Đề Cương Ôn Tập Cuối Năm - Hóa Học 8 - Trường PTDT Nội Trú Than Uyên

I. Các chất: oxi, hidro, nước:

+ Tính chất vật lý

 + Tính chất hóa học

 + Điều chế( Lưu ý cách thu và cách thử)

 II. Các khái niệm : sự khử, sự oxi hoá, chất khử, chất oxi hoá, sự oxi hoá chậm, sự cháy.

III. Các loại phản ứng: (4 loại) + Khái niệm

 + Phân biệt, Cho ví dụ

 IV. Bốn loại hợp chất vô cơ (oxit, axit, bazơ, muối):

 - Khái niệm + CTHH

 - Phân loại + Gọi tên

 V. Dung dịch: + Khái niệm dung môi, chất tan, dung dịch

 + Phân biệt : chất tan và dung môi; dung dịch và hỗn hợp

 Dd chưa bão hoà và dd bão hoà

 VI. Độ tan của một chất trong nước (định nghĩa, công thức, vận dụng)

 VII. Tính tan của một số chất trong nước ( axit, bazơ, muối)

 VIII. Nồng độ dung dịch: Nồng độ phần trăm, nồng độ mol: + Định nghĩa

 + Công thức

 + Vận dụng

 IX. Pha chế dung dịch: + Pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước

 + Cách pha loãng 1 dung dịch theo nồng độ cho trước

 

doc10 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề Cương Ôn Tập Cuối Năm - Hóa Học 8 - Trường PTDT Nội Trú Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hất nhường oxi cho chất khác 
+ Sự khử là sự tách oxi ra khỏi hợp chất .
+ Sự oxi hoá là sự tác dụng của một chất với oxi
vd:H2+CuOCu+H2O
- là PUHH giữa đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất .
- VD :
Zn +2 HCl-> ZnCl2 + H2 
4. Oxit – Axít – Bazơ – Muối :
Oxít 
Axít
Bazơ
Muối 
ĐN
 là hợp chất gồm hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi 
VD: CO2, ZnO
Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđrô liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại 
VD: HCl, H2SO4
Phân tử bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (- OH)
-VD: NaOH, Zn(OH)2
Phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit
VD: NaCl, MgSO4
Công thức hoá học 
MxOy
Trong đó :A : là kim loại hoặc phi kim.
x là hoá trị của O
y là hoá trị của A
* Lưu ý x, y là các số đã được tối giản 
HxA
Trong đó :
A : là gốc axit.
x là hoá trị của gốc axit
M(OH)y
Trong đó :
M : là kim loại .
 y là hoá trị của kim loại
MxAy
Trong đó :
M : là kim loại .
A là gốc axit
x là hoá trị của B
y là hoá trị của A
Phân loại 
Có hai loại :
- Oxit axit (OA) thường là oxit của phi kim tương ứng với một axít.
CO2 - H2CO3
SO3 – H2SO4
SO2 – H2SO3
P2O5 – H3PO4
N2O5 – HNO3
- Oxit bazơ (OB) thường là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ
 CaO – Ca(OH)2
Na2O – NaOH
Có hai loại :
- Axit có oxi :H2SO4 
- Axít không có oxi : HCl 
Có hai loại :
- Bazơ tan trong nước ( kiềm): Li(OH)2,NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2,.
- Bazơ không tan trong nước:Cu(OH)2,Fe(OH)2
Có hai loại :
 -Muối trung hoàlà muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại: Na2SO4, KCl, MgSO4 
- Muối axít là: muối mà trong đó gốc axít còn nguyên tử hiđrô chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại:NaHCO3, Ca(HCO)3
Gọi tên 
- Tên oxit = tên nguyên tố + oxit 
VD : K2O : kali oxit
 CaO : canxi oxit 
- Nếu kim loại có nhiều hóa trị : 
+ Tên oxit bazơ: Tên kim loại ( kèm theo hóa trị) + oxit 
VD : FeO : sắt ( II) oxit 
Fe2O3 : sắt ( III) oxit 
- Nếu Phi kim có nhiều hóa trị : 
Tên oxit : tên phi kim( có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim ) + oxit (có tiền tố chỉ nguyên tử oxi ) 
SO3 : Lưu huỳnh trioxit
CO2 : Cacbon đioxit
- Axit không có oxi :
Tên axit : axit + tên phi kim + hiđric
VD : HCl : Axit clohidric
HBr: Axit bromhiđric.
- Axit có oxi :
+ Axit có nhiều nguyên tử oxi :
Tên axit : axit + tên phi kim + ic
VD : H2SO4 : axit sunfuric
HNO3 : axit nitric
+ Axit có ít nguyên tử oxi :
Tên axit : axit + tên phi kim + ơ
H2SO3 : axit sunfurơ
Tên bazơ = tên kim loại (kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hiđroxit
Ví dụ :
NaOH : Natrihidroxxit
Fe (OH)2 sắt (II) hiđroxit
Fe(OH 3 : sắt (III) hiđroxit
Tên muối : tên kim loại 
( kèm hóa trị nếu có 
nhiều hóa trị ) + tên gốc
axit 
CD: NaCl: Natri clorua
MgSO4: Magie sunfat
Cu(NO3)2: Đồng(II)
Nitrat
ZnCO3: k ẽm cacbonat
K3PO4: kaliphotphat
5. Dung dịch – Nồng độ dung dịch : 
- Dung môi là chất có khả năng hoà tan chất khác để tạo thành dung dịch . 
- Chất tan là chất bị hoà tan trong dung môi .
- Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan .
- Nồng độ phần trăm là số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch .
+ Công thức tính nồng độ phần trăm :
C % = 
	Trong đó : 
- Khối lượng chất tan là : mct (gam)
- Khối lượng dd là mdd (gam)
- Nồng độ % là C % 
- Nồng độ mol ( kí hiệu CM của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch . 
CM = 
Trong đó : CM : là nồng độ mol (M hoặc mol/l)
 n : Là số mol chất tan .
 V : là thể tích dung dịch lít)
BÀI TẬP:
 PHẦN TỰ LUẬN:
 Hãy hoàn thành bảng sau:
CTHH
CTHH viết đúng
CTHH viết sai
CTHH sửa lại
Phân loại hợp chất
Gọi tên
NaS
K2HSO3
MgO
N2O5
ZnOH2
SiO2
Na2PO4
Cu(OH)3
Mg2CO3
NAHCO3
H3NO3
Hcl2
Al2(OH)3
Dạng I:
Hãy lập PTHH của những phản ứng có sơ đồ sau:
1. Na2O + H2O ---> NaOH 7. Fe2O3 + CO -- > CO2 + Fe
2. N2O5 + H2O --- > HNO3 8. Fe3O4 + H2 --- > H2O + Fe
3. Al(OH)3 + H2SO4 --- > Al2(SO4)3 + H2O 9. Al + HCl --- > AlCl3 + H2
4. P + O2 --- > P2O5 10. Fe3O4 + CO --- > Fe + CO2
5. KMnO4 --- > K2MnO4 + MnO2 + O2 11. H2 + O2 --- > H2O
6. Cu + AgNO3 --- > Cu(NO3)2 + Ag 12. Cu + HNO3 --- > Cu(NO3)2 + NO + H2O
1.2 Chọn chất thích hợp điển vào chỗ trống rồi hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau:
1. .... + HCl ZnCl2 + H2 8. Al + O2 
2. Zn + H2SO4 ........ + H2 9. H2 + Fe3O4 ..... + .......
3. .......+ O2 H2O 10. P +..... P2O5
4. Na + H2O NaOH +...... 11. P2O5 + H2O ............
5. H2 + .... H2O + Fe 12. ........... KCl + O2
6. Al + HCl AlCl3 + ... 13. S + ..... SO2
7. K2O + H2O ........... 14. PbO + H2 ........... + ......
 15. Fe2O3 + CO Fe + .........
1.3 Cho các sơ đồ phản ứng sau:
 a) FexOy + ........ Fe + H2O
 b) FexOy + CO....... + CO2
 c) .......... + H2O H2SO4
 d) BaO + H2O ............
 e) Fe2O3 + ........ CO2 + Fe
 f) Ca +........ Ca(OH)2 + ...........
 g) Fe + .......... FeCl2 + .............
 h) KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + .......
 k) ............ Fe2O3 + H2O
 * Hoàn thành PTHH theo các sơ đồ phản ứng trên?
 * Phân loại các PTHH?
1.4 Viết PTPƯ xảy ra khi cho:
1. Bari oxit + nước 
2. Sắt (III) oxit + hiđro
3. Kali + nước
4. Nhôm + axit clohiđric
5. Oxi + hiđro
6. Canxi oxit + nước
7. Natri + nước
1.5 Thực hiện sơ đồ chuyển hóa sau (dành cho HS khá giỏi)
 a) Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3 CaO
 b) P P2O5 H3PO4 H2 Fe FeSO4
 c) KMnO4 O2 H2O KOH K2CO3
 d) S → SO2 → H2SO3 
 e) Cu → CuO → Cu
 f) P → P2O5 → H3PO4
 g) Ca → CaO → Ca(OH)2 → CaCO3 
1.6 Hãy lập các PTHH theo sơ đồ phản ứng sau:
1. Sắt (III) oxit + Nhôm Nhôm oxit + Sắt
2. Nhôm oxít + Cacbon Nhôm cacbua + khí cacbon oxit
3. Đồng (II) hiđroxit Đồng (II) oxit + nước
4. Natri oxit + Cacbon đioxit Natri cacbonat
5. Magie + Axit sunfuric Magie sunfat + khí hiđro
6. Photpho + Oxi Điphotpho pentaoxit
1.7 Lập các PTHH sau:
 a. Sắt (III) oxít + cacbon oxít → sắt + cacbon điôxit
 b.Canxi ôxít + axit nitric → canxi nitrat + nước
 c.Magiê hiđrôxit + axit sunfuric → Magie sunfat + nước
 d. Kaliclorat → kaliclorua + khí oxi
 e.khí Hiđrô + kẽm oxít → kẽm + nước
 g. Lưuhuỳnhđi oxít + nước → axitsunfurơ
 h. kẽm + axít sunfuric loãng → kẽm sunfát + khí hiđrô
1.8 Xác định chất oxi hóa, chất khử, sự khử, sự oxi hóa trong các phản ứng sau:
a. Fe2O3 + 2Al 2Fe + Al2O3
b. Fe3O4 + 4H2 3Fe + 4H2O
c. Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 
Dạng II:
Có 4 lọ đựng khí bị mất nhãn: CO2, O2, H2, không khí. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: Oxi, khí cacbonic và khí hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
2.3 Nêu phương pháp hóa học nhận biết:
+ Các chất lỏng:
HCl, H2O, Ca(OH)2,KOH
H2SO4, NaCl, NaOH, H2O
+ Các chất khí:
CO2, O2, H2, Không khí
H2, O2, N2, CO
+ Các chất rắn:
K, Fe, Cu, Ba
Na2O, Na, Zn, Ag
K2O, K, Ca, CaO
P2O5, CaO, Fe, SiO2
Dạng III:
Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố có trong các hợp chất sau:
a. Fe2O3 c. Al2(SO4)3
b. H2SO4 d. Cu(NO3)2
3.2 Xác định CTHH các hợp chất sau:
a. Hợp chất A biết: Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố là:
40% Cu, 20% S và 40% O. Trong phân tử hợp chất có 1S.
b. Hợp chất D biết: 0,2 mol hợp chất D có chứa 9,2 gam Na, 2,4 gam C và 9,6 gam O
c. Nung 2,45 gam chất A thấy thoát ra 672 ml O2 (ở đktc). Phần rắn còn lại chứa 52,35% K và 47,65% Cl. Tìm CTHH của A.
d. Chất B có thành phần phân tử : 23,8%C, 5,9%H, 70,3%Cl và PTK = 50,5.
e. Tìm công thức của oxit sắt trong đó sắt chiếm 70% khối lượng.
 3.3 Cho biết khối lượng mol một oxit của kim loại là 80. Thành phần phần trăm về khối lượng của kim loại trong oxit đó là 80%.Lập CTHH của oxit? Gọi tên oxit đó? Viết PTHH điều chế oxit đó?
 3.4 Một hợp chất ( A ) có tỷ lệ về khối lượng của nitơ và oxi là mN : mO = 7: 16, biết MA = 46đvC.
Xác định công thức phân tử của (A)?
Đọc tên hợp chất?
Phân loại hợp chất?
4. Dạng IV:
4.1. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí H2 để khử 32 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao. Hãy:
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính thể tích khí H2 (ở đktc) cần dùng.
c. Tính số gam Fe thu được sau phản ứng.
4.2. Khử 50 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2. Tính thể tích khí H2 cần dùng 
ở đktc. Biết rằng trong hỗn hợp CuO chiếm 20% về khối lượng.
4.3. Cho 6,5 gam kẽm phản ứng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng ZnCl2 tạo thành và thể tích khí H2 (ở đktc) sau phản ứng?
4.4. Hòa tan 4,6 gam Natri vào trong nước dư.
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính khối lượng Natri hiđroxit thu được?
 c. Tính thể tích khí thu được ở đktc?
4.5. Cho 19,5 gam Zn tác dụng hết với dd axit clohiđric dư tạo thành kẽm clorua và khí hiđro.
 a. Viết PTHH xảy ra?
 b. Tính thể tích khí H2 sinh ra ở đktc và khối lượng axit cần dùng?
 c. Đốt lượng khí H2 thu được ở trên ngoài không khí. Tính thể tích không khí cần dùng. Biết oxi chiếm 20% thể tích khôngg khí.
4.6. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng CO dư để khử hoàn toàn sắt từ oxit thu được khí CO2 và 16,8 gam sắt.
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính khối lượng sắt từ oxit đã phản ứng?
c. Tính thể tích CO đã phản ứng (ở đktc). Biết rằng người ta đã dùng khí CO dư 10% so với lý thuyết.
4.7. Hòa tan hoàn toàn 10,8 gam Nhôm bằng dd axit clohiđric dư.
a. Viết PTHH xảy ra?
b. Tính thể tích khí hiđro thu được (ở đktc)?
c.Tính khối lượng muối Nhôm clorua sinh ra?
Dạng V:
Đốt cháy 7,75 gam photpho trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (ở đktc) tạo thành đi photpho penta oxit.
Photpho hay Oxi, chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
Tính khối lượng đi photpho pentaoxit thu được sau phản ứng?
Cho 22,4 gam Sắt tác dụng với dd loãng chứa 24,5 gam axit sunfuric.
Viết PTHH xảy ra?
Chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?
Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc?
Tính khối lượng muối sắt tạo thành?
 5.3 Để điều chế oxit sắt từ 1 nhóm học sinh đã dùng 22,4gam sắt đốt trong 4,48 lít không khí (đktc)
Viết PTHH?
Sau phản ứng c

File đính kèm:

  • docon tap hoa 8 hoc ki 2.doc