Đề cương ôn tập Hóa Học 9 (tiếp)

4. Axit Sunfuric (H2SO4)

* Tính chất vật lý: - Là chất lỏng sánh, không màu, nặng gần gấp 2 lần nước (D = 1,83g/ml, với nồng độ 98%), không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và tỏa nhiều nhiệt

 - Muốn pha loãng H2SO4 đặc, ta phải rót từ từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đêù. Làm ngược lãi sẽ rất nguy hiểm.

* Ứng dụng: hàng năm thế gới sản xuất gần 200 triệu tấn H2SO4 quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân

 - Chế biến phẩm nhuộm, chất tẩy rửa

 - Chế biến giấy, chất dẻo, tơ sợi, phân bón

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương ôn tập Hóa Học 9 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 từ axit đặc vào lọ đựng sẵn nước rồi khuấy đêù. Làm ngược lãi sẽ rất nguy hiểm.
* Ứng dụng: hàng năm thế gới sản xuất gần 200 triệu tấn H2SO4 quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân
	- Chế biến phẩm nhuộm, chất tẩy rửa
	- Chế biến giấy, chất dẻo, tơ sợi, phân bón
	- Chế biến dầu mỏ, muối, axit, thuốc nổ
	- Dùng trong luyện kim.. 
* Điều chế: S(r) + O2(k) SO2(k)
2SO2 (r) + O2(k) 2SO3(k)
SO3(k) + H2O(l) H2SO4(dd)
5. Natri hiđroxit (NaOH)
* Tính chất vật lý: 
- Là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
- Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da khi sử dụng NaOH phải hết sức cẩn thận.
- Có đầy đủ tính chất hóa học của bazơ tan
* Ứng dụng: NaOH có nhiều ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp
	- Sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa
	- Sản xuất tơ nhân tạo
	- Sản xuất giấy
	- Sản xuất nhôm
	- Chế biến dầu mỏ và nhiều ngành công nghiệp hóa chất khác 
điện phân có màng ngăn
* Điều chế: 
 NaCl(dd) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k) + Cl2(k)
6. Caxi hiđroxit ( Ca(OH)2)
* Tính chất: - Là chất lỏng trong suốt, không màu.
	- Ca(OH)2 là chất ít tan trong nước.
	- Có những tính chất của một bazơ
* Ứng dụng:
 - Làm vật liệu trong xây dựng
 - Khử chua đất trồng trọt
 - Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật
Câu 2
* Phản ứng trao đổi: là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
 - Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: Phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
* Phản ứng trung hòa: là phản ứng giữa axit và bazơ, cũng là phản ứng trao đổi và luôn xảy ra.
* Cách sử dụng thang pH: dùng thang pH để biểu thị độ axit và độ bazơ của dung dịch:
- Nếu pH = 7 thì dung dịch là trung tính (không có tính axit và không có tính bazơ )
- Nếu pH > 7 thì dung dịch có tính bazơ. pH càng lớn, độ bazơ của dung dịch càng lớn.
- Nếu pH < 7 thì dung dịch có tính axit. pH càng nhỏ, độ axit của dung dịch càng lớn.
Câu 3.
Các nguyên tố C, H, O là những nguyên tố cơ bản cấu tạo nên hợp chất gluxit của thực vât. Cây xanh tổng hợp gluxit từ khí CO2 trong khí quyển và H2O. Phản ứng quang hợp: 
Ánh sáng
 nCO2 + mH2O Cn(H2O)m + nO2
Chất diệp lục
- Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh.
- Nguyên tố P: kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật
- Nguyên tố K: tổng hợp chất diệp lục và kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt
- Nguyên tố S: tổng hợp nên protein
- Các nguyên tố Ca và Mg: cần cho thực vật để sinh sản chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp.
- Những nguyên tố vi lượng: cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Nếu dùng thừa hoặc thiếu những nguyên tố này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng.
* Phân biệt phân bón đơn và phân bón kép
Phân bón đơn
Phân bón kép
- Chỉ chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K 
- Phân đạm: Urê CO(NH2)2, Amoniac NH4NO3, Amoni sunfat (NH4)2SO4 
- Phân lân: Photphat tự nhiên Ca3PO4, Supephotphat Ca(H2PO4)
- Phân kali: KCl, K2SO4
- Chứa hai hoặc ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K
- Phân NPK là hỗn hợp muối: amoni nitrat NH4NO3, amoni hiđrophotphat (NH4)2HPO4, kali clorua KCl
Oxit bazơ
Axit
Oxit axit
Bazơ
Muối
Câu 4. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ:
Câu 5. 
* Tính chất vật lý: 
	- Tính dẻo: tạo nên các đồ vật khác nhau (lon nước ngọt, giấy gói kẹo...)
- Tính dẫn nhiệt: làm dụng cụ đun nấu (xoong, ấm, chảo...)
- Tính dẫn điện: làm dây dẫn điện.
- Có ánh kim: làm đồ trang sức (dây chuyền, vòng đeo tay, nhẫn...)
* Tính chất hóa học:
Tác dụng với phi kim: Thường ở nhiệt độ cao.
 t0
­ Với khí oxi: Tạo oxit.
Vd: 3Fe(r) + 2O2(k) ® Fe3O4(r) 
 t0
­ Với các phi kim khác (Cl2, S, ): Tạo muối.
 t0
Vd: 2Na(r) + Cl2(k) ® 2NaCl(r)
 Fe(r) + S(r) ® FeS(r)
Tác dụng với dd axit:
Kim loại đứng trước H (trong dãy HĐHH của kim loại) + dd axit (HCl, H2SO4 loãng) à muối + H2
Vd: 2Al(r) +3H2SO4(dd)® Al2(SO4)3(dd) +3H2(k)
Ø H2SO4 đặc và HNO3 tác dụng với hầu hết các kim loại (trừ Pt, Au).
Tác dụng với nước:
Một số kim loại (Na, K, ...) + nước à dd kiềm + H2
Vd: 2Na(r) +2H2O(l) ® 2NaOH(dd) + H2(k)
Tác dụng với muối:
Muối + kim loại à muối mới + kim loại mới
Vd: Fe(r) + CuSO4(dd) ® FeSO4(dd) + Cu(r)
 Cu(r)+2AgNO3(dd)® Cu(NO3)2 (dd) + 2Ag(r)
Ø Lưu ý: Kim loại đứng trước (trừ K, Na, ) đẩy kim loại đứng sau (trong dãy HĐHH của kim loại) ra khỏi dung dịch muối của chúng.
* Nhôm (Al)
 - Tính chất vật lí: 
- kim loại màu trắng, có ánh kim, nhẹ (D=2,7g/cm)
 	- dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nóng chảy 660C. Độ dẫn điện của nhôm bằng 2/3 độ dẫn điện của đồng
	- Nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi. 
 - Tính chất hóa học:Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại:
+ Tác dụng với oxi à oxít: 4Al(r) + 3O2(k) 2Al2O3(r)
+ Tác dụng với phi kim khác à muối: 2Al(r) + 3Cl2(k) 2AlCl3(r)
+ Tác dụng với dd axít à muối + H2: 2Al(r) + 6HCl(k) à 2AlCl3(r) + 3H2(k)
+ Tác dụng với dd muối à muối mới + KL mới:
 2Al(r) + 3CuSO4(dd) à Al2(SO4)3(dd) + 3Cu(r)
- Nhôm có tính chất hóa học khác: tác dụng với dd kiềm giải phóng khí H2
 - Ứng dụng: 
- làm đồ dùng gia đình, dây dẫn điện, vật liệu xây dựng.
* Sắt ( Fe)
- Tính chất vật lí: 
	- kim loại màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm
	- sắt dẻo nên dễ rèn
	- sắt là kim loại nặng (D= 7,83g/cm), nóng chảy ở 1539C
- Tính chất hóa học:
+ Tác dụng với phi kim:
Với oxi: à oxít vd: 3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r) 
Với clo à muối sắt (III) vd: 2Fe(r) + 3Cl2(k) 2FeCl3(r)
 Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành muối hoặc oxít.
+ Tác dụng với dd axít à muối sắt (II) vd: Fe(r) + 2HCl(dd) à FeCl2(dd) + H2(k)
+ Tác dụng với dd muối à muối sắt (II) vd: Fe(r) + CuCl2(dd) à FeCl2(dd) + Cu(r)
Câu 6. 
* Dãy HĐHH của kim loại: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au
* Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại:
Mức độ họat động hóa học của kim loại giảm dần từ trái qua phải.
Kim loại đứng trước Mg tác dụng với nước ở điều kiện thường à kiềm và khí hiđro.
 2Na(r) +2H2O(l) ® 2NaOH(dd) + H2(k)
Kim loại đứng trước H phản ứng với một số dd axit (HCl, H2SO4 loãng, ) à khí H2.
 2Al(r) +3H2SO4(dd)® Al2(SO4)3(dd) +3H2(k)
Kim loại đứng trước (trừ Na, K) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
 Fe(r) + CuSO4(dd) ® FeSO4(dd) + Cu(r)
Câu 7. 
Hợp kim là chất rắn thu được sau khi làm nguội hỗn hợp nóng chảy của nhiều kim loại khác nhau hoặc của kim loại và phi kim.
Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác (Si, Mn, S...), 
Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác (Si, Mn, S...), 
Gang 
Thép
Thành phần
Gang là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác (Si, Mn, S...), trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2 – 5 %
Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác (Si, Mn, S...), trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%
Tính chất 
Giòn, không rèn, không dát mỏng được 
Đàn hồi, dẻo (rèn, dát mỏng, kéo sợi được), cứng
Sản xuất
- Quặng, than cốc, đá vôi được đưa vào lò. Không khí nóng được thổi từ hai bên lò từ dưới lên Phản ứng tạo khí CO
C(r) + O2(k) CO2(k)
C(r) + CO2 (k) CO(k)
- Khí CO khử oxit sắt trong quặng thành sắt:
CO(k) + Fe2O3(r) 3CO2 (k) + Fe(r)
- Đá vôi bị phân hủy thành CaO. CaO kết hợp với các oxit SiO2có trong quặng tạo thành sỉ.
CaO(r) + SiO2(r) CaSiO3 (r)
- Xỉ nhẹ nổi lên trên và được đưa ra ngoài cửa tháo sỉ. Gang ở dưới được đưa ra ngoài theo cửa thoát gang.
- Thổi khí oxi vào lò đựng gang nóng chảy ở nhiệt độ cao. Khí oxi oxi hóa sắt thành oxit sắt FeO. Sau đó sẽ oxi hóa một số nguyên tố trong gang như: C, Mn, Si, S, P
2Fe + O2 2FeO
FeO(r) + C (r) Fe(r) + CO(k)
FeO + Mn Fe + MnO
- Sản phẩm thu được là thép.
Ứng dụng
Gang trắng: dùng để luyện thép 
Gang xám: đúc bệ máy, ống nước.
Chế tạo chi tiết máy, vật dụng, dụng cụ lao động, vật liệu xây dựng...
Câu 8.
* Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hóa học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại. Vd: cầu, vỏ tàu thuỷ, cửa sắt bị gỉ ...
* Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn: các chất trong môi trường, nhiệt độ của môi trường.
* Biện pháp bảo vệ: 	
- Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: mạ, sơn, tráng men...
- Chế tạo những hợp kim ít bị ăn mòn: hợp kim thép crôm, niken...
Câu 9.
* Tính chất vật lí: 
- Tồn tại ở 3 trạng thái: rắn (C, S, P...), lỏng (Brom...), khí (oxi, nitơ, hiđro...)
- Phần lớn không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.
- Một số độc: clo, brom, iôt
* Tính chất hóa học:
	- Tác dụng với kim loại à muối hoặc oxít
 2Na(r) + Cl2(k) 2NaCl(r)
 	 2Cu(r) + O2(k) 2CuO(r)
- Tác dụng với hiđro à hợp chất khí
 H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k) 
- Tác dụng với oxi à oxít axít
 S(r) + O2(k) SO2(k) 
* Khí Clo (Cl2) 
- Tính chất vật lý:
+ là chất khí, màu vàng lục, tan được trong nước. 
	+ Clo nặng gấp 2,5 lần không khí 
	+ Clo là khí độc
- Tính chất hóa học
+ Tác dụng với kim loại: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
+ Tác dụng với H2: Cl2 + H2 2HCl
+ Tác dụng với NaOH: Cl2 + 2NaOH NaCl + NaClO + H2O
+ Tác dụng với nước: Cl2 + H2O HCl + HClO
- Ứng dụng:
	+ khử trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải sợi, bột giặt
	+ Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, cao su
	+ Điều chế nước giaven, clorua vôi
Đun nhẹ
- Điều chế:
	+ Trong phòng thí nghiệm: 4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Điện phân có màng ngăn
	+ Trong công nghiệp: 
 NaCl(dd) + 2H2O(l) 2NaOH(dd) + H2(k) + Cl2(k)
Câu 10
* Các dạng hình thù của Cácbon:
-Kim cương: cứng, trong suốt, không dẫn điện
- Than chì: mềm, dẫn điện
- Cácbon vô định hình(than gỗ, than đá, than xương, mồ hóng): xốp, không dẫn điện
* Tính chất hóa học:
- Tác dụng với oxi: C(r) + O2(k) CO2(k) + Q
- Tác dụng với oxit kim loại: FeO + C Fe + CO
	CuO + C Cu + CO
* Ứng dụng: Tùy vào tính chất của mỗi dạng thù hình, người ta sử dụng các bon trong đời sống, sản xuất và trong kỹ thuật
- Than chì được dùng làm điện cực, chất bôi trơn, ruột bút chì
- Kim cương: đồ trang sức quý hiếm, mũi khoan, dao 

File đính kèm:

  • docon tap hoa hoc 2.doc
Giáo án liên quan