Dạy học Hóa học gắn với hiện tượng trong thực tế
Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới nền giáo dục nước nhà. Theo Luật Giáo dục Việt Nam năm 2010, tại Điều 28 có chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
Muốn đổi mới giáo dục thì phải đổi mới cách dạy và cách học, người giáo viên cần coi trọng việc hình thành và phát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy, năng lực hành động. Cần tạo điều kiện cho học sinh có ý thức và biết vận dụng tổng hợp kiến thức vào cuộc sống thực tiễn, đồng thời chú ý rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo; chú ý các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá .
Như vậy, muốn đổi mới phương pháp dạy học phải chống thói quen áp đặt, truyền thụ kiến thức theo một chiều mà phải tạo cơ hội cho học sinh phát hiện kiến thức và tiếp cận kiến thức để giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo.
y ra phản ứng hóa học, nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm. Trái lại khi bạn cho axit sunfuric vào nước thì tình hình sẽ khác: axit sunfuric đặc nặng hơn nước, nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch. Như vậy khi có phản ứng xảy ra, nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ không làm cho nước sôi lên một cách quá nhanh. Một chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric bạn luôn luôn nhớ là " phải đổ từ từ " axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh. Bởi vì thủy tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha. Áp dụng: Vấn đề an toàn khi làm thí nghiệm được đặt lên hàng đầu trong những tiết dạy có sử dụng hóa chất. Đặc biệt khi tiếp xúc với axit H2SO4 đặc thì rất nguy hiểm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha loãng axit H2SO4 khi dạy phần tính chất vật lí của axit sunfuric đặc trong bài : Axit sunfuric - Hóa 9. Câu 5: Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ? Giải thích: Vì chất chua (tức axit hữu cơ) có trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta đợi đến khi nước bọt trung hòa lượng axit trong trái cây, nhất là táo, cam, nho, chanh¼ Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của axit khi tác dụng với bazơ tạo phản ứng trung hòa bài: Axit, Bazơ, muối - Hóa 9 Câu 6: Vì sao khi vắt chanh vào nước luộc rau muống thì chuyển sang trong suốt? Giải thích: Có một số chất hóa học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này, trong chanh có 7% axit xitric. Vắt chanh vào nước rau làm thay đổi độ axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau. Khi chưa vắt chanh, nước rau muống màu xanh là chứa chất kiềm. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của axit khi tác dụng với quỳ tím ở bài về Tính chất của Axit ở Hóa 9. Câu 7: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ đỡ đau ? Giải thích: Do trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số con khác) có axit hữu cơ tên là axit fomic (HCOOH). Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm ta đỡ đau. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của canxi hiđroxit ở Bài :Tính chất hóa học của canxi hiđroxit- Hóa 9. Câu 8: Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ? Giải thích: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình: Ca(OH)2 + CO2 ® CaCO3¯ + H2O Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của canxi hiđroxit ở Bài : Tính chất hóa học của canxi hiđroxit- Hóa 9. Câu 9: Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào ? Giải thích: Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời, là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học: Ca(HCO3)2 ® CaCO3¯ + CO2 + H2O Mg(HCO3)2 ® MgCO3¯ + CO2 + H2O Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng về ứng dụng của axit axetic – Hóa học 9. Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống, từ đó có thể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học tập. Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện được dễ dàng. Câu 10: Người ta biết chất diệp lục trong cây xanh có công thức phân tử C55H70O5N4Mg. Cây xanh tạo chất này nhờ CO2 (trong không khí), hiđro (từ nước trong đất) và các chất vô cơ là nitơ, magie (từ đất lên). Khi cây bị vàng lá, người ta nghi là không đủ chất diệp lục. Vậy theo em nên bón loại phân nào giúp cây tạo chất diệp lục hiệu quả nhất ? Giải thích: Nên dùng phân đạm như phân magie sunfat và amoni sunfat (NH4)2SO4 vì 2 loại phân này có Mg và N cung cấp cho cây. Câu 11: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ? Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3 cung cấp nguyên tố kali cho cây. Áp dụng: Giáo viên có thể đặt 2 câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài hoặc liên hệ thực tế trong ở bài: PHÂN BÓN HÓA HỌC - Hóa 9 Câu 12: Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai ? Giải thích: Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ¼ thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng: (NH2)2CO + H2O ® CO2 + 2NH3 NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông, hồ dưới dạng một cân bằng động. Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu. Áp dụng: Đây là hiện tượng thường gặp quanh hồ, ao, nhất là vào mùa khô, nắng nóng. Giáo viên có thể nêu vấn đề trong bài giảng: PHÂN BÓN HÓA HỌC- Hóa 9 Câu 13: Ca dao Việt Nam có câu: "Lúa chim lấp ló ngoài bờ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên" Mang ý nghĩa hóa học gì ? Giải thích: Câu ca dao có nghĩa là: Khi vụ lúa chiêm đang trổ đồng mà có trận mưa rào kèm theo sấm chớp thì rất tốt và cho năng suất cao. Vì sao vậy ? Do trong không khí có khoảng 80% Nitơ và 20 % oxi. Khi có sấm chớp (tia lửa điện) thì: 2NO + O2 ® 2NO2 Khí NO2 hòa tan trong nước: 4NO2 + O2 + H2O ® HNO3 HNO3 hòa tan trong đất được trung hòa bởi một số muối tạo muối nitrat cung cấp N cho cây. Nhờ có sấm chớp ở các cơn mưa giông, mỗi năm trung bình mỗi mẫu đất được cung cấp khoảng 6-7 kg nitơ. Áp dụng: Đây là một câu ca dao mang ý nghĩa thực tiễn rất thường gặp trong đời sống. Đây quả là một kinh nghiệm được ông cha ta rút ra qua những tháng năm canh tác nông nghiệp. Học sinh cũng dễ dàng quan sát để kiểm nghiệm và giải thích được một cách khoa học về vấn đề trên. Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi dạy bài: PHÂN BÓN HÓA HỌC- Hóa 9. Câu 14: Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ? Giải thích: Thành phần của bột vôi gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua. Áp dụng: Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức các bài đã học trước để trả lời câu dẫn vào bài : Phân bón hóa học - Hóa 9. Hoặc áp dụng vào phần ứng dụng của CaO và Ca(OH)2 trong bài: CANXI OXIT và bài CANXI HIĐROXIT – Hóa học 9. 2.3.2. Hệ thống các hiện tượng sử dụng trong những bài giảng về: KIM LOẠI Câu 1:Vì sao ta hay dùng bạc để "đánh gió" khi bị bệnh cảm ? Giải thích: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám: 4Ag + 2H2S + O2 ® 2Ag2S¯ + 2H2O Áp dụng: Hiện tượng "đánh gió" đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần mở rộng về tính chất hóa học của kim loại – Hóa học 9. Câu 2: Sử dụng đồ dùng bằng nhôm có ảnh hưởng gì không ? Giải thích: Nhôm là kim loại có hại cho cơ thể, nhất là đối với người già. Bệnh lú lẫn và các bệnh khác của người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị lão hóa còn có thể do sự đầu độc vô tình của các đồ nấu ăn, đồ dựng bằng nhôm. Tế bào thần kinh trong não người già mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm Al3+, nếu dùng đồ nhôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy cơ đến toàn bộ hệ thống thần kinh não. Sử dụng đồ nhôm phải biết cách bảo quản, không nên đựng thức ăn bằng đồ nhôm hoặc không nên ăn thức ăn để trong đồ nhôm qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn trứng gà và giấm¼ Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng về tính chất khác trong bài: Nhôm - Hóa 9. Câu 3: Giải thích hiện tượng: " Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chổ có nước biến thành màu xám đen ?" Giải thích: Mới xem thì có vẻ lạ vì nồi nhôm mới, ngoài nước ra thì không tiếp xúc với gì khác, chẳng lẽ nước lại làm cho nồi đen ? Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt " là thủ phạm" làm cho nồi nhôm có màu đen. Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới Áp dụng: Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên để dẫn nhập vào bài : Nhôm - Hóa 9. Sau đó học sinh dựa vào những kiến thức đã học để giải thích hiện tượng nồi nhôm bị đen. Câu 4: Tại sao khi đánh phèn chua vào nước thì nước lại trở nên trong? Giải thích: Công thức hóa học của phèn chua là muối sunfat kép của nhôm và kali ở dạng tinh thể ngậm 24 phân tử nước: K2SO4.Al2(SO4)324H2O. Do khi đánh phèn trong nước, phèn tan ra tạo kết tủa Al(OH)3, chính kết tủa keo này đã dính kết các hạt đất nhỏ lơ lửng trong nước đục thành các hạt đất to hơn, nặng và chìm xuống làm nước trong. Nên trong dân gian có câu: " Anh đừng bắt bậc
File đính kèm:
- Day hoc hoa hoc gan voi hien tuong thuc tien.docx