Đề 7 thi tuyển sinh đại học 2010 môn thi: hoá – khối a

Dựa vào nhiệt độ nóng chảy hãy dự đoán xem liên kết trong các chất sau đây là liên kết gì ? ( nhiệt độ nóng chảy ghi trong ngoặc)

 (1) H2O ( Oo C)

 (2) Muối ăn NaCl ( 810o C )

 (3) Băng phiến tức naphtalen C10H8 (80O C)

 (4) n-butan C4H10 (-1380 C )

A. Liên kết ion (2), còn lại (1), (3), (4) có liên kết cộng hóa trị.

B. Liên kết ion (2), (3) còn lại (1) và (4) có liên kết cộng hóa trị.

C. Liên kết ion (1), (2) còn lại (3), (4) có liên kết cộng hóa trị.

D. Liên kết ion (3), (4) còn lại (1), (2) có liên kết cộng hóa trị.

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 7 thi tuyển sinh đại học 2010 môn thi: hoá – khối a, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó điện tích hạt nhân từ 1 đến 19 (z =1 đến 19 ). Những nguyên tố nào chỉ có lớp K ở trạng thái cơ bản?
 A. Hiđro B. Heli C. Li D. A và B đúng.
Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về nhóm A. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có đặc điểm cấu tạo nguyên tử chung là:
 A. có số electron như nhau.
 B. có số lớp electron như nhau.
 C. có số electron lớp ngoài cùng như nhau.
 D. có cùng số electron s hay p.
Những tính chất nào sau đây của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần?
 A. Số lớp electron
 B. Số electron lớp ngoài cùng 
 C. Nguyên tử khối 
 D. Số proton trong hạt nhân nguyên tử .
X và Y là hai nguyên tố halogen ở 2 chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Để kết tủa hết ion X–, Y– trong dung dịch chứa 4,4g muối natri của chúng cần 150ml dung dịch AgNO3 0,4M. X và Y là:
A. Flo, clo	B. Clo, brom	
C. Brom, iot	D. Không xác định được.
Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng?
Số hiệu nguyên tử của một nguyên tố bằng số điện tích hạt nhân.
Số electron trong nguyên tử và ion bằng số proton. 
Số proton bằng số nơtron trong hạt nhân nguyên tử. 
Số obitan trong nguyên tử bằng số lớp electron. 
Cho 10,6g Na2CO3 vào 12g dung dịch H2SO4 98% sẽ thu được bao nhiêu gam dung dịch? Nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn?
A. 18,2g và 14,2g	B. 18,2g và 16,16g	
C. 22,6g và 16,16g	D. 7,1g và 9,1g. 	
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp khí E gồm hai khí X, Y có tỷ khối so với hiđro bằng 22,805. Công thức hoá học của X và Y là:
A. H2S và CO2.	B. NO2 và SO2.
C. NO2 và CO2	D. CO2 và SO2
Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào NH3 không thể hiện tính khử :
A.	2NH3 + 3CuO đ	3Cu + N2 + 3H2O
B.	NH3 + HCl	 đ	NH4Cl
C. 	4NH3 + 5O2 đ 4NO + 6H2O
D.	2NH3 + CuCl2 + 2H2O đ 	Cu(OH)2 + 2NH4Cl
Sự phá huỷ kim loại hay hợp kim do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường được gọi đúng nhất bằng thuật ngữ nào sau đây?
A. Sự khử kim loại 	B. Sự ăn mòn kim loại 
C. Sự ăn mòn hoá học 	 D. Sự ăn mòn điện hoá.
Nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40, sô hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây?
A. Ca (Z=20)	 B. Mg (Z=12)	
C. Al (Z=13)	 D. Fe (Z=26).
Dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối thì phương pháp đó gọi là:
A. Phương pháp nhiệt luyện	B. Phương pháp thuỷ luyện
C. Phương pháp điện luyện	D. Phương pháp thuỷ phân.
Trong công nghiệp, amoniac được điều chế từ N2 và H2 bằng phương pháp tổng hợp:
N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k)	; DH < 0
Cân bằng hoá học sẽ chuyển dời về phía tạo ra NH3 nếu ta:
 A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất.
 B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất.
 C. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất.
 D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất.
Đốt hỗn hợp khí gồm V lít khí O2 và V lít khí NH3 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất), có xúc tác. Hỗn hợp khí và hơi thu được sau phản ứng là:
A. N2, H2O	B. NH3, NO, H2O
C. O2, N2, H2O	 D. H2O, O2, NO.
Clo và axit clohiđric tác dụng với kim loại nào thì cùng tạo ra một loại muối?
	A. Fe	B. Cu
	C. Ag	D. Zn
Phản ứng hóa học nào sau đây chứng tỏ HCl có tính khử?
	A. HCl + NaOH đ NaCl + H2O
	B. HCl + Mg đ MgCl2 + H2
	C. 4HCl + MnO2 đ MnCl2 + Cl2 + 2H2O
	D. HCl + NH3 đ NH4Cl
Tại sao dung dịch H2S trong nước để lâu ngày trở nên vẩn đục? Cách giải thích nào sau đây là đúng? Vì:
 A. H2S tác dụng với N2 không khí tạo ra S không tan.
 B. H2S tác dụng với O2 không khí tạo ra S không tan.
 C. H2S tác dụng với H2O tạo ra S không tan.
 D. Một nguyên nhân khác.
Trong phòng thí nghiệm, dung dịch axit HF được bảo quản trong bình làm bằng chất nào sau đây? 
 A. Thuỷ tinh	 B. Gốm sứ	 C. Kim loại 	D. Nhựa teflon.
Tại sao người ta có thể nhận biết khí H2S bằng tờ giấy tẩm dd Pb(NO3)2? Bởi vì:
 A. phản ứng tạo kết tủa màu đen.
 B. phản ứng tạo kết tủa màu vàng.
 C. phản ứng tạo kết tủa màu nâu.
 D. phản ứng tạo kết tủa màu xanh.
Cho m gam hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dd HCl( dư) thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc) . Cho hỗn hợp khí này đi qua dd Pb(NO3)2 dư thu được 23,9 g kết tủa màu đen. Biết Pb =207, N =14, O =16. Giá trị của m là:
 A. 6,39 B. 9,63 C. 9,36 D. 93,6
Hấp thụ hoàn toàn 12,8g SO2 vào 250ml dd NaOH 2M. Khối lượng muối tạo thành sau phản ứng là:
 A. 25,6 gam B. 25,2 gam C. 12,6 gam D. 26,1 gam
Trên một đĩa cân ở vị trí thăng bằng có hai cốc đựng cùng một khối lượng như nhau của dung dịch H2SO4 đặc 98% (cốc1) và dung dịch HCl đặc 37% (cốc2). Thêm một khối lượng như nhau của sắt vào hai cốc, sau khi phản ứng kết thúc vị trí thăng bằng của cân thay đổi như thế nào?
 A. Lệch về phía cốc 1 B. Lệch về phía cốc 2 
 C. Cân ở vị trí cân bằng. C. Không xác định được.
Cho 21,6g một kim loại chưa biết hoá trị tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít N2O (đktc). Kim loại đó là: 
A. Na 	B. Zn	C. Mg	D. Al.
H2SO4 98 % , khối lượng riêng là 1,84g/ml người ta muốn pha loãng H2SO4 trên thành dd H2SO4 20%. Cách làm nào sau đây là đúng?
 A. Rót nhanh nước vào H2SO4, khuấy đều.
 B. Rót nhanh H2SO4 98% vào nước, khuấy đều.
 C. Rót từ từ H2SO4 98% vào nước, khuấy đều.
 D. Rót từ từ nước vào H2SO4, khuấy đều.
Cặp khí nào có thể tồn tại đồng thời trong một bình chứa ?
 A. H2S và SO2 
 B. O2 và Cl2
 C. HI và Cl2
 D. NH3 và HCl
Cho phương trình hóa học: 
SO2 + KMnO4 + H2O đ K2SO4 + MnSO4 + H2SO4
Vai trò của SO2 trong phản ứng này là:
 A. Chất khử 
 B. Chất oxi hóa
 B. Vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa
 C. Không là chất khử không là chất oxi hóa.
Dẫn hai luồng khí clo đi qua NaOH: Dung dịch 1 loãng và nguội; Dung dịch 2 đậm đặc và đun nóng đến 1000C. Nếu lượng muối NaCl sinh ra trong hai dung dịch như nhau, bằng 0,1mol thì tổng thể tích clo (đktc) đi qua hai dung dịch trên là:
a. 5,384 lít	 B. 3.584 (lít).
C. 6,72	 lít	D 13,44 lít.
Khả năng khử của các đơn chất kim loại kiềm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là:
A. giảm	B. tăng
C. không thay đổi	D. vừa tăng vừa giảm.
Để khử một lượng nhỏ thủy ngân không may thoát ra trong phòng thí nghiệm, người ta dùng hoá chất nào sau đây?
 A. Dung dịch HNO3	 B. Dung dịch Ca(OH)2
 C. Bột lưu huỳnh	D. Dung dịch HCl.
Một bình cầu dung tích 448ml được nạp đầy oxi rồi cân. Phóng điện để ozon hoá, sau đó nạp thêm cho đầy oxi rồi cân. Khối lượng trong hai trường hợp chênh lệch nhau 0,03 gam. Biết các thể tích nạp đều ở đktc. Thành phần % về thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là bao nhiêu?
 A.9,375% B. 10,375% C. 8,375% D.11,375%
Phân tử CH4 có dạng hình học nào sau đây?
A. Dạng tam giác.	B. Dạng đường thẳng.
C. Dạng góc.	D. Dạng tứ diện đều.
Chia một lượng hỗn hợp hai rượu no, đơn chức thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn được 2,24 lít CO2 ở đktc.
– Phần 2: Tách nước hoàn toàn được hỗn hợp 2 anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp anken này thu được m gam H2O. m có giá trị là:
A. 1,2g	B. 2,4g	C. 3,6g	D. 1,8g.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon liên tiếp trong dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 12,6g H2O. Hai hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng nào?
A. Ankan 	B. Anken 	C. Ankin 	D. Aren.
Cho hỗn hợp gồm 0,01 mol HCOOH và 0,02 mol HCHO tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong amoniac thì khối lượng Ag thu được là: 
A. 108g	B. 10,8g	C. 216g	D. 21,6g.
Chất hữu cơ X có thành phần gồm C, H, O trong đó oxi chiếm 53,33% khối lượng. Khi thực hiện phản ứng tráng gương, từ 1 mol X cho 4 mol Ag. Công thức phân tử của X là:
A. HCHO	B. (CHO)2 	C. CH2(CHO)2 	 D. C2H4(CHO)2.
Đun hỗn hợp 3 rượu no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140OC thì số ete thu được là bao nhiêu?
A. 3	B. 4	C. 6	D. 7.
Xà phòng hoá 22,2 gam hỗn hợp 2 este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH. Khối lượng NaOH nguyên chất đã phản ứng là: 
A. 8 gam	B. 12 gam	C. 16 gam	D. 20 gam.
Xà phòng hoá 22,2 gam hỗn hợp hai este là HCOOC2H5 và CH3COOCH3 đã dùng vừa hết 200ml dung dịch NaOH. Nồng độ mol của dung dịch NaOH là: 
A. 0,5M	B. 1,0M	C. 1,5M	D. 2M.
Cho ba rượu: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH. Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt các rượu trên?
A. H2SO4 đặc/1400C	B. H2SO4 đặc/1700C
C. Kim loại kiềm	D. CH3COOH/H2SO4 đặc, nhiệt độ.
Có ba chất lỏng, không màu là benzen, toluen, stiren. Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết mỗi chất trên?
A. Dung dịch Br2 	B. Dung dịch KMnO4 
C. Dung dịch H2SO4 	D. Dung dịch NaOH.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp gồm CH4, C4H10 và C2H4 thu được 0,14 mol CO2 và 0,23 mol H2O. Số mol của ankan và anken có trong hỗn hợp lần lượt là:
A. 0,09 và 0,01	B. 0,01 và 0,09
C. 0,08 và 0,02	D. 0,02 và 0,08.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm một ankan và một anken. Cho sản phẩm cháy lần lượt đi qua bình 1 đựng P2O5 dư và bình 2 đựng KOH rắn, dư thấy bình 1 tăng 4,14g; bình 2 tăng 6,16g. Số mol ankan có trong hỗn hợp là:
A. 0,06	 B. 0,09	 C. 0,03	 D. 0,045.	
Glixerol tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, còn etanol không phản ứng vì lí do nào sau đây ?
A. Độ linh động của hiđro trong nhóm OH của glixerol cao hơn etanol.
B. Do ảnh hưởng qua lại của các nhóm OH liền kề.	 
C. Đây là phản ứng đặc trưng của rượu đa chức với các nhóm OH liền kề.
D. Vì một lí do khác.
Tính chất axit của dãy đồng đẳng của axit fomic biến đổi theo chiều tăng của khối lượng mol phân tử là:
A. tăng	B. giảm
C. không thay đổi 	D. vừa giảm vừa tăng.
Sự biến đổi tính chất axit của dãy CH3COOH, CH2ClCOOH, CHCl2COOH là:
A. tăng.	B. giảm.
C. không thay đổi. 	D. vừa giảm vừa tăng.
Tách nước hoàn toàn từ hỗn hợp X gồm hai rượu M và N ta được hỗn hợp Y gồm các olefin. Nếu đốt cháy hoàn toàn X thì thu được 1,76g CO2. Vậy khi đốt cháy hoàn toàn Y thì tổng khối lượng nước và cacbonic tạo ra là:
A. 2,94g	B. 2,48g	
C. 1,76g	D. 2,76g
Cho 1,24g hỗn hợp hai rượu đơn chức tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 336 ml H2 (đktc) và m (g) muối natri. Khối lượng muối natri thu được là:
A. 1,93 g	B. 2,93 g	
C. 1,9g	D. 1,47g 
Cho 3,38g hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra 672 ml khí (ở đktc) và 

File đính kèm:

  • docDai hoc Hoa 2010 so 8.doc