Đề cương ôn tập học kì 1 môn hóa học 12

Câu 1: Chọn câu nhận định sai trong các câu sau đây:

A. Muối ăn là chất điện li B. Rượu etylic là chất không điện li

C. Canxi hiđroxit là chất không điện li D. Axit axetic là chất điện li

 Câu 2: Chất điện li yếu là:

 A. HNO3 B. KI C. AgNO3 D. H2CO3

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập học kì 1 môn hóa học 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN HÓA 11-2010
I-Trắc nghiệm: Chọn (khoanh tròn) một đáp án đúng nhất trong mỗi câu sau đây:
	Câu 1: Chọn câu nhận định sai trong các câu sau đây:
Muối ăn là chất điện li 	 	B. Rượu etylic là chất không điện li
Canxi hiđroxit là chất không điện li	D. Axit axetic là chất điện li
	Câu 2: Chất điện li yếu là:
	A. HNO3	B. KI	C. AgNO3	D. H2CO3
	Câu 3: Trong dãy các chất dưới đây, dãy nào chỉ gồm các chất điện li mạnh?
KCl, Ba(OH)2, Al(NO3)3
CH3COOH, Ca(OH)2, AlCl3
CaCO3, MgSO4, Mg(OH)2, H2CO3
NaCl, AgNO3, H2SO3, CaCl2
	Câu 4: Một dung dịch có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl—, d mol HCO3—. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là:
	A. 2a + 2b = c- d	B. a + b=c + d	C. 2a + 2b= c + d	D. a + b = 2c + 2 d
	Câu 5: Cho 200 ml dung dịch NaOH 2 M vao 300 ml dung dịch KOH 1,5 M. Nếu thể tích dung dịch không thay đổi thì nồng độ OH-- mới là:
	A. 1,7M	B. 1,8M	C. 2M	D. 0,1M
	Câu 6: Thể tích (ml) của dung dịch NaOH 0,3 M cần thiết để trung hoà 3 lit dung dịch HCl 0,01M là:
	A. 10	B. 300	C. 1000	D. 100
	Câu 7: Trộn lẫn 30 ml dung dịch NaOH 2M và 20 ml dung dịch H2SO4 1,5 M. Vậy dung dịch thu được có tính:
A. Axit	B. Bazơ	C. Trung hoà	D. Lưỡng tính
	Câu 8: dung dịch chứa ion H+ (ví dụ HCl) có thể tác dụng với tất cả các ion trong nhóm nào dưới đây?
	A. HSO4—, HCO3—, Cl— 	B. HSO4—, HCO3—, CO32—	
	C. CO32—, HCO3--, S2--	D. HSO4—, CO32--, S2—
	Câu 9: Dung dịch chứa ion OH—(ví dụ NaOH) tác dụng được với tất cả các ion trong nhóm chất nào sau đây?
	A. NH4+, Na+, Fe2+, Fe3+	B. Al3+, Na+, Fe2+, Fe3+
 C. NH4+, Al3+, Fe2+, Fe3+	D. NH4+, Al3+, Fe3+, Ba2+
Câu 10: Dung dịch chứa ion CO32—(ví dụ Na2CO3) có thể tác dụng với tất cả các ion trong nhóm nào dưới đây?
 A. H+, Al3+, Fe3+, Ca2+ B. H+, Ca2+, K+, Mg2+	 
 C. H+, Al3+, Ba2+, K+ 	D.H+, Ca2+, Ba2+, K+
Câu 11: Người ta sản xuất khí nitơ trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?
A. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng	B. Nhiệt phân muối NH4NO2
C. Dùng phot pho để đốt cháy hết không khí	D. Cho không khí đi qua bột Cu nung nóng
Câu 12: Khi nhiệt phân muối KNO3 thu được sản phẩm là:
	A. KNO2, N2 và O2	 B. KNO2 và O2	 
	C. KNO2 và NO2	 D. KNO2 và N2 
	Câu 13: Để nhận biết ion NO3— người ta thường dùng Cu và dung dịch H2SO4 loãng bởi vì:
	A. Tạo khí màu nâu	B. tạo ra dung dịch màu vàng
	C. Tạo ra kết tủa màu vàng	D. Tạo ra khí không màu,hoá nâu trong không khí
	Câu 14: Axit HNO3 tác dụng được với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
CaO, Cu(OH)2, CaCO3, Cu	 C. CaO, Cu(OH)2, CaCO3, Au
CaO, Cu(OH)2, CaCO3, Pt	 D. CaO, Cu(OH)2, CaCO3, NaNO3
	Câu 15: Tính chất hoá học của N2 là:
	A. Chỉ có tính khử	B. chỉ có tính oxi hoá	
	C. Vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử	D. vừa có tính axit, vừa có tính bazơ
Câu 16: CO2 không cháy và không duy trì sự cháy của nhiều chất nên được dùng để dập tắt các đám cháy. Tuy nhiên,CO2 không được dùng để dập tắt đám cháy nào sau đây?
A. đám cháy do xăng dầu	 	B. đám cháy nhà cửa, quần áo
C. đám cháy kim loại magiê hoặc nhôm	D. đám cháy do khí ga
Câu 17: dẫn 0, 1 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,15 mol KOH thu được dung dịch A. Chất tan có trong dung dịch A là:
A. KHCO3	B. K2CO3	C. KHCO3 và K2CO3 	D. K2CO3 và KOH 
Câu 18: Chọn câu sai trong các đáp án sau đây: Các dạng thù hình của cacbon bao gồm:
A. kim cương	B. than chì	C. các bon vô định hình	D. thạch anh
Câu 19: “Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Công thức của nước đá khô là:
C. CO2 rắn	B. CO rắn	C. H2O rắn	D. SO2 rắn
Câu 20: Phản ứng nào sau đây chứng minh tính oxi hoá của các bon?
A. C + O2 ® CO2	B. C + 2CuO ® 2Cu + CO2
C. 3C + 4Al ® Al4C3	D. C + H2O ® CO + H2
Câu 21: Để có thể khắc chữ và hình lên thuỷ tinh, dùng axit nào sau đây:
A. HNO3	B. H2SO4	C. HF	D. HCl
II- Bài tập:
1- Dạng 1:BÀI TẬP HOÀN THÀNH SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG:
Viết phương trình hoá học biểu diễn những dãy biến hóa sau
NH3 →NH4Cl →NH3 →NH4NO3 → N2O
N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NO2 
NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 
NH4NO3 → NH3 →(NH4)2SO4 →NH4Cl → NH4NO3
2- Dạng 2: BÀI TẬP NHẬN BIẾT CÁC CHẤT:
Chỉ dùng một hóa chất duy nhất để phân biệt các dung dịch :
 NH4NO3, (NH4)2SO4, MgSO4, NaCl. Viết các phương trình phản ứng.
Dùng phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch sau: NH4Cl, Na2CO3, MgCl2, NaNO3. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
c. Bằng phương pháp hoá học phân biệt các dung dịch sau: FeCl3, (NH4)2CO3, K2CO3; CuSO4
3- Dạng 3: BÀI TẬP TÍNH TOÁN:
1- bài tập tính nồng độ và ph
Bài 1: Tính nồng độ của các ion trong 500 ml dung dịch A chứa 0,5 mol KCl và 0,2 mol BaCl2?
Bài 2: Trộn 200 ml dd NaOH 0,1 M với 300 ml dd HNO3 0,3 M thu được dd A. Tính nồng độ các ion có trong dd A?
Bài 3: Tính pH của các dung dịch sau: H2SO4 0,005M; NaOH 0,001M.
Bài 4: Tính pH của dd thu được khi cho 1 lít dung dịch H2SO4 0,005M tác dụng với 4 lít dung dịch NaOH 0,005M.
Bài 5: Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Tính pH của dung dịch thu được. Cho biết [H+].[OH-] = 10-14
2- BÀI TẬP MUỐI AMONI-AXIT NITRIC-MUỐI NITRAT:
Bài 6: Cho dung dịch NaOH dư vào 250 ml dung dịch (NH4)2SO4 0,1M, đun nóng nhẹ.
Viết phương trình hoá học ở dạng phân tử và dạng ion rút gọn.
Tính thể tích khí (đktc) thu được.
Bài 7: Cho dung dịch NaOH dư vào 150ml dung dịch NH4NO3 2M, đun nóng nhẹ. 
Viết phương trình hoá học ở dạng phân tử và thu gọn.
Tính thể tích khí (đktc) thu được.
Bài 8: Cho 9,6g đồng kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư.
Viết phương trình phản ứng .
Tính thể tích khí thoát ra (đktc).
Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Nếu lấy 300ml dung dịch HNO3 1,5M dùng cho phản ứng trên, hãy tính nồng độ axit dư sau phản ứng( coi thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể)
Bài 9: Cho 22,4g sắt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, dư.
Tính thể tích khí thoát ra (đktc).
Tính khối lượng axit đã tham gia phản ứng.
Bài 10: Cho 5,5g hỗn hợp Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì có 3,36 lít (đktc) khí NO bay ra. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 11: Cho 6,3g hỗn hợp Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì có 4,48l (đktc) khí NO bay ra. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
Bài 12: Nung nóng 9,4g Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Viết phương trình phản ứng.
Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng.
Tính thể tích các khí thoát ra (đktc).
Bài 13: Nhiệt phân m (g) muối NaNO3 đến khối lượng không đổi thu được 6,9g chất rắn.
Tính m.
Tính thể tích khí thoát ra (đktc)
3- BÀI TẬP CO2 TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH Ca(OH)2 VÀ DUNG DỊCH NaOH:
Bài 14: Cho CO dư tác dụng hoàn toàn với 6,4 gam CuO thu được hỗn hợp khí A. Cho A lội từ từ qua dung dịch nước vôi trong dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Bài 15: Sục 336 ml CO2 vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1 M thu được dung dịch A và m gam kết tủa
Tính giá trị m?
Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch A. Biết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Bài 16: Cho 0,88 gam CO2 tác dụng với 10 gam dung dịch Ca(OH)2 11,1% thu được m gam kết tủa và dung dịch A.
Tính giá trị của m?
Tính nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch thu được?
Bài 17: Cho V lit khí CO2 vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5 M thu được 3 gam kết tủa.
Tính giá trị của V?
Bài 18: Cho 4,48 lít CO2 vào 100mldung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng sản phẩm?
Bài 19: Cho 448 ml CO2 sục vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH thu được 500 ml dung dịch A.
Tính nồng độ chất tan có trong dung dịch A?
Bài 20: Cho 2,2 gam CO2 lội từ từ vào 250 ml dung dịch NaOH 0,3 M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của chất tan có trong dung dịch A?

File đính kèm:

  • docDe cuong ki 1 11 CB.doc
Giáo án liên quan