Đề 20 thi trắc nghiệm - Môn hóa học thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm)

1. Một anken (có 6 nguyên tử C), phản ứng với dung dịch KMnO4, trong môi trường axit, chỉ cho một sản phẩm oxi hóa là CH3COCH3, anken đó là

 A. 2,3-đimetyl-2-buten. B. 3-metyl-2-penten.

 C. isopren. D. trans-3-hexen.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 776 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề 20 thi trắc nghiệm - Môn hóa học thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C.	C.1212 C.	D.2550 C.
Có thể điều chế bạc kim loại từ dung dịch AgNO3 bằng cách
	A. điện phân với điện cực than chì.	
	B. nhiệt phân.
	C. điện phân với điện cực Au.
	D. cho tác dụng với kim loại mạnh như canxi.
Điện phân dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5M với điện cực trơ trong thì thu được 1gam Cu. Nếu dùng dòng điện một chiều có cường độ 1A, thì thời gian điện phân tối thiểu là
	A. 50 phút 15 giây.	B. 40 phút 15 giây.
	C. 0,45 giờ.	D. 0,65 giờ.
Phương pháp thủy luyện dùng để điều chế 
	A. kim loại có tính khử yếu.
	B. kim loại mà ion dương của nó có tính oxy hóa yếu.
	C. kim loại hoạt động mạnh.
	D. kim loại có cặp oxi hóa-khử đứng trước Zn2+/Zn.
Hòa tan m gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị (I) và (II) bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và V lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được (m+3,3) gam muối khan. Tính V?
	A. 2,24 lít.	B. 3,72 lít.	C. 6,72 lít.	D. 8,96 lít.
Cho các chất A (C4H10), B (C4H9Cl), C (C4H10O), D (C4H11N). Nguyên nhân gây ra sự tăng số lượng các đồng phân từ A đến D là do
	A. hóa trị của các nguyên tố thế tăng làm tăng thứ tự liên kết trong phân tử.
	B. độ âm điện khác nhau của các nguyên tử.
	C. các bon có thể tạo nhiều kiểu liên kết khác nhau.
	D. khối lượng phân tử khác nhau.
A và B là 2 axit cacboxylic đơn chức.
Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp X. Để trung hòa hết X cần 90 ml dung dịch NaOH 1M.
Trộn 7,8 gam A với 1,48 gam B được hỗn hợp Y. Để trung hòa hết Y cần 75 ml dung dịch NaOH 2M.
Công thức của A, B lần lượt là
	A. CH3COOH và C2H3COOH.	B. C2H3COOH và C2H5COOH.
	C. C2H5COOH và CH3COOH.	D. CH3COOH và C2H5COOH.
Số đồng phân cấu tạo của C5H10 là
	A. 11.	B. 10.	C. 9.	D.8.
Để làm thay đổi pH của dung dịch (dung môi nước) từ 4 thành 6, thì cần pha dung dịch với nước theo tỉ lệ thể tích là
	A. 1:99.	B. 99:1.	C. 2:3.	D. 3:2.
Dung dịch có pH = 4 sẽ có nồng độ ion OH- bằng
	A. 10-4.	B. 4.	C. 10-10.	D. 104.
Khi trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dung dịch NaOH 0,03M thì thu được dung dịch có pH bằng
	A. 9.	B. 12,3.	C. 13.	D.12.
Cho các chất A (C4H10), B (C4H9Cl), C (C4H10O), D (C4H11N). Số lượng các đồng phân của A, B, C, D tương ứng là
	A. 2; 4; 6; 8.	B. 2; 3 ; 5; 7.	C. 2; 4; 7; 8.	D. 2; 4; 5; 7.
Số cặp đồng phân cis-trans của C5H10 là
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Phương pháp nào dưới đây thường dùng đề điều chế kim loại phân nhóm phụ như Crom, Mangan, Sắt...
	A. Điện phân muối nóng chảy, hoặc phân hủy nhiệt hoặc khai thác dạng kim loại tự do.
	B. Khử bằng các chất khử hóa học hoặc khử các quặng sunfua bằng Cacbon ở nhiệt độ cao
	C. Dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối.
	D. Điện phân dung dịch muối.
Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B thuộc loại ankan, anken, ankin. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) X rồi cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 46,5 gam và có 75 gam kết tủa. X có thể gồm 
	A. 2 ankan.	B. 1 ankin +1 anken.
	C. 1 ankan +1 anken.	D. 1 ankan +1 ankin.
Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B thuộc loại ankan, anken, ankin. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) khí X có khối lượng là m gam, và cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 46,5 gam và có 75 gam kết tủa. Nếu tỉ lệ khối lượng của A và B là 22:13, thì khối lượng m (gam) X đã lấy 
	A. 10.	B. 9,5.	C. 10,5.	D.11.
Hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon A, B thuộc loại ankan, anken, ankin. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít (đktc) khí X có khối lượng là m gam, và cho tất cả sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 46,5 gam và có 75 gam kết tủa. Nếu tỉ lệ khối lượng của A và B là 22:13, thì số gam chất A trong m gam X là
	A. 4,4.	B. 4,5.	C. 5,6. 	D.6,6.
Nitro hóa benzen thu được 2 hợp chất nitro X, Y hơn kém nhau một nhóm NO2. Đốt cháy hoàn toàn 2,3 gam hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 0,224 lít N2 (đktc). Công thức phân tử của X, Y là
	A. C6H5NO2 và C6H4(NO2)2.	B. C6H4(NO2)2 và C6H3(NO2)3.
	C. C6H5NO2 và C6H3(NO2)3.	D. không xác định được.	
Aminoaxit ở điều kiện thường là chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước vì
	A. aminoaxit có nhóm chức axit.
	B. aminoaxit có nhóm chức bazơ.
	C. aminoaxit có cấu tạo tinh thể ion lưỡng cực.
	D. aminoaxit vừa có tính axit vừa có tính bazơ.
Este A được điều chế từ aminoaxit B và rượu etilic. 2,06 gam A hóa hơi hoàn toàn chiếm thể tích bằng thể tích của 0,56 gam nitơ ở cùng điều kiện. A có công thức cấu tạo là
	A. NH2-CH2-CH2-COO-CH2-CH3.
	B. NH2-CH2-COOCH2-CH3.
	C. CH3-NH-COO-CH2-CH3.
	D. CH3-COONH-CH2-CH3.
Khối lượng phân tử của một loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là
	A. 120 và 160.	B.200 và 150.	C.150 và 170.	D.170 và 180.
Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ tính theo đ.v.C trong sợi bông là 1750000, trong sợi gai là 5900000. Số mắt xích trung bình trong công thức phân tử xenlulozơ của mỗi loại sợi tương ứng là
	A. 10802 và 36420. 	B. 12500 và 32640.
	C.32450 và 38740. 	D.16780 và 27900.
Cần bao nhiêu lít axit H2SO4 (d = 1,84 g/ml) và bao nhiêu lít nước cất để pha thành 9 lít dung dịch H2SO4 có d = 1,28 g/ml.
	A. 3 lít và 6 lít.	B. 2 lít và 7 lít.	C. 6 lít và 3 lít.	D. 4 lít và 5 lít.
Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch nước iot lần lượt vào miếng chuối còn xanh và miếng chuối chín là
	A. cả hai cho màu xanh lam.
	B. cả hai không đổi màu.
	C. miếng chuối còn xanh cho màu xanh tím, miếng chín không như vậy.
	D. miếng chuối chín cho màu xanh lam, miếng xanh không như vậy.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
But-1-en X Y Z.
Biết X, Y, Z đều là các hợp chất hữu cơ và là những sản phẩm chính. Công thức của X, Y, Z lần lượt là
	A. CH3CH(Br)CH2CH3, CH3CH(OH)CH2CH3 , CH3CH=CHCH3.
	B. CH2BrCH2CH2CH3 , CH2(OH)CH2CH2CH3, CH2=CHCH2CH3.
	C. CH3CH(Br)CH2CH3, CH3CH(OH)CH2CH3 , CH2=CHCH2CH3.
	D. CH3CH(Br)CH2CH3, CH3CH2CH2CH2(OH), CH2=CHCH2CH3.
Cho sơ đồ phản ứng:
Xenlulozơ X Y Z T.
Công thức cấu tạo của T là
	A. C2H5COOCH3.	B. CH3COOH.
	C. C2H5COOH.	D. CH3COOC2H5.
Cần trộn theo tỉ lệ thể tích nào 2 dung dịch NaOH 0,1M với dung dịch NaOH 0,2M để được dung dịch NaOH 0,15M. Cho rằng sự trộn lẫn không thay đổi thể tích.
	A. 1 : 1.	B. 1 : 2. 	C. 2 : 1.	D. 2 : 3.
Tiến hành thí nghiệm sau: Cho một ít bột đồng kim loại vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3, lắc nhẹ ống nghiệm sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
	A. Kết tủa Sắt xuất hiện và dung dịch có màu xanh.
	B. Không có hiện tượng gì xảy ra.
	C. Đồng tan và dung dịch có màu xanh.
	D. Có khí màu vàng lục của Cl2 thoát ra.
Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch protit (lòng trắng trứng), tiếp theo cho 1ml dung dịch NaOH đặc và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%, lắc nhẹ ống nghiệm. màu của dung dịch quan sát được là
	A. xanh tím.	B. vàng.	C. đen.	D. không có sự thay đổi màu.
Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là khí NO. Số gam muối khan thu được là
	A. 5,64.	B. 7,9.	C. 8,84.	D. ba kết quả trên đều sai.
Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M + H2SO4 0,2M, sản phẩm khử duy nhất của HNO3 là khí NO. Thể tích (tính bằng lít) khí NO (ở đktc) là
	A. 0,672.	B. 0,448.	C. 0,224.	D. 0,336.
Hạt nhân nguyên tử R có điện tích bằng +32.10-19C. Nguyên tố R thuộc 
	A. chu kỳ 3 nhóm IIB.	B. chu kỳ 3 nhóm IIA.
	C. chu kỳ 4 nhóm IIA.	D. chu kỳ 4 nhóm IIIA.
17,7 gam một ankylamin cho tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Công thức của ankylamin là
	A. CH3NH2.	B. C4H9NH2.	C. C3H9N.	D. C2H5NH2.
Dung dịch AlCl3 trong nước bị thủy phân nếu thêm vào dung dịch các chất sau đây, chất nào làm tăng cường quá trình thủy phân AlCl3?
	A. NH4Cl.	B. Na2CO3.	C. ZnSO4.	D. Không có chất nào cả.
Khi đốt cháy đồng đẳng của rượu đơn chức ta thấy tỉ lệ số mol tăng dần theo số mol cacbon, rượu trên thuộc dãy đồng đẳng
	A. rượu thơm.	B. rượu không no.
	C. rượu no.	D. không xác định được.
Khi nung nóng mạnh 25,4 gam hỗn hợp gồm kim loại M và một oxit sắt để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thì thu được11,2 gam sắt và 14,2 gam một ôxít của kim loại M. Hỏi M là kim loại nào?
	A. Al.	B. Cr.	C. Mn.	D. Zn.
Dùng giấy ráp đánh sạch mảnh nhôm rồi nhỏ một giọt dung dịch HgCl2 lên bề mặt sạch mảnh nhôm. Sau 2 phút, lau khô và để mảnh nhôm trong không khí. Hiện tượng quan sát được sau cùng là
	A. những hạt nhỏ li ti màu trắng bạc của thủy ngân lăn trên mảnh nhôm.
	B. bề mặt nhôm có màu đen.
	C. những sợi nhỏ như sợi chỉ màu trắng xuất hiện trông như lông tơ.
	D. sủi bọt trên bề mặt mảnh nhôm do AlCl3 bị thủy phân.
Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ được hỗn hợp khí A gồm CO2,CO, H2. Toàn bộ lượng khí A vừa đủ khử hết 48 gam Fe2O3 thành Fe và thu được 10,8 gam H2O. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp khí A là
	A. 28,571.	B. 14,289.	C. 13,235.	D. 16,135.
Có thể dùng hóa chất nào dưới đây để phân biệt ba oxit màu đen Cr2O3, FeO, MnO2?
	A. Dung dịch HNO3.	B. Dung dịch Fe2(SO4)3.
	C. Dung dịch HCl.	D. Dung dịch NaOH.
Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp 2 kim loại (Zn, Al) bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 7,616 lít SO2 (đktc), 0,64 gam S và dung dịch X. Tính khối lượng muối trong X.
	A. 60,3 gam.	B. 50,3 gam.	C. 72,5 gam.	D. 30,3 gam.
Tiến hành thí nghiệm sau: nhỏ vài giọt dung dịch H2S vào ống nghiệm chứa dung dịch FeCl3 thấy xuất hiện kết tủa. Kết tủa đó là
	A. Fe.	B. S.	C. FeS.	D. cả FeS và S.
Trên bề mặt của các hố nước vôi, hay các thùng nước vôi để ngoài không khí, thường có một lớp váng mỏng. Lớp váng này chủ yếu là
	A. canxi.	B. canxi hiđroxit.
	C. canxi cacbonat.	D. canxi oxit.
Trong các chất sau, chất nào không tạo liên kết hiđro với nước?
	A. CH3-CH3.	B. CH3-CH2-OH.	C. NH3.	D. HF. 
Có bao nhiêu kiểu liên kết hiđro giữa các phân tử H2O?
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Liên kết hiđro giữa các phân tử nào sau đây là bền vững nhất?
	A. CH3CH2OH.	B. CH3CH2NH2.	C. H2O.	D. CH3COOH.
Axit flo hiđric yếu hơn axit clohiđric vì
	A. flo âm điện hơn clo.
	B. HF nhẹ hơn H

File đính kèm:

  • docTuyen tap Hoa TN2010 so 20.doc
Giáo án liên quan