Đề cương bài giảng Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả - Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su
Lời nói đầu . 1
Mục lục . 2
CHƢƠNG I: MỞ ĐẦU . 8
1.1. Giới thiệu môn học . 8
1.1.1. Sự cần thiết của môn học . 8
1.1.2. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 8
1.2. Khái niệm SDNL TK&HQ . 8
1.2.1. Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm . 8
1.2.2. Khái niệm sử dụng năng lượng hiệu quả . 9
1.2.3. Khái niệm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 9
1.3. Vai trò của việc SDNL TK&HQ đối với đời sống của con ngƣời . 9
1.3.1. Sự cần thiết phải SDNL TK&HQ . 9
1.3.2. Vai trò của việc SDNL TK&HQ đối với đời sống của con người. 9
1.4. Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc SDNL TK&HQ . 10
1.4.1. Tầm quan trọng của việc SDNL TK&HQ . 10
1.4.2. Ý nghĩa của việc SDNL TK&HQ . 10
CÂU HỎI ÔN TẬP KẾT THÚC CHƢƠNG I. 11
CHƢƠNG II: NĂNG LƢỢNG. 11
2.1. Khái niệm năng lƣợng . 11
2.1.1. Năng lượng . 11
uyên tử, với hy vọng đến năm 2017 – 2020 nhà máy điện nguyên tử đầu tiên sẽ đưa vào hoạt động, gồm 2 lò phản ứng nước áp lực PWR công suất 2000MW. Tổng vốn đầu tư giai đoạn này vào khoảng 3 tỷ USD. Vị trí được lựa chọn để đặt nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam là tỉnh Ninh Thuận. Các nhà khoa học, môi trường và dư luận đang rất quan tâm đến dự án này. [7] 2.3.3. Vai trò của năng lƣợng đối với đời sống con ngƣời - Năng lượng cần cho sự sống của con người: đem lại sự sống cho con người, vạn vật; phục vụ các nhu cầu thiết yếu: sưởi ấm, nấu chín thức ăn, thắp sáng, sử dụng phương tiện giao thông Đảm bảo các hoạt động cho sinh hoạt, sản xuất, hoạt động dịch vụ. - Năng lượng là thành tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất: công nghiệp (xăng dầu được coi là "máu" của công nghiệp), nông nghiệp, giao thông vận tải. 2.4. Tình hình khai thác tài nguyên năng lƣợng và ảnh hƣởng đối với môi trƣờng - Tổ tiên của chúng ta đã biết sử dụng lửa từ hàng trăm nghìn năm trước. Khi con người còn sinh hoạt trong hang động thì lửa được sử dụng để chiếu sáng, sưởi ấm và nấu nướng. Nguồn năng lượng động lực trong thời kỳ đó là sức người và gia Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Áp dụng cho hệ trung cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su 30 | 6 4 súc. Sau đó, nhờ sử dụng lửa, tổ tiên chúng ta đã làm ra được đồ gốm và các công cụ bằng kim loại. Với những công cụ đó, con người đã thực hiện được các hoạt động sản xuất như canh tác, trồng trọt và chăn nuôi, qua đó các cộng đồng xã hội được hình thành. Có thể nói rằng lửa chính là xuất phát điểm của nền văn minh nhân loại. - Vào cuối thể kỷ 18, máy hơi nước dùng nhiên liệu than đá được phát minh ở Anh. Từ đó, cuộc cách mạng về năng lượng động lực bùng nổ và dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp. Hơn nữa, với kỹ thuật của động cơ đốt trong và sử dụng điện ở thế kỷ 19, nhiều phát minh có tính bước ngoặt đã ra đời, đẩy mạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tạo ra một xã hội phong phú và tiện lợi như ngày nay. [8] (a) Nhật (b) Pháp Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Áp dụng cho hệ trung cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su 31 | 6 4 (c) Mỹ Hình 2.15: Biểu đồ biểu diễn các nguồn nhiên liệu sản xuất điện của vài nước trên thế giới hiện nay. (a) Nhật; (b) Pháp; (c) Mỹ. ( nhat.htm) - Hiện tại, ở các nước phát triển tiên tiến, tiêu thụ năng lượng bình quân trên đầu người cao hơn 50 lần so với xã hội cổ đại và cao hơn 10 lần so với thời điểm trước cuộc cách mạng công nghiệp. - Thế nhưng từ giữa thế kỷ 20, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng lên một cách nhanh chóng, đây là nguyên nhân khiến chúng ta không thể thờ ơ với vấn đề ô nhiễm môi trường trái đất. Hơn nữa, dân số tăng lên càng làm tăng thêm lo lắng về sự cạn kiệt của tài nguyên năng lượng. - Để duy trì cuộc sống văn minh của mình, con người cần sử dụng năng lượng, nhưng đã đến lúc chúng ta cần phải xem xét lại mối quan hệ giữa năng lượng và môi trường. 2.4.1. Tình hình khai thác các nguồn tài nguyên năng lƣợng - Sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng do sự khai thác không hợp lí: cạn kiệt các nguồn tài nguyên năng lượng hoá thạch, gỗ, củi -Ví dụ: tại Việt Nam, tổn thất trong khai thác dầu khí là 50-60%, than hầm lò là 40-60% còn trong chế biến vàng là 60-70%. Đây chỉ là ba trong những con số đau xót về tình trạng lãng phí sử dụng tài nguyên và nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất Việt Nam đã được công bố tại hội thảo "Phát triển bền vững ngành và doanh nghiệp" sáng 10/9/2004 tại Hà Nội. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Áp dụng cho hệ trung cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su 32 | 6 4 Hình 2.16: Thiếu quy hoạch, đổ thải bừa bãi trong khai thác than là nguyên nhân gây bụi, bẩn, ô nhiễm môi trường. ( - Sự ô nhiễm môi trường do khí thải của việc khai thác, sử dụng một số loại năng lượng có thể gây ô nhiễm. - Sự biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường do sử dụng các nguồn năng lượng hoá thạch, hoặc những nguồn năng lượng trong lòng đất. - Nhu cầu năng lượng ngày càng cao do nhu cầu tăng trưởng kinh tế, phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. - Nguồn năng lượng được sử dụng chủ yếu vẫn là các nguồn năng lượng hóa thạch như than đá, dầu, khí tự nhiên, - Điện năng là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vì nó dễ dàng được chuyển hóa từ các dạng năng lượng khác; đồng thời khi sử dụng điện năng cũng dễ dàng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác như cơ năng, nhiệt năng, quang năng,vì vậy việc sản xuất điện năng có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược năng lượng của mỗi quốc gia. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Áp dụng cho hệ trung cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su 33 | 6 4 2.4.2. Ảnh hƣởng đối với môi trƣờng - Việc khai thác năng lượng sẽ gây tác động nhiều mặt đến môi trường đất, nước, không khí, thảm thực vật, cư dân bản địa. Việc sử dụng các nguồn năng lượng hóa thạch làm gia tăng hiệu ứng nhà kính là một trong những nguyên nhân chủ yếu tác động xấu đến môi trường trên Trái đất ở quy mô lớn. Hình 2.17: Vùng rừng keo rộng lớn ở Quảng Khê – Đăk Nông bị dân địa phương chặt đốt để lấy đât canh tác ( hoang/148/6883476.epi) - Quá trình quang hợp của cây xanh lấy đi một phần CO2 trong không khí tạo nên các điều kiện khoa học tương đối ổn định trên Trái đất. [9] - Hiệu ứng nhà kính được xác định chủ yếu do các khí gây ra như CO2, CH4. N20, O3, CFC, dẫn đến hậu quả như ảnh hưởng đến nguồn nước, đến tài nguyên bờ biển, đến sức khỏe con người, ảnh hưởng lâm nghiệp, năng lượng - Các nhà máy điện và môi trường sinh thái: + Các nhà máy nhiệt điện là nguồn phát thải CO2 chính. Ngoài ra còn thải ra khí thuỷ ngân và một số khí độc khác như SO2, NOx (nitrogen ôxít). + Các nhà máy thủy điện có thể làm thay đổi sự cân bằng hệ động vật thủy sinh Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Áp dụng cho hệ trung cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su 34 | 6 4 + Các nhà máy điện hạt nhân phát triển sinh nguồn phóng xạ ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Hình 2.18: Khói bụi và khí độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp. ( 2.5. Xu hƣớng sử dụng nguồn tài nguyên năng lƣợng hiện nay 2.5.1. Xu hƣớng sử dụng nguồn tài nguyên năng lƣợng ở Việt Nam hiện nay - Kỷ nguyên sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch giá rẻ được dự báo sẽ sớm kết thúc do nguồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt trong tương lai không xa. - Việt Nam là nước có tiềm năng lớn và khá đa dạng về các nguồn NLTT như thủy điện nhỏ, mặt trời, gió, địa nhiệt, năng lượng biển. Nhưng đến nay, các nguồn năng lượng này vẫn chưa được khai thác nhiều và hiệu quả. Khó khăn lớn nhất cho sự phát triển NLTT hiện nay cũng như trong tương lai gần là giá thành NLTT vẫn cao hơn các dạng năng lượng truyền thống. Đặc biệt đối với Việt Nam, giá than nội địa rẻ hơn nhiều so với giá quốc tế, giá điện chưa phản ánh đầy đủ chi phí nên giá thành NLTT của nhiều loại hình công nghệ càng cao hơn so với giá năng lượng truyền thống. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Áp dụng cho hệ trung cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su 35 | 6 4 Hình 2.19: Biểu đồ so sánh năng lượng của Việt Nam so với năng lượng trung bình trên thế giới ( nam/) - Chính vì vậy mà Việt Nam đã đặt ra xu hướng sử dụng nguồn tài nguyên năng lượng hiện nay là đẩy mạnh việc sử dụng các nguồn năng lượng thay thế (năng lượng tái tạo), đặc biệt là những năng lượng sạch đối với môi trường sao cho quy hoạch tổng thể phát triển NLTT đòi hỏi hài hòa lợi ích cả về kinh tế lẫn hiệu quả về môi trường. 2.5.2. Xu hƣớng sử dụng nguồn tài nguyên năng lƣợng trên thế giới hiện nay - Đến năm 2030, nhu cầu về các nguồn năng lượng trên thế giới sẽ tăng 35% so với năm 2005, ngành công nghiệp của thế giới cũng sẽ tiêu dùng nhiều nhiên liệu hơn. Tuy nhiên, nhu cầu tăng lên ở các ngành không giống nhau. Chẳng hạn, nhờ nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm bớt đốt nhiên liệu, việc sử dụng năng lượng trong ngành điện năng là không thay đổi. [10] - Khu vực tiêu thụ năng lượng chủ yếu là Châu Á, đặc biệt Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đang phát triển với tốc độ rất cao. Theo các dự báo, GDP của các nước không thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) sẽ tăng với tốc độ trung bình 5%/năm, còn GDP của các nước thành viên OECD sẽ tăng khoảng 2%/năm. Nhu cầu về các nguồn năng lượng tại các nước không thuộc OECD cao hơn nhu cầu của các nước phát triển tới 75%. Nguyên nhân chủ yếu ở đây không chỉ là do tốc độ phát triển của các nền kinh tế, mà còn do các nước phát triển áp dụng ngày càng nhiều các công nghệ sử Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Áp dụng cho hệ trung cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su 36 | 6 4 dụng năng lượng có hiệu quả, bù đắp lại một phần đáng kể nhu cầu đang tăng lên về năng lượng hiện nay trong tất cả các mặt. (a) Mô hình hệ thống điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia (b) Thang dây mặt trời đầu tiên trên thế giới trong khu trượt tuyết thị trấn Tenna – Thụy Sĩ ( Hình 2.20: Năng lượng tái tạo được sử dụng ngày càng phổ biến. (a) trong các hộ gia đình; (b) trong hoạt động dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Áp dụng cho hệ trung cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Cao su 37 | 6 4 - Trên thực tế, xu hướng này sẽ diễn ra ở mọi lĩnh vực. Chẳng hạn, sự gia tăng thu nhập ở các hộ kinh tế gia đình có thể sẽ dẫn tới sự gia tăng 50% nhu cầu về năng lượng trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở. - Do vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn năng lượng ở các nước phát triển là vô cùng cấp bách và cần thiết. - Xu hướng năng lượng được sử dụng trong tương lai là hững nguồn năng lượng mới, tái sinh và không ô nhiễm, dù hiện tại hiệu suất còn chưa cao nhưng hy vọng rằng, trong tương lai, với những tiến bộ khoa học, chúng sẽ được sử
File đính kèm:
- Đề cương bài giảng su dung nang luong hieu qua.pdf