Đề 6 Trắc nghiệm hóa vô cơ

967. Đem điện phân 200 mL dung dịch CuSO

4

1,5 M, dùng điện cực trơ, cường độdòng điện

2 A, trong thời gian 5 giờ21 phút 40 giây. Sự điện phân có hiệu suất 100%, không có

hơi nước thoát ra. Khối lượng dung dịch thu được sau khi điện phân sẽnhưthếnào so

với dung dịch trước khi điện phân?

A. Giảm 12,8 gam B. Giảm 3,2 gam

C. Giảm 16 gam D. Tăng

(Cu = 64; O = 16; N = 14; H = 1)

pdf24 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề 6 Trắc nghiệm hóa vô cơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết 1,635 gam hỗn hợp X, gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kỳ kế tiếp nhau 
trong bảng phân loại tuần hoàn, vào nước có 336 mL H2 thoát ra (đktc). Phần trăm khối 
lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X là: 
 A. 28,13%; 71,87% B. 23,85%; 76,15% 
 C. 47,71%; 52,29% D. 81,35%; 18,65% 
(Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85,5; Cs = 133; Fr = 223) 
1037. Hòa tan hết 1,22 gam hỗn hợp gồm Na và một kim loại kiềm X vào nước, để trung hòa 
dung dịch thu được cần dùng 60 mL dung dịch HNO3 1 M. X là: 
 A. Cs B. Rb C. K D. Li 
(Li = 7; Na = 23; K = 39; Rb = 85,5; Cs = 133) 
1038. Dùng thuốc thử nào để nhận biết được 4 dung dịch sau: H2SO4, BaCl2, K2SO4; 
Na2CO3? 
 A. Quì tím B. Ba(HCO3)2 C. Mg D. (A), (B), (C) 
1039. Oxi hóa hoàn toàn kim loại M bằng oxi cần dùng lượng oxi bằng 25% lượng M. M là: 
 A. Zn B. Ca C. Cu D. Fe 
(Zn = 65; Ca = 40; Cu = 64; Fe = 56) 
1040. Một mẫu nước có chứa các ion Ca2+, Mg2+, HCO3-, Cl-, SO42-. 
 A. Đây là một loại nước cứng. B. Đây là một loại nước cứng tạm thời. 
 C. Đây là một loại nước cứng vĩnh cửu. D. Đây là một loại nước cứng toàn phần. 
1041. Để trung hòa 100 mL dung dịch hỗn hợp NaOH 1 M – Ba(OH)2 0,1 M – KOH 1,5 M 
cần dùng bao nhiêu thể tích dung dịch hỗn hợp HCl 1 M – HNO3 1,5 M – H2SO4 1 M? 
 A. 60 mL B. 50 mL C. 40 mL D. 70 mL 
Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 11
1042. Hỗn hợp A gồm một kim loại X hóa trị II và oxit của nó. Cần dùng 200 mL dung dịch 
HCl 2 M để phản ứng vừa đủ với 9,6 gam hỗn hợp A. X là: 
 A. Mg B. Ca C. Zn D. Ba 
(Mg = 24; Ca = 40; Zn = 65; Ba = 237) 
1043. Hòa tan 18,4 gam hỗn hợp X, gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kế tiếp trong 
phân nhóm chính nhóm II, trong nước cần dùng 4,48 lít CO2 (đktc). Phần trăm khối 
lượng mỗi muối trong hỗn hợp X là: 
 A. 45,65%; 54,35% B. 40,56%; 59,44% 
 C. 48,32%; 51,68% D. 53,75%; 46,25% 
(Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137; C = 12; O = 16) 
1044. Hòa tan 9,5 gam muối clorua của một kim loại hóa trị II vào nước, được dung dịch. Cho 
dung dịch này tác dụng với lượng dư dung dịch xút, lọc lấy kết tủa đem hòa tan hết 
trong dung dịch H2SO4. Sau khi cô cạn dung dịch thì thu được muối sunfat khan có 
khối lượng nhiều hơn muối clorua lúc đầu là 2,5 gam. Công thức của muối sunfat thu 
được là: 
 A. ZnSO4 B. CuSO4 C. FeSO4 D. MgSO4 
(Zn = 65; Cu = 64; Fe = 56; Mg = 24; Cl = 35,5; S = 32; O = 16) 
1045. Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Ca2+, Fe2+, HCO3-, Cl-, SO42-, NO3-. Để loại hết 
các cation trên trong dung dịch trên thì dùng hợp chất nào? 
 A. Xôđa B. Natri photphat 
 C. (A), (B) D. Nước vôi 
1046. Một loại khoáng đôlômit (dolomite) coi như chỉ gồm hỗn hợp hai muối MgCO3 và 
CaCO3. Đem hòa tan hết m gam khoáng này bằng dung dịch HCl. Dẫn lượng khí CO2 
thoát ra vào dung dịch nước vôi, thu được 20 gam kết tủa. Đun nóng phần dung dịch, 
sau khi loại bỏ kết tủa, thu được 5 gam kết tủa nữa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị 
số m có khoảng xác định nào dưới đây? 
 A. 21 < m < 25 B. 25,2 < m < 30 
 C. 16,8 < m < 20 D. 29,4 < m < 35 
(C = 12; O = 16; Mg = 24; Ca = 40) 
1047. Hỗn hợp X gồm ba kim loại dạng bột là Al, Zn và Fe có số mol bằng nhau. Hòa tan hết 
7,4 gam hỗn hợp X cần dùng V lít dung dịch HCl có pH = 0. Còn khi cho cùng lượng 
hỗn hợp X trên tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH thì có V’ lít H2 thoát 
ra (đktc). Trị số của V và V’ lần lượt là: 
 A. 0,4; 4,48 B. 0,4; 2,8 
 C. 0,35; 2,8 D. 0,35; 4,48 
(Al = 27; Zn = 65; Fe = 56) 
1048. Điện phân nóng chảy Al2O3 để thu được nhôm. Coi lượng O2 tạo ra đã đốt cháy anot 
bằng than chì tạo CO2. Điện phân lượng Al2O3, thu được từ 5,1 tấn quặng boxit 
(bauxite, có chứa 40% khối lượng Al2O3). Khối lượng nhôm thu được và khối lượng 
than chì đã hao hụt lần lượt là: 
 A. 1,08 tấn; 0,48 tấn B. 1,08 tấn; 0,36 tấn 
 C. 0,54 tấn; 0,36 tấn D. 0,54 tấn; 0,48 tấn 
(Al = 27; O = 16; C = 12) 
Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 12
1049. Dùng dung dịch nào để nhận biết ba dung dịch loãng: AlCl3, ZnCl2, FeCl2? 
 A. NaOH B. HNO3 C. AgNO3 D. NH3 
1050. Để thu được nhôm hiđroxit nhiều nhất từ dung dịch natri aluminat, người ta dùng lượng 
dư hóa chất dưới đây để tác dụng? 
 A. CO2 B. HCl C. CH3COOH D. NH3 
1051. Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HNO3 rất loãng, có 4,48 lít hỗn hợp hai khí N2O 
và N2 thoát ra (đktc) theo tỉ lệ số mol 1 : 1. Cho lượng dư dung dịch xút vào phần dung 
dịch sau khi hòa tan Al, có 2,24 lít khí mùi khai bay ra (đktc). Các phản ứng xảy ra 
hoàn toàn. Trị số của m là: 
 A. 23,4 B. 27 C. 16,2 D. 19,8 
(Al = 27; H = 1; N = 14; O = 16) 
1052. Natri có tỉ khối bằng 0,97 còn Ba có tỉ khối bằng 3,5. Nếu chỉ được phép dùng nước là 
thuốc thử duy nhất thì có thể nhận biết được bao nhiêu kim loại trong các kim loại sau: 
Mg, Al, Na, Ba, Fe, Cu? 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 6 
1053. Cho 2,126 gam hỗn hợp X gồm ba chất là Al, Al2O3 và Na vào nước, sau khi kết thúc 
phản ứng, thấy không còn chất rắn và có 784 mL khí H2 (đktc) thoát ra. Thổi lượng dư 
khí CO2 vào dung dịch thì thu được 2,496 gam kết tủa. Khối lượng nhôm có trong 
2,126 gam hỗn hợp X là: 
 A. 0,27 gam B. 0,324 gam C. 0,405 gam D. 0,54 gam 
(Al = 27; O = 16; Na = 23; H = 1; C = 12) 
1054. Cho dung dịch NH3 dư vào 100 mL dung dịch hỗn hợp CuSO4 1 M và Al2(SO4)3 1 M. 
Lọc lấy kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi, thu được m 
gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là: 
 A. 18,2 B. 8 C. 10,2 D. 9,8 
(Cu = 64; Al = 27; O = 16; H = 1) 
1055. Cho dung dịch NaOH dư vào 100 mL dung dịch CuSO4 1 M và Al2(SO4)3 1 M. Lọc lấy 
kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất 
rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là: 
 A. 18,2 B. 8 C. 10,2 D. 9,8 
(Cu = 64; Al = 27; O = 16; H = 1) 
1056. Đem nung 24 gam hỗn hợp X gồm Al và Al(NO3)3 trong không khí cho đến khối lượng 
không đổi thì thu được 10,2 gam một chất rắn. Phần trăm số mol mỗi chất trong hỗn 
hợp X là: 
 A. 30%; 70% B. 35%; 65% C. 45%; 55% D. 50%, 50% 
(Al = 27; O = 16; N = 14) 
1057. Ở điều kiện thường (25oC), kim loại cứng nhất và mềm nhất là: 
 A. Cu, Cs B. Ti, Fr C. Cr, Hg D. W, Hg 
1058. Hỗn hợp X gồm Cr, CrO và Cr2O3. Khử hết m gam X bằng H2, đun nóng, thu được chất 
rắn có khối lượng 25,48 gam một kim loại. Còn cho m gam X hòa tan hết trong dung 
Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 13
dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thì có 5,04 L khí SO2 (đktc) thoát ra và dung dịch thu được 
có hòa tan một muối kim loại hóa trị III duy nhất. Trị số của m là: 
 A. 27,20 B. 33,64 C. 32,64 D. 29,92 
(Cr = 52; O = 16; H = 1; S = 32) 
1059. Có bao nhiêu nguyên tố hóa học hiện diện dạng lỏng ở điều kiện thường (25oC, 1 atm)? 
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
1060. M là một nguyên tố hóa học ở chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm VI (VIB). Cấu hình 
electron của nguyên tố này là: 
 A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d4 B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d4 4s2 
 C. (A), (B) D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1 3d5 
1061. Trong 12 oxit sau đây: Na2O, K2O, MgO, CaO, BaO, Al2O3, CrO, Cr2O3, CrO3, MnO, 
MnO2, Mn2O7, số oxit hòa tan trong nước là: 
 A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 
1062. Cho biết VEo CrCr 74,0/3 −=+ , VE
o
SnSn 14,0/2 −=+ . Ký hiệu của pin được tạo bởi hai cặp 
oxi hóa khử trên và suất điện động chuẩn của pin này là: 
 A. Sn-Cr; 0,60 V B. Cr-Sn; 0,88 V C. Sn-Cr; 0,88 V D. Cr-Sn; 0,60 V 
1063. Trong dung dịch của ion Cr2O72- (màu đỏ da cam) luôn luôn có cả ion CrO42- (màu 
vàng tươi) ở trạng thái cân bằng nhau: 
Cr2O72- + H2O 2CrO42- + 2H+ 
 Khi thêm dung dịch xút vào dung dịch kali cromat, hiện tượng gì xảy ra? 
A. Dung dịch chuyển màu từ màu vàng sang đỏ da cam 
B. Dung dịch chuyển từ đỏ da cam sang màu vàng tươi 
C. Dung dịch không đổi màu, nghĩa là vẫn có màu vàng tươi 
D. Dung dịch không đổi màu, nghĩa là dung dịch vẫn có màu đỏ da cam 
1064. Khi cho dung dịch bari clorua vào dung dịch kali đicromat, thấy xuất hiện kết tủa màu 
vàng tươi, điều này cho thấy: 
 A. Bari đicromat (BaCr2O7) là một kết tủa có màu vàng tươi 
 B. Do các ion Ba2+, Cl- , K+ không có màu, nên màu của ion đicromat phải là màu vàng 
tươi 
 C. Chất không tan (kết tủa, trầm hiện) là bari cromat (BaCrO4) 
 D. (A), (B) 
1065. Muối đicromat bị nhiệt phân tạo cromat, crom(III) oxit và khí oxi. Đem nung 5,88 gam 
kali đicromat cho đến khối lượng không đổi, khối lượng chất rắn thu được sau khi nung 
là: 
 A. 4,92 gam B. 5,56 gam C. 5,24 gam D. 5,40 gam 
(K = 39; Cr = 52; O = 16) 
1066. Hòa tan một chiếc đinh sắt (có lẫn tạp chất trơ) có khối lượng 2,24 gam bằng dung dịch 
H2SO4 loãng dư. Thêm nước cất vào dung dịch sau khi hòa tan để thu được 100 mL 
dung dịch D. Lấy 10 mL dung dịch D cho tác dụng vừa đủ với dung dịch K2Cr2O7 
0,1M, trong môi trường axit H2SO4, thì thấy đã dùng hết 6 mL dung dịch K2Cr2O7. Cho 
biết trong môi trường axit, kali đicromat có tính oxi hóa mạnh, nó bị khử tạo muối crom 
(III). Hàm lượng Fe có trong chiếc đinh sắt trên là: 
Trắc nghiệm hóa vô cơ Biên soạn: Võ Hồng Thái 14
 A. 90% B. 92% C. 95% D. 98% 
(Fe = 56) 
1067. Natri cromit trong môi trường kiềm (xút) bị brom oxi hóa tạo cromat. Tổng hệ số đứng 
trước các chất trong phản ứng oxi hóa khử này là: 
 A. 20 B. 24 C. 25 D. 30 
1068. Cho hỗn hợp dạng bột gồm x mol Mg, y mol Zn vào dung dịch có chứa z mol Fe2+ và t 
mol Cu2+. Sau khi phản ứng xong, thu được dung dịch có hòa 3 ion kim loại. Điều kiện 
liên hệ giữa x, y, z, t là: 
 A. z x + y – t C. z = x + y – t D. z ≥ x + y – t 
1069. Hòa tan x mol Al và y mol Zn trong dung dịch chứa z mol Ag+ và t mol Cu2+, phản ứng 
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch có chứa 3 ion kim loại. Điều kiện liên hệ giữa các 
số mol trên là: 
 A. t > 
22
3 zyx −+ B. t > 3x + y – z 
 C. t 
22
3 zyx +− 
1070. Cho hỗn hợp dạng bột gồm x mol Mg và y mol Fe vào dung dịch có hòa tan ba muối 
gồm t mol AgNO3, u mol Fe(NO3)3 và v mol Cu(NO3)2. Khuấy đều để phản ứng xảy ra 
đến cùng, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại. Biểu thức liên hệ giữa x, y, z, t, u

File đính kèm:

  • pdftracnghiemvoco-6.pdf
Giáo án liên quan