Đề 5 tham khảo ôn tập tốt nghiệp THPT năm 2010 môn hóa học – chương trình chuẩn thời gian làm bài: 60 phút

Câu 1: Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-[CH2]5 -CO-)n

Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là:

A. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, H2N- [CH2]5 -COOH. B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, H2N- [CH2]5 - COOH.

C. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH. D. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, H2N-CH2- COOH.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là (Cho Fe=56; O=16; N=14; S=32; H=1): A. 3,81 gam. B. 5,81 gam. C. 6,81 gam. D. 4,81 gam.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 5 tham khảo ôn tập tốt nghiệp THPT năm 2010 môn hóa học – chương trình chuẩn thời gian làm bài: 60 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP TN THPT NĂM 2010
 Môn Hóa học – Chương trình chuẩn
 Thời gian làm bài: 60 phút
ĐỀ SỐ : 05
Câu 1: Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-[CH2]5 -CO-)n
Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là:
A. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, H2N- [CH2]5 -COOH. B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, H2N- [CH2]5 - COOH.
C. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH. D. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, H2N-CH2- COOH.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml axit H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là (Cho Fe=56; O=16; N=14; S=32; H=1): A. 3,81 gam.	B. 5,81 gam.	C. 6,81 gam.	D. 4,81 gam.
Câu 3: Hoà tan hết 5,00 gam hỗn hợp gồm một muối cacbonat của kim loại kiềm và một muối cacbonat của kim loại kiềm thổ bằng dung dịch HCl thu được 1,68 lít CO2(đkc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được một hỗn hợp muối khan có khối lượng là (Cho C=12; Cl=35,5; O=16):
A. 10,325gam.	B. 5,825 gam.	C. 5.325 gam.	D. 8,300 gam.
Câu 4: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thoát ra 13,44 lít khí (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là :
A. 21,6 gam Al và 9,6 gam Al2O3	B. 5,4 gam Al và 25,8 gam Al2O3
C. 10,8 gam Al và 20,4 gam Al2O3	D. 16,2 gam Al và 15,0 gam Al2O3
Câu 5: Không khí trong phòng thí nghiệm bị nhiễm bẩn bởi khí clo. Để khử độc, có thể xịt vào không khí dung dịch nào sau đây? A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch NH3. C. Dung dịch H2SO4.	 D. Dung dịch NaCl.
Câu 6: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là (Cho Fe=56; C=64):
A. 9,5 gam.	B. 9,3 gam.	C. 9,4 gam.	D. 9,6 gam.
Câu 7: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 3,9 gam kali tác dụng với 108,2 gam H2O là (Cho K=39; H=1):	A. 4,996%.	B. 5,175%	C. 6,00%	D. 5,000%
Câu 8: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra:
A. sự khử ion Na+. B. Sự oxi hoá ion Na+. C. Sự khử phân tử nước.	D. Sự oxi hoá phân tử nước
Câu 9: Hai kim loại Al và Cu đều phản ứng được với dung dịch
A. NaCl loãng.	B. H2SO4 loãng.	C. HNO3 loãng.	D. NaOH loãng
Câu 10: X, Y là 2 chất hữu cơ đồng phân của nhau. Hóa hơi 12 gam hỗn hợp 2 chất này thu được 4,48 lít hơi (đktc). X, Y đều tác dụng với dung dịch NaOH. Công thức của X và Y lần lượt là:
A. CH3COOOH, HCOOCH3 B. CH3COOH, C3H7OH C. CH3COOH, C3H7OH	D. HCOOCH3, C3H7OH
Câu 11: Để phân biệt dung dịch của các chất sau: glucozơ, glixerol, etanol, fomandehit chỉ cần dùng một thuốc thử là:
A. Cu(OH)2/OH- B. dung dịch AgNO3/NH3 C. nước brom	D. Na
Câu 12: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5):
A. 5,60.	B. 11,2.	C. 0,56.	D. 1,12.
Câu 13: Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là:	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 14: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
A. I, II và III.	B. II, III và IV.	C. I, II và IV.	D. I, III và IV.
Câu 15: Có 5 lọ chứa hoá chất mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01M): Fe2+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch? A. 1 dung dịch.	 B. 5 dung dịch.	C. 2 dung dịch.	D. 3 dung dịch.
Câu 16: Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là:	A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3.
Câu 17: Dãy gồm các kim loại đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra dung dịch có môi trường kiềm là:
A. Be, Na, Ca.	B. Na, Fe, K.	C. Na, Ba, K.	D. Na, Cr, K.
Câu 18: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là (Cho Fe=56; Cu=64; Mg=24; O=16; C=12):
A. 22 gam.	B. 24 gam.	C. 28 gam.	D. 26 gam.
Câu 19: Đun nóng 12 g axit axetic với một lượng dư ancol etylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại thu được 11g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là:
A. 75,5%	B. 62,5%	C. 91,7%	D. 55,0%
Câu 20: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và
A. ancol đơn chức.	B. phenol.	C. este đơn chức.	D. glixerol.
Câu 21: Hai chất đồng phân của nhau là:
A. fructozơ và glucozơ.	B. fructozơ và mantozơ.	C. glucozơ và mantozơ.	D. saccarozơ và glucozơ
Câu 22: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là:
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 23: Khối luợng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hoá hết 0,6 mol FeSO4 trong dung dịch có H2SO4 loãng làm môi trường là (Cho O = 16, K = 39, Cr = 52):	A. 58,8 gam.	B. 176,4 gam	C. 24,9 gam.	D. 29,4 gam
Câu 24: Cho Cu tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và H2SO4 loãng sẽ giải phóng khí nào sau đây?
A. NO2.	B. NO.	C. N2O.	D. NH3.
Câu 25: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH)	B. Glyxin (CH2NH2-COOH)
C. Lyzin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH)	D. Axit adipic (HOOC-[CH2]4 -COOH)
Câu 26: Cho luồng khí CO (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là: A. Cu, Fe, Zn, MgO. B. Cu, FeO, ZnO, MgO. C. Cu, Fe, ZnO, MgO.	D. Cu, Fe, Zn, Mg.
Câu 27: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là:
A. H2NC4H8COOH. B. H2NCH2COOH. C. H2NC2H4COOH.	D. H2NC3H6COOH.
Câu 28: Chỉ dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Mg, K, Na.	B. Zn, Al2O3, Al.	C. Fe, Al2O3, Mg.	D. Mg, Al2O3, Al.
Câu 29: Dẫn V lit CO2 (đktc) vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 25 gam kết tủa và dung dịch X, đun nóng dung dịch lại thu thêm được 5 gam kết tủa nữa. Giá trị của V là (Cho C=12; O=16; Ca=40):
A. 7,84 lit	B. 11,2 lit	C. 6,72 lit	D. 5,6 lit
Câu 30: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là	A. Al.	B. Zn.	C. Fe.	D. Ag.
Câu 31: Đun nóng este HCOOCH3 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là:
A. HCOONa và C2H5OH. B. CH3COONa và C2H5OH. C. HCOONa và CH3OH.	D. CH3COONa và CH3OH.
Câu 32: Tripeptit là hợp chất
A. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
B. có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
C. có 3 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau. D. mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
Câu 33: Có bao nhiêu amin chứa vòng benzen có cùng công thức phân tử C7H9N ?
A. 5 amin.	B. 3 amin.	C. 6 amin.	D. 7 amin.
Câu 34: Cho Br2 vào dung dịch NaCrO2 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là:
A. Na2Cr2O7, NaBr, H2O. B. Na2CrO4, NaBrO3, H2O. C. NaCrO4, NaBrO, H2O.	D. Na2CrO4, NaBr, H2O.
Câu 35: Tơ nilon-6,6 thuộc loại A. tơ visco.	B. tơ axetat.	C. tơ poliamit.	D. tơ polieste.
Câu 36: Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. Hiện tượng xảy ra là:
A. dung dịch vẫn trong suốt.	B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa lại tan.
C. có kết tủa keo trắng.	D. có kết tủa nâu đỏ.
Câu 37: Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch glucozơ đã dùng là (Cho C=12; H=1; O=16; Ag=108):	A. 0,10 M	B. 0,01 M	C. 0,02 M	D. 0,20 M
Câu 38: Cho 1 loại oxit sắt tác dụng hết với dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X chứa 3,25 gam muối sắt clorua. Cho dung dịch X tác dụng hết với dung dịch bạc nitat thu đuợc 8,61 gam AgCl kết tủa. Vậy công thứa của oxit sắt ban đầu là (Cho Fe=56; O=16; Cl=35,5; Ag=108):
A. Fe2O3	B. FeO	C. Fe3O4	D. FexOy.
Câu 39: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag+/Ag)
A. Fe, Cu.	B. Cu, Fe.	C. Ag, Mg.	D. Mg, Ag.
Câu 40: Thủy phân este E có công thức phân tử C4H8O2 (có mặt H2SO4 loãng) thu được 2 sản phẩm hữu cơ X và Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y bằng một phản ứng duy nhất. Tên gọi của E là:
A. ancol etylic.	B. metyl propionat.	C. etyl axetat.	D. propyl fomat.
----------------------------------------------------------------------
 (Cho: C = 12; Na = 23; O = 16; H = 1; Br = 80; K = 39; N= 14; Cl = 35,5; Ca = 40; S = 32; Ag = 108). 
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 05
Câu
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
ĐA
B
C
B
C
B
D
D
C
C
A
A
D
C
D
B
A
C
D
B
D
A
D
C
B
Câu
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
ĐA
B
A
B
D
A
B
C
B
A
D
C
C
D
A
A
C

File đính kèm:

  • docDe on thi Hoa TN 2010 so 5.doc
Giáo án liên quan