Dạng đề thi Trung học Phổ thông môn Ngữ văn 9

ĐỀ 1:

 Phần 1: Đọc- hiểu ( 3 điểm)

“ Ta làm con chim hót

 Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

 Một nốt trầm xao xuyến.

 Một mùa xuân nho nhỏ

 Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

 Dù là khi tóc bạc.”

( Trích “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải)

Câu 1 (0,5 điểm).

Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích? Thể thơ của đoạn?

Câu 2: ( 0,5 điểm).

Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên?

Câu 3: (1 điểm).

Các hình ảnh “Con chim”, “cành hoa”, “ một nốt trầm” có những điểm gì giống nhau?

Câu 4: ( 1 điểm).

Nêu nội dung ý nghĩa của đoạn thơ?

 Phần 2: Tập làm văn ( 7 điểm)

 Câu 1: ( 2 điểm).

Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạng đề thi Trung học Phổ thông môn Ngữ văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DẠNG ĐỀ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề.
ĐỀ 1: 
 Phần 1: Đọc- hiểu ( 3 điểm)
“ Ta làm con chim hót
 Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
 Một nốt trầm xao xuyến.
 Một mùa xuân nho nhỏ
 Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
 Dù là khi tóc bạc.”
( Trích “ Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải)
Câu 1 (0,5 điểm).
Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích? Thể thơ của đoạn?
Câu 2: ( 0,5 điểm).
Chỉ ra các điệp từ và từ láy trong khổ thơ trên?
Câu 3: (1 điểm).
Các hình ảnh “Con chim”, “cành hoa”, “ một nốt trầm” có những điểm gì giống nhau?
Câu 4: ( 1 điểm).
Nêu nội dung ý nghĩa của đoạn thơ?
 Phần 2: Tập làm văn ( 7 điểm)
 Câu 1: ( 2 điểm).
Từ ngữ liệu trên, hãy viết đoạn văn về lẽ sống của thanh niên trong thời đại ngày nay.
 Câu 2: ( 5 điểm). 
 	Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc “ Chuyện người con giá Nam Xương” bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.
 	Có ý kiến cho rằng: Giá như nhà văn để cho Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc với chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: Cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí.
 	Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.
Đề 2
Phần I: ( 3 điểm).
 Cho đoạn thơ sau:
“ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
Câu 1 ( 0,5đ). 
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Câu 2 ( 1đ). 
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?
 Câu 3 ( 1,5đ).
 Hình ảnh Ngọn lửa trong các câu thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì?
Phần II: ( 7 điểm).
Câu 1 ( 2 đ).
Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống.
 	Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của học sinh hiện nay.
 Câu 2. (5 đ).
Chứng minh những phẩm chất tốt đẹp của người lính được thể hiện qua : “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
Đề 3
Câu 1. (3,0 điểm).
Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau:
"Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày..."
Đoạn thơ trên nằm trong văn bản nào? Do ai sáng tác?
Trong những câu thơ trên, câu nào mang hàm ý? Nêu rõ hàm ý đó.
Câu 2 (3,0 điểm).
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (không quá 20 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề "Bảo vệ tổ quốc".
Câu 3 (4,0 điểm).
Tình cha con trong đoạn trích "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
 Đề 4
I/ Đề bài:
 Câu 1: (2 điểm).
	Trong Truyện Kiều có hai câu thơ: 
Dưới cầu nước chảy trong veo 
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
 Hai câu thơ trên gợi cho em nhớ đến hai câu thơ nào trong đoạn trích “ Cảnh ngày xuân” (Ngữ Văn 9 – Tập I ).
	? Cảnh được miêu tả trong những câu thơ trên có hoàn toàn giống nhau không ? Qua đó em có nhận xét gì về ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Du?	
 Câu 2 (3 điểm). 
 Suy nghĩ của em về đoạn văn sau:
 “ Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có rộng mở trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.”
 ( Quà tặng cuộc sống)
 Câu 3 ( 5 điểm).
	Thương cảm cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa , Nguyễn Du đã từng viết: 
 « Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung »
 ( Truyện Kiều)
	Em hiểu như thế nào về ý thơ trên ? Qua số phận nàng Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và Thúy Kiều qua một số đoạn trích «Truyện Kiều » của Nguyễn Du mà em được học hãy chứng minh và nêu suy nghĩ của em về « phận đàn bà » trong xã hội xưa và nay.
 Đề 5
I/ Phần đọc hiểu ( 3 điểm).
 	Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả gan ruột mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên”
 ( “ Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng)
Câu 1 (0,5 Điểm): 
Phương thức biểu đạt của đoạn văn là gì? Nhân vật “nó” được nhắc tới trong đoạn trích là ai?
Câu 2 (0,75 Điểm): 
Câu“Tiếng kêu của nó như tiếng xé(1), xé (2)sự im lặng và xé(3) cả gan ruột mọi người, nghe thật xót xa.” Xét về ngữ pháp là câu đơn hay câu ghép? Trong câu có 3 từ “ xé” em hiểu từ”xé” (2) và từ “xé” (3) như thế nào?
Câu 3 (0,75 Điểm).
 Câu: “Đó là tiếng “ ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.” Tác giả đã sử dụng những phép tu từ nào? Cho biết tác dụng của việc sử dụng những phép tu từ đó?
 Câu 4. (1 Điểm).
 Đoạn văn thể hiện tình cảm của nhân vật “ nó” với cha của mình trong phút chia tay là gì?
 	II/ Phần tập làm văn (7điểm)
 Câu 1 (2 điểm). 
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về câu nói của Hồ Chí Minh: 
 “ Trong cách học, phải lấy tự học làm cốt”.
 Câu 2 (5điểm).
 	Phân tích bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt.

File đính kèm:

  • docdang_de_thi_trung_hoc_pho_thong_mon_ngu_van_9.doc