Cuộc thi “prudential văn hay chữ tốt” vòng huyện cấp THCS Khối lớp 8, 9 - Năm 2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án)

Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Trẻ em lang thang cơ nhỡ với cộng đồng xã hội.

I. Yêu cầu chung

1. Về thao tác lập luận

 Đây là loại đề nghị luận về hiện tượng đời sống, dạng đề mở. Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh và các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, biểu cảm để trình bày thuyết phục quan điểm của người viết.

2. Về nội dung bàn luận

 Trọng tâm của đề bài là khẳng định một vấn đề “nóng” hiện nay của xã hội là sự suy thoái mái ấm gia đình dẫn đến hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ đáng báo động; kêu gọi cộng đồng quan tâm góp sức để tạo dựng cho các em những “ngôi nhà tình thương” thực sự.

II. Dàn bài

1. Mở bài

 Có thể mở bài theo nhiều cách, nhưng cần dẫn nhập đề bài theo định hướng sau:

 - Xã hội ngày càng hiện đại, các vấn đề dân sinh ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, trong đó nổi cộm là tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, lang thang kiếm sống, tạo thành lực lượng bổ sung cho “đội quân” tệ nạn xã hội đang hoảnh hành.

 - Mỗi gia đình không yên ổn là một nguy cơ dẫn đến tình trạng trẻ em cơ nhỡ.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 10/05/2023 | Lượt xem: 305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc thi “prudential văn hay chữ tốt” vòng huyện cấp THCS Khối lớp 8, 9 - Năm 2014 - Phòng GD&ĐT Châu Thành (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI 
HUYỆN CHÂU THÀNH
“PRUDENTIAL VĂN HAY CHỮ TỐT”
VÒNG HUYỆN CẤP THCS NĂM 2014
Điểm
Bằng chữ
Giám khảo 1
Giám khảo 2
Mã phách
Đề thi Khối lớp 8-9
(Thời gian làm bài 120 phút)
	Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề: Trẻ em lang thang cơ nhỡ với cộng đồng xã hội.
Bài làm:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CUỘC THI 
HUYỆN CHÂU THÀNH
“PRUDENTIAL VĂN HAY CHỮ TỐT”
VÒNG HUYỆN CẤP THCS NĂM 2014
Đáp án Khối lớp 8-9
(Thời gian làm bài 120 phút)
I. Yêu cầu chung
1. Về thao tác lập luận
	Đây là loại đề nghị luận về hiện tượng đời sống, dạng đề mở. Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, bình luận, chứng minh và các phương thức biểu đạt tự sự, thuyết minh, biểu cảm để trình bày thuyết phục quan điểm của người viết.
2. Về nội dung bàn luận
	Trọng tâm của đề bài là khẳng định một vấn đề “nóng” hiện nay của xã hội là sự suy thoái mái ấm gia đình dẫn đến hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ đáng báo động; kêu gọi cộng đồng quan tâm góp sức để tạo dựng cho các em những “ngôi nhà tình thương” thực sự.
II. Dàn bài
1. Mở bài
	Có thể mở bài theo nhiều cách, nhưng cần dẫn nhập đề bài theo định hướng sau:
	- Xã hội ngày càng hiện đại, các vấn đề dân sinh ngày càng đa dạng và phức tạp hơn, trong đó nổi cộm là tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, lang thang kiếm sống, tạo thành lực lượng bổ sung cho “đội quân” tệ nạn xã hội đang hoảnh hành.
	- Mỗi gia đình không yên ổn là một nguy cơ dẫn đến tình trạng trẻ em cơ nhỡ.
2. Thân bài
	Cần triển khai bài viết theo hệ thống ý sau:
	a) Giải thích ngắn gọn khai niệm “trẻ em lang thang cơ nhỡ”: Trẻ em là lớp người thuộc độ tuổi dưới 15, còn gọi là “vị thành niên”; không được sống yên ổn dưới mái ấm gia đình mà phải tá túc bất kể chỗ nào trên trái đất, phần lớn phải tự kiếm sống và cuộc sống rất bấp bênh, bị nhiều nguy cơ đe dọa.
	b) Bàn luận về trọng tâm của đề bài:
	- Tại sao xuất hiện trẻ em lang thang cơ nhỡ? Chúng đang làm gì? Chúng có lỗi không? Hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ gây nên hậu quả gì cho xã hội?
	+ Do nhiều người làm cha mẹ thiếu trách nhiệm, vô lương tâm hoặc do cuộc sống khốn khó xô đẩy; do mâu thuẫn rồi chia taydẫn đến hai tình trạng: trẻ em bị bỏ rơi (khi còn trứng nước) hoặc tự bỏ nhà đi (khi đã có ý thức hơn).
	+ Nhiều trẻ em lang thang đang tự mình kiếm sống bằng nhiều nghề cực nhọc, trong đó có những nghề không lương thiện do bị người lớn lợi dụng, trở thành đội quân “tạo nguồn” cho các tệ nạn xã hội hoành hành hàng ngày.
	+ Trẻ em vốn không có lỗi khi bị bỏ rơi, chúng vốn là những tờ giấy trắng bị bôi bẩn bởi bàn tay người lớn. Nhưng chúng sẽ lớn lên, thành các công dân tương lai, lớp công dân này chắc chắn sẽ tạo ra thế hệ “bản sao bị bôi bẩn” méo mó, tác oai, tác quái hơn nữa, đó là một gánh nặng nhức nhối của xã hội cần được làm vơi bớt.
	- Vì sao cộng đồng cần có trách nhiệm với trẻ em lang thang cơ nhỡ?
	+ Do truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”, “Lá lành đùm lá rách”,Trẻ em lang thang cơ nhỡ chính là những chiếc “lá rách” đáng thương nhất trong xã hội, cần được đùm bọc, che chở trước tiên.
	+ Do bản năng nhân ái của con người: Con người vốn tính thiện, bản năng vốn dễ phản ứng trước cái ác. Việc trẻ em bị đẩy ra ngoài đường là một hiện tượng ác độc, mất nhân tính vào loại bậc nhất của con người. Tư tưởng và hành động cứu giúp trẻ em bất hạnh thể hiện nhân tính tốt đẹp.
	+ Vì tương lai phát triển của đất nước, vì một xã hội no ấm, công bằng, văn minh: Xã hội văn minh phải là xã hội không còn trẻ em bất hạnh lang thang cơ nhỡ, nếu như chẳng may các em không còn cha mẹ ruột và mái ấm tình yêu thì xã hội phải là cha mẹ nuôi và mái nhà tình thương thực sự cho các em.
	c) Trải nghiệm của bản thân: Các em sẽ làm gì để giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ? Có thể các em kể một vài sự việc mà các em đã từng chứng kiến liên quan đến thái độ của cộng đồng đối với trẻ em lang thang cơ nhỡ: giúp đỡ, cảm thông hoặc thờ ơ, hắt hủi, xua đuổi.
3. Kết bài
	Khẳng định tình thương và trách nhiệm của cộng đồng sẽ giúp hàn gắn được phần nào vết thương tâm hồn và cuộc đời của những đứa trẻ bất hạnh. Điều đó cũng thể hiện tính ưu việt của xã hội và nhân tính.
III. Biểu điểm
1. Chữ tốt (8 điểm)
	- Trình bày sạch đẹp, khoa học. 2 điểm
	- Chữ viết thanh nhã, các nét chữ rõ ràng; chữ đều, thể hiện được các nét móc , mác, nét đậm, nét nhạt. 4 điểm
	- Có sự sáng tạo độc đáo trong cách thể hiện chữ viết. 2 điểm
2. Văn hay (12 điểm)
	- 10 – 12 điểm: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của đề.
	- 7 – 9 điểm: Đáp ứng trên 2/3 yêu cầu của đề, còn mắc một số lỗi chính tả và cách dùng từ, đặt câu.
	- 5 – 6 điểm: Đáp ứng 1/2 yêu cầu của đề, còn mắc khá nhiều lỗi về chính tả, cách dùng từ đặt câu.
	- 2 – 4 điểm: Đáp ứng dưới 1/2 yêu cầu của đề, bài viết còn sơ sài; còn mắc rất nhiều lỗi về chính tả cũng như cách dùng từ, đặt câu.
	- 0 – 1 điểm: Bài viết lan man, lạc đề.

File đính kèm:

  • doccuoc_thi_prudential_van_hay_chu_tot_vong_huyen_cap_thcs_khoi.doc
Giáo án liên quan