 13: Thành nhà Hồ ( thành Tây Đô) được tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục thế giới UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại vào thời gian nào?
 A. tháng 6/2011 B. tháng 6 năm 2012 C. tháng 9/2010 D. tháng 12/2009
Câu 14: Di tích lịch sử sông Bạch Đằng đã diễn ra bao nhiêu chiến công của dân tộc trong lịch sử chống giặc 
ngoại xâm?
 A. 1 	 B. 2	 C. 3	 D. 4 
2. Điền vào chổ trống
a. Điền cụm từ: hội tụ, muôn đời, bằng phẳng, sáng sủa, thích hợp vào chổ trống để hoàn thiện đoạn trích trong “ Chiếu dời đô” 
“Vùng này mặt đất rộng mà ., thế đất cao mà, cư dân không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp đất Việt chỉ có nơi đó là thắng địa, thực là chổ.quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi ..”
b. Điền các cụm từ: rạng rỡ, đậm đà, sâu sắc, phong phú thích hợp vào chổ trống để hoàn thành đặc điểm của nền văn học nước ta dưới thời Trần
Nền văn học ( bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm) ..(1),.(2) bản sắc dân tộc, chứa đựng(3)lòng yêu nước, tự hào dân tộc, được phát triển mạnh ở thời Trần, làm..(4)cho nền văn hóa Đại Việt
3. Nối cột A với B
a.
Cột A
Cột B
Nối A với B
1.Ngô Quyền
A.Lãnh đạo kháng chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần hai và ba
1 -
2. Trần Quốc Tuấn
B.Dẹp loạn 12 sứ quân
2 -
3.Đinh Bộ Lĩnh
C.Lãnh đạo kháng chiến chống quân xâm lược Tống lần thứ hai
3 -
4.Lý Thường Kiệt
D.Lãnh đạo kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán
4 -
b.
Cột A ( tên triều đại)
Cột B (quốc hiệu (tên gọi))
Nối A với B
1.Nhà Ngô
A.Đại Ngu
1 - 
2.Nhà Đinh – Tiền Lê
B.Tĩnh Hải Quân
2 - 
3.Nhà Lí - Trần 
C.Đại Việt
3 - 
4.Nhà Hồ
D.Đại Cồ Việt
4 -
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
Câu 1:Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn có công lao như thế nào trong việc củng cố nền độc lập và bước đầu xây dựng đất nước? Để ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc trên nhân dân ta đã có những việc làm gì? 
Câu 2 : So sánh bộ máy nhà nước thời Trần với thời Lí
Câu 3: Trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng năm 1288. Chiến thắng có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Xâm lược Mông – Nguyên? 
Câu 4: So sánh cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược lần thứ ba với lần thứ hai?
Câu 5: Ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên. 
Câu 6: Trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế thời Trần. Nguyên nhân nào dẫn tới sự phát triển đó?
Câu 7: Vì sao nhà Trần xụp đổ? 
Câu 8: Trình bày nội dung các cải cách của Hồ Quý Ly
B. ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM
1.
CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
ĐÁP ÁN
C
B
C
D
D
D
B
A
C
C
B
A
A
C
2. Lần lượt các cụm từ:
a. Bằng phẳng, sáng sủa, hội tụ, muôn đời
b. phong phú, đậm đà, sâu sắc, rạng rỡ
3. Nối cột
a. 1- D; 2- A; 3-B; 4-C
b. 1-B; 2-D; 3-C; 4-A
II. TỰ LUẬN
Câu 1: 
Công lao của Ngô Quyền: 
Người tổ chức và lãnh đạo quân dân ta làm nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938 
Xưng vương, đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, khẳng định giang sơn, bờ cõi của đất nước do dân tộc ta làm chủ
Công lao của Đinh Bộ Lĩnh:
Dẹp loạn 12 sứ quân
Đặt tên nước, chọn kinh đô và đổi niên hiệu khẳng định ý thức dân tộc, có ý thức xây dựng nền độc lập tự chủ
Công lao của Lê Hoàn:
Người tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 giành thắng lợi chứng tỏ quyết tâm và sức mạnh của dân tộc trong việc bảo vệ độc lập dân tộc
Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn là những vị anh hùng dân tộc, được nhân dân kính trọng và ghi nhớ công lao bằng việc lập đền thờ, tổ chức các lễ hội, đặt tên các trường học, làm văn, thơ,ca ngợi.
Câu 2:
Điểm giống nhau:
Bộ máy quan lại được tổ chức theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền, gồm 3 cấp: Triều đình, đơn vị hành chính trung gian ( lộ, phủ, châu, huyện) và cấp cơ sở ( xã)
Điểm khác nhau:
Bộ máy quan lại và hành chính thời Trần được hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn; chế độ tập quyền được củng cố hơn:
Thời Trần có chế độ Thái Thượng Hoàng ( vua nhường ngôi sớm cho con và cùng con quản lí đất nước)
Đặt thêm một số cơ quan chuyên trách: Quốc sử viện, Thái y viện, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ,..để quản lý từng lĩnh vực cụ thể
Phong vương hầu, thái ấp cho các quý tộc họ Trần, coi trọng dòng họ Trần đề cao vai trò dòng tộc ( các chức vụ cốt yếu chỉ giao cho người họ Trần nắm giữ)
Câu 3:
Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288:
Diễn biến:
Tháng 4/ 1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi lọt vào trận địa bãi cọc ngầm do ta bố trí từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra: Từ hai bên bờ ta đồng loạt phản công, giặc hoảng hốt tháo chạy, thuyền giặc va vào bãi cọc đang nhô lên đắm, vỡ, quân giặc bị tiêu diệt không kể siết, tướng giặc Ô Mã Nhi bị bắt sống. Trận Bạch Đằng đại thắng
Ý nghĩa:
 Kết thúc thắng lợi vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ ba
Câu 4:
So sánh cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ ba với lần thứ hai
Điểm giống nhau:
Đều thực hiện cách đánh linh hoạt khi giặc mạnh thì rút lui, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống” để làm giặc suy yếu, khi giặc suy yếu thì phản công
Điểm khác nhau:
Trong cuộc kháng chiến lần thứ ba ta thực hiện đánh tan đoàn thuyền lương của giặc bằng chiến thắng Vân Đồn để tiêu diệt sức mạnh của giặc ngay từ đầu, buộc giặc vào thế bị động
Quyết định đập tan âm mưu của giặc bằng bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đăng để tiêu diệt toàn bộ thủy quân của giặc đồng thời phối hợp với cánh quân bộ tiêu diệt và bắt sống giặc trên đường chúng rút lui
Câu 5:
Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc có thể đánh bại mọi kẻ thù xâm lược
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, học thuyết quân sự
- Để lại bài học cho cuộc đấu tranh chống xâm lược
Câu 6:
Sự phát triển kinh tế thời Trần:
Nông nghiệp: công cuộc khẩn hoang lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố
Ngoài ruộng công còn có điền trang và thái ấp
Thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý phát triển với nhiều ngành nghề được mở rộng: làm đồ gốm tráng men, chế tạo vũ khí, dệt vải, đóng thuyền đi biển,..
Nguyên nhân của sự phát triển:
Nhà nước có nhiều biện pháp quan tâm đến sản xuất như: khuyến khích khai hoang, lập điền trang, quan tâm tu sửa đê điều, các công trình thủy lợi
Nhu cầu của cuộc kháng chiến chống xâm lược cần nhiều vũ khí, phương tiện
Câu 7:
Cuối thế kỉ XIV, Nhà Trần sụp đổ vì:
Nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều; các công trình thủy lợi không được chăm lo, tu sửa, nhiều năm mất mùa, nhân dân đói khổ, ruộng đất rơi vào tay quý tộc địa chủ, thuế khóa nặng nề
Vua quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa
Kỉ cương phép nước rối loạn, triều đình lũng loạn
Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi
Câu 8:
Nội dung các cải cách của Hồ Quý Ly
Chính trị: thay thế các võ quan cao cấp bằng những người tài giỏi và thân cận, đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền, các quan triều đình phải về các lộ để nắm tình hình
Kinh tế-tài chính: phát hành tiền giấy, ban hành chính sách “ hạn điền”, quy định lại biểu thuế
Xã hội: ban hành chính sách “hạn nô”, bắt nhà giàu bán thóc cho dân khi đói kém
Văn hóa-giáo dục: bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục, yêu cầu mọi người học chữ Nôm
Quân sự: thực hiện một số biện pháp tăng cường củng cố quân sự quốc phòng
 GVBM	 TTCM
 Lê Thị Nguyện	 Hồ Đình Ngũ

File đính kèm:

  • docsu 7 de cuong.doc
Giáo án liên quan