Đề cương ôn tập học kì I hóa học 8

CÂU 1: Hãy cho ví dụ về:

 a) Một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất.

 b) Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể.

CÂU 2: Em hãy cho biết thế nào là tính chất vật lí, tính chất hoá học? Cho ví dụ minh hoạ.

CÂU 3: Khi nào chất được coi là nguyên chất (tinh khiêt hoá học)? Tính chất của chất tinh khiết khác với chất không tinh khiết như thế nào?

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì I hóa học 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ễN TẬP HỌC Kè I HểA HỌC 8
CÂU 1: Hãy cho ví dụ về:
 a) Một vật thể được tạo ra bởi nhiều chất.
 b) Một chất được dùng để tạo ra nhiều vật thể.
CÂU 2: Em hãy cho biết thế nào là tính chất vật lí, tính chất hoá học? Cho ví dụ minh hoạ.
CÂU 3: Khi nào chất được coi là nguyên chất (tinh khiêt hoá học)? Tính chất của chất tinh khiết khác với chất không tinh khiết như thế nào?
CÂU 4: Hỗn hợp là gì? Trong hỗn hợp tính chất riêng của mỗi chất có còn giữ nguyên hay không?
CÂU 5: Vì sao nói: không khí, gang, nước đường là những hỗn hợp? Có thể thay đổi độ ngọt của nước đường bằng cách nào?
CÂU 6: Phân biệt sự khác nhau giữa hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. Cho ví dụ minh hoạ.
CÂU 7: Phản ứng hoá học là gì? Chất bị biến đổi và chất sinh ra sau phản ứng hoá học được gọi là gì? Cho ví dụ.
CÂU 8: Trong các hiện tượng mô tả sau đây, đâu là hiện tượng hoá học? Nếu là hiện tượng hoá học, ghi lại thành sơ đồ phản ứng trong mỗi hiện tượng đó.
a) Đốt cháy lưư huỳnh ngoài không khí, lưu huỳnh hoá hợp với oxi tạo ra chất khí có mùi hắc (có tên là khí sunfurơ).
b) Nước đá tan ra thành nước lỏng.
c) Khi được nung nóng trong lò, đá vôi bị phân huỷ sinh ra vôi sống và khí cacbonic. (Giả thiết đá vôi chỉ gồm toàn canxi cacbonat).
CÂU 9: Hãy nêu điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra và cho biết:
a) Khi nào than cháy được?
b) Trong không khí và trong oxi, trường hợp nào than cháy mạnh hơn?
c) Giải thích tại sao khi đưa than vào đốt lò, người ta phải đập nhỏ than?
CÂU 10: Nguyên tố hoá học là gì? Các nguyên tố được chia thành mấy loại chính? Cho biết tính chất chung của mỗi loại.
CÂU 11: Viết kí hiệu hoá học biểu diễn các nguyên tố lưu huỳnh, hidro, đồng, kẽm, cacbon, sắt, natri, nhôm, canxi, và clo.
CÂU 12: Nguyên tử là gì? Những nguyên tử của cùng nguyên tố có gì khác với những nguyên tử khác loại khác.
CÂU 13: Có thể biểu thị khối lượng nguyên tử bằng những đơn vị nào? Đơn vị cacbon là gì?
CÂU 14: Biết khối lượng tính bằng đơn vị gam của một nguyên tử cacbon bằng: 19,926. 10-24g
Vậy 1/12 nguyên tử cacbon có khối lượng bằng bao nhiêu gam? Từ đó hãy tính khối lượng bằng đơn vị gam của 1 nguyên tử O.
CÂU 15: Một kí hiệu hoá học có thể cho ta biết những ý nghĩa gì? Cho ví dụ
CÂU 16: Đơn chất là gì? Hợp chất là gì?
CÂU 17: Phân tử là gì? Cho ví dụ chất có phân tử là một nguyên tử, chất có phân tử gồm hai nguyên tử và chất có phân tử gồm ba nguyên tử liên kết với nhau.
 CÂU 18: Hãy cho biết các phân tử của cùng một chất có đặc điểm gì khác so với các phân tử khác?
 CÂU 19: Khi đốt cháy một chất trong oxi, người ta được khí cacbonnic và nước. Như vậy chất đó được cấu tạo bởi các nguyên tố nào?
CÂU 20: Hóa trị là gì? Cho ví dụ minh họa
 CÂU 21: Tính hóa trị của từng nguyên tố trong các trường hợp sau:
	a) Canxi: CaH2, CaO.
	b) Nhôm: AlCl3, Al2O3
	c) Sắt: FeO, FeCl3	
	d) Lưu huỳnh: SO2, SO3
 CÂU 22: Có người viết một số công thức hóa học dưới đây:
	ZnCl2, K2O, CO3, PH2, AlCl3, AlO2, CaCl.
	Căn cứ vào quy tắc hóa trị, em hãy cho biết:
	a) Công thức hóa học nào viết đúng?
	b) Công thức hóa học nào viết sai? Với những trường hợp này hãy sửa lại cho đúng
CÂU 23: Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng? Nêu ví dụ minh hoạ?
	CÂU 24: Cho biết nguyên nhân khiến khối lượng của sản phẩm thu được bằng khối lượng các chất đã tác dụng?
 CÂU 25: Cân bằng các phương trình hoá học dưới đây:
	a) Zn + O2 ZnO
	b) CaCO3 CaO + CO2
	c) Fe + HCl FeCl2 + H2
	d) Al + HCl AlCl3 + H2
 CÂU 26: Cân bằng các phương trình phản ứng hoá học sau:
	a) Al + O2 Al2O3
	b) Fe + O2 Fe3O4
	c) Al + Fe2O3 Fe + Al2O3
	d) Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2
 CÂU 27: Viết phương trình phản ứng giải thích vì sao:
	a) Khi đun nóng canxi cacbonat (đá vôi) thì thấy khối lượng giảm đi?
	b) Khi nung nóng một miếng đồng thì thấy khối lượng tăng lên?
 CÂU 28: Cân bằng các phương trình phản ứng hoá học dưới đây:
	a) FeS + HCl H2S + FeCl2
	b) KClO3 KCl + O2
	c) SO2 + O2 SO3
	d) N2 + H2 NH3
	Hãy cho biết tỉ lệ số phần tử của chất trong mỗi phương trình hoá học đã được lập?
CÂU 29: Photpho cháy trong oxi tạo thành photpho (V) oxit (P2O5) theo sơ đồ sau:
	Photpho + Oxi Photpho (V) oxit
	a) Viết và cân bằng phương trình phương trình hoá học.
	b) Tính khối lượng photpho (V) oxit tạo thành khi có 93 g photpho tác dụng với 	120 g oxi.
	c) Tính khối lượng oxit tham gia phản ứng biết rằng lượng photpho (V) oxit được tạo thành là 142 g và sử dụng hết 62 g photpho.
CÂU 30: Thế nào là số Avogadro?
	6,02 x 1023 nguyên tử cacbon có khối lượng bằng bao nhiêu gam? 
Cho biết ý nghĩa của đại lượng mol?
CÂU 31: Lập công thức hoá học và xác định phân tử khối của các hợp chất hai nguyên tố sau:
Al(III) và S(II); C(IV) và Cl(I); N(V) và O(II).
 CÂU 32: Khí nung nóng canxi cacbonat CaCO3 thu được canxi oxit CaO và khí cacbonic CO2.
 a) Khi nung 5 tấn đá vôi, ta được 2,8 tấn vôi sống, tính khối lượng khí cacbonic sinh ra.
 b) Tính khối lượng caxni oxit thu được khi nung 50 gam canxi cacbonat.
CÂU 33: Đốt cháy 0,1mol lưu huỳnh trong một lượng khí oxi dư thu được khí sunfurơ.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b) Tính số mol khí oxi cần dùng.
c) Tính số gam khí sunfurơ tạo thành.
CÂU 34: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế sắt từ oxit Fe3O4 bằng cách đốt cháy sắt ở nhiệt độ cao.
a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 0,01 mol sắt từ oxit.
 b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có lượng oxi dùng cho phane ứng trên
CÂU 35: Khí metan cháy trong oxi tạo thành khí cacbonic và hơi nước.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra, biết công thức hoá học của metan là CH4.
b) Tính thể tích oxi cần dùng để đốt cháy 11,2 metan (đktc) .
c) Thể tích khí cacbonic tạo thành (đktc).
 CÂU 36: Tính hàm lượng Fe (% theo khối lượng) trong các hợp chất sau 
 FeO ; Fe2O3 ; Fe3O4 ; FeCO3.
CÂU 37: Lưu huỳnh (S) cháy trong không khí, sinh ra khí sunfurơ (SO2). Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng là:
 S	 + O2 	SO2
 Em hãy cho biết:
1. Những chất tham gia và tạo thành trong phản ứng trên, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất ? Vì sao ?
2. Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh.
3. Khí sunfurơ được sinh ra nặng hay nhẹ hơn không khí ? Vì sao ?
(O = 16 ; S = 32)
CÂU 38: Cho 5,4 g nhôm tan hết vào dung dịch axit sunfuric loãng. Sau phản ứng thu được 34,2 g nhôm sunfat và 0,6 g hiđro.
 Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2
Viết phương trình hoá học. 
Tính số gam axit sunfuric đã phản ứng. 

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap hoa 9(1).doc