Chuyên đề Xác định khối lượng (tiếp)
Câu 1: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7g Al, 5,6g Fe vào 550ml dd AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được mg chất rắn. Giá trị của m là :
a. 59,4. b. 64,8. c. 32,4. d. 54,0.
XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG Khối lượng m = n * M. Câu 1,2 nếu số mol Fe còn dư thì có thêm phản ứng : Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag. Câu 1: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7g Al, 5,6g Fe vào 550ml dd AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được mg chất rắn. Giá trị của m là : a. 59,4. b. 64,8. c. 32,4. d. 54,0. Câu 2: Cho 3,08g Fe vào 150ml dd AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được mg chất rắn. Giá trị của m là : a. 11,88. b. 18,20. c. 16,2. d. 17,96. Câu 3: Mệnh đề không đúng a. Fe2+ oxihóa được Cu. b. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch. c. Fe3+ có oxihóa mạnh hơn Cu2+. d. Ag+ oxihóa được Fe2+ trong dung dịch. Câu 4: Có các dd riêng biệt để trong không khí : CuCl2 , ZnCl2 , FeCl2 , FeCl3 , AlCl3 nếu thêm NaOH dư rồi thêm tiếp dd NH3 vào dư thì thu được bao nhiêu kết tủa? a. 1. b. 2. c. 3. d. 4. Câu 5,6 nếu số mol NaOH hoặc KOH dư thì có phản ứng hòa tan kết tủa : Al(OH)3 + OH- → [Al(OH)4]-. Câu 5: Cho 350ml dd KOH 1M vào 100ml dd Al(NO3)3 1M. Sau phản ứng thu được bao nhiêu gam kết tủa ? a. 3,9. b. 7,8. c. 11.7. d. 9,36. Câu 6: Cho 120ml dd NaOH 7M vào 100ml dd Al2(SO4)3 1M. Sau phản ứng thu được dd có chứa các chất tan ? a. NaOH, Na[Al(OH)4]. b. Na[Al(OH)4], Na2SO4. c. Na[Al(OH)4], Na2SO4, Al(OH)3 . d. NaOH, Na[Al(OH)4], Na2SO4. Câu 7: Ta có Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 , vậy để có kết tủa lớn nhất thì : nOH- = 3nAl3+ . Câu 7: Thêm m(g) K vào 300 ml dd chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dd X . Cho từ từ dd X vào 200ml dd AlCl3 0,1M thu được kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là: a. 1,59. b. 1,17. c. 1,71. d. 1,95. Câu 8: Nung nóng m(g) hỗn hợp Al, Fe2O3 ( trong môi trường không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn , thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 tác dụng với dd H2SO4 loãng (dư) sinh ra 3,08 lít khí H2 (đktc). Phần 2 tác dụng với dd NaOH (dư) , sinh ra 0,84 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là: a. 22,75. b. 21,40. c. 29,40. d. 29,43. Câu 9,10,11,12 áp dụng định luật bảo toàn khối lượng để giải: mtrước = msau. Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO, MgO trong 500ml dd H2SO4 0,1M (vừa đủ) . Sau p.ư thu được hỗn hợp muối sunfat khan là: a. 6,81. b. 4,81. c. 3,81. d. 5,81. Câu 10: Hòa tan hòan tòan 1,405g hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO, MgO trong 250ml dd H2SO4 0,1M (vừa đủ) . Sau p.ư thu được hỗn hợp muối sunfat khan là: a. 7,812. b. 6,810. c. 3,813. d. 3,405. Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 2,81g hỗn hợp gồm Fe2O3, ZnO, MgO trong 300ml dd H2SO4 0,1M (vừa đủ) . Sau p.ư thu được hỗn hợp muối sunfat khan là: a. 5,21. b. 4,81. c. 3,81. d. 4,80. Câu 12: Trộn 5,4g Al với 4,8g Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau khi phản ứng ta thu được m(g) hỗn hợp chất rắn, giá trị của m là: a. 2,24. b. 4,08. c. 10,2. d. 0,224. Câu 13: Có 4 dd a) HCl, b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dd một thanh sắt nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hóa là: a. 0. b. 1. c. 2. d. 3. ĐÁP ÁN – XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG Câu 1: a số mol của Al : 0,1mol ; số mol của Fe : 0,1 mol. Số mol AgNO3 0,55 mol. Đầu tiên Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag. 0,1 →0,3 0,3 AgNO3 dư 0,25 mol, tham gia phản ứng với Fe Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag. 0,1 → 0,2 0,2 AgNO3 dư tiếp 0,05 mol, tham gia phản ứng với Fe(NO3)2. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag. 0,05→ 0,05 Vậy m= 0,55 * 108 = 59,4. Câu 2: c số mol AgNO3 : 0,15 mol. Số mol Fe : 0,055 mol. Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag. 0,055 → 0,11→ 0,055→ 0,11 AgNO3 dư tiếp 0,04 mol, tham gia phản ứng với Fe(NO3)2. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag. 0,04→ 0,04 Vậy m= 0,15 * 108 = 16,2. Câu 3: a. Câu 4: có 1 Đầu tiên có 4 Sau đó Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2. Là nước Svayde màu xanh lam. Câu 5: số mol KOH 0,35. Số mol Al(NO3)3 0,1. Al(NO3)3 + 3KOH → Al(OH)3 ↓ + 3KNO3 0,1→ 0,3→ 0,1 Có 0,05 mol kết tủa bị hòa tan. Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4] 0,05 ← 0,05 Khối lượng kết tủa 78* 0,05 =3,9. Câu 6: d. Số mol của NaOH = 0,12 * 7 = 0,84. Số mol của Al2(SO4)3 = 0,1. Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4. 0,1→ 0,6→ 0,2 NaOH dư 0,24. Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]. 0,2 0,24 Câu 7: b .2K + 2H2O → 2KOH + H2 ↔ Số mol OH- = m/39. Số mol Ba(OH)2 = 0,03 ↔ Số mol OH- = 0,06. Số mol NaOH = 0,03 ↔ Số mol OH- = 0,03. Tổng số mol OH- = m/39 + 0,09. Số mol Al3+ = 0,04. Ta có Al3+ + 3OH- → Al(OH)3 Đk số mol OH- = 3 số mol Al3+ m/39 + 0,09 = 0,12 m= 1,17 Câu 8: a 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe. 0,2 0,1 0,2 Sau phản ứng Al dư. P1: 2Al (dư) + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2 . Số mol H2 = 0,1375. 0,025 0.0375 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 . 0,1 0,1 P2 : 2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2 .Số mol H2 = 0,0375. 0,025 0,0375 Giá trị m = 0,1* 160 + 0,25 * 27 =22,75. Câu 9: Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O. MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O. ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O. Số mol H2SO4 = 0,05. số mol của H2O = số mol H2SO4 Đlbtkl : mox + max = mm + mH2O mm = mox + max – mH2O. = 2,81 + 4,9 – 0,9 = 6,81. Câu 10: Số mol H2SO4 = 0,025. số mol của H2O = số mol H2SO4 Đlbtkl : mox + max = mm + mH2O mm = mox + max – mH2O. = 1,405 + 2,45 – 0,45 = 3,405. Câu 11: Số mol H2SO4 = 0,03. số mol của H2O = số mol H2SO4 Đlbtkl : mox + max = mm + mH2O mm = mox + max – mH2O. = 2,81 + 2,94 – 0,54 = 5,21. Cách 2: số mol O2- = số mol SO42- = số mol H2SO4 : khối lượng tăng 96 – 16 = 80. Khối lượng muối = 2,81 + 0,03* 80 = 5,21. Câu 12: c Theo ĐLBTKL ta có 5,4 + 4,8 = 10,2g Câu 13: c : b và d.
File đính kèm:
- de cuong.doc