Chuyên đề: viết phương trình phản ứng theo lời mô tả

Câu 1: Không dùng được những vật bằng nhôm để đựng những dung dịch: Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, , HgCl2, CuSO4, HNO3 loãng. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.

Câu 2: Hoà tan một ít bột nhôm trong dung dịch HCl loãng, rót dung dịch sau phản ứng vào 2 ống nghiệm. Thêm dần dần dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm thứ hai. Trình bày những hiện tượng quan sát được. Giải thích? Viết các phương trình phản ứng.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: viết phương trình phản ứng theo lời mô tả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: viết phương trình phản ứng theo lời mô tả
 +5 +4 +2 0 +1
Câu 1: Không dùng được những vật bằng nhôm để đựng những dung dịch: Ca(OH)2, Na2CO3, HCl, , HgCl2, CuSO4, HNO3 loãng. Giải thích và viết các phương trình phản ứng.
Câu 2: Hoà tan một ít bột nhôm trong dung dịch HCl loãng, rót dung dịch sau phản ứng vào 2 ống nghiệm. Thêm dần dần dung dịch NH3 cho đến dư vào ống nghiệm thứ hai. Trình bày những hiện tượng quan sát được. Giải thích? Viết các phương trình phản ứng.
Câu 3: Có gì giống và khác nhau khi dẫn khí CO2 và khi cho dung dịch HCl loãng tác dụng với dung dịch muối NaAlO2? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 4: Cho miếng nhôm vào 3 ống nghiệm đựng dung dịch axit nitric nồng độ khác nhau:
a) ống (1) có thoát khí không màu, sau đó nâu trong không khí.
b) ống (2) thoát ra khí không màu, không duy trì sự cháy và hơi nhẹ hơn không khí.
c) ống (3) không có khí thoát ra. Sau khi nhôm tan hết, cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch xút dư thì thấy thoát ra một khí không màu có mùi khai.
Viết phương trình phản ứng xảy ra trong từng ống nghiệm dưới dạng ion thu gọn.
Câu 5: a) Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào một ống nghiệm đựng dung dịch Al2(SO4)3; có kết tủa xuất hiện, lắc ống nghiệm thấy kết tủa không tan.
b) Nhỏ vài giọt dung dịch Al2(SO4)3 vào ống nghiệm đựng dung dịch NaOH; có kết tủa xuất hiện, lắc ống nghiệm thấy kết tủa tan.
Giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng cần thiết.
Câu 6: Viết các phương trình phản ứng dạng phân tử và ion rút gọn biểu diễn các quá trình hoá học sau:
a) Khí SO2 đi qua nước brom và mất màu dung dịch đó.
b) Hoà tan hỗn hợp ở dạng bột gồm Al và Al2O3 trong một lượng dư dung dịch xút đun nóng, được dung dịch A. Thêm NH4Cl vào A, khuấy đều, thấy xuất hiện tủa trắng và giải phóng ra khí mùi khai.
c) Hoà tan hết FezOy trong dung dịch HNO3 đun nóng thấy giải phóng ra khí không màu bị hoá nâu trong không khí.
Câu 7: Hoà tan một ít phèn nhôm (K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O) vào nước, được dung dịch A. Thêm dung dịch amoniac vào dung dịch A đến dư. Sau khi phản ứng kết thúc, tiếp thêm vào đó một lượng Ba(OH)2, thu được kết tủa B và dung dịch D. Lọc lấy dung dịch D, sục khí CO2 vào D đến dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình trên.
Câu 8: Cho 3 miếng nhôm kim loại vào 3 cốc đựng dung dịch axit nirtrric nồng độ khác nhau: ở cốc thứ 1 thấy có khí không màu bay ra và hoá nâu trong không khí. ở cốc 2 thấy bay ra một khí không màu, không mùi, không cháy, hơi nhẹ hơn không khí. ở cốc thứ 3 không khí thoát ra, nhưng nếu lấy dung dịch sau khi Al tan hết cho tác dụng với NaOH dư thấy thoát ra khí mùi khai. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và dạng ion.
Câu 9: a) Phương pháp nhiệt nhôm là gì? ứng dụng của phương pháp đó.
 b) Hỗn hợp A gồm Fe3O4, Al, Al2O3, Fe. Cho A tan trong NaOH dư được hỗn hợp chất rắn A1, dung dịch B1 và khí C1.
Khí C1 (dư) cho tác dụng với A nung nóng được hỗn hợp chất rắn A2. Dung dịch B1 cho tác dụng với H2SO4 loãng dư được dung dịch B2. Chất rắn A2 tác dụng với H2SO4 đặc, nóng được dung dịch B3 và khí C2. Cho B3 tác dụng với bột Fe được dung dịch B4. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 10: Dung dịch A gồm: Al2(SO4)3 và FeSO4. Hãy viết các phản ứng xảy ra trong hai trường hợp sau:
a) Sục khí NH3 dư vào dung dịch A sau đó đem phơi ra ngoài không khí.
b) Cho dung dịch xút (dư) vào dung dịch A.
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp bột gồm: Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 trong dung dịch H2SO4 đặc thu được dung dịch A. Cho bột sắt vừa đủ vào dung dịch A thu được dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch D và kết tủa E. Đem đun ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn F. Nếu cho từng giọt dung dịch HCl loãng vào dung dịch D sẽ xuất hiện kết tủa trắng, tiếp tục thêm HCl thì kết tủa trắng sẽ tan ra. Hãy giải thích các quá trình thí nghiệm và viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 12: Một loại phèn công thức MNH4(SO4)2. 12H2O có khối lượng phân tử 453 đơn vị các bon. Tìm kim loại M. Cho M tác dụng với dung dịch HNO3 rất loãng, dư thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch KOH được kết tủa B, dung dịch C và khí D có mùi khai. Cho từ từ dung dịch HCl vào C lại thấy xuất hiện kết tủa B.
Cho kết tủa B và khí D vào dung dịch H2SO4 loãng, được dung dịch E. Từ E có thể thu được phèn trên. Viết các phương trình phản ứng.
Câu 13: Hoà tan hết hỗn hợp gồm có Al - Cu trong axit HNO3 loãng, nóng thì được dung dịch A, cho biết các chất tạo thành? Hãy viết các phản ứng xảy ra tiếp theo trong những trường hợp sau đây:
(1) Cho vào A một lượng NaOH dư.
(2) Cho vào A một lượng NaOH vừa đủ để hỗn hợp đạt đến môi trường trung tính.
(3) Lấy kết tủa ở (2) đem nung đến khối lượng không đổi.
(4) Lấy sản phẩm sinh ra ở (3) đem nung nóng trong luồng khí hiđro sẽ thu được gì?
Câu 14: Cho bột nhôm tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng được dung dịch A1 và khí A2.Thêm NH4Cl vào A1, lại đun nóng, thấy tạo thành kết tủa A3 và có khí A4 giải phóng ra. Chỉ ra A1, A2, A3, A4 là gì? Viết các phương trình phản ứng mô tả quá trình hoá học trên.
Câu 15: Cho hỗn hợp gồm FeS2, Fe3O4, FeCO3 hoà tan hết trong HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí NO2, CO2. Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch A và hấp thụ hỗn hợp khí NO2, CO2 bằng dung dịch NaOH dư. Cho biết các hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 16: Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion thu gọn trong các quá trình sau:
a) Cho FeS tác dụng với dung dịch H2SO4 (đặc, nóng) cho khí SO2.
b) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng cho khí NO.
c) Cho tác dụng với dung dịch HNO3 loãng cho khí N2.
Câu 17: Hoà tan hỗn hợp Al2O3 bằng dung dịch NaOH dư thu được dung dịch A và phần không tan B. Tách phần không tan B đem hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl thu được dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C, sau đó lọc lấy kết tủa và nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. D tan hoàn toàn trong H2SO4 loãng cho dung dịch trong suốt. Hãy viết các phương trình pharb ứng xảy ra và cho biết trong A, B, C, D gồm những chất gì?
Câu 18: Hoà tan hoàn toàn oxit FexOy trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch A1 và B1. Cho khí B1 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH, dung dịch Br2, dung dịch K2CO3 (biết rằng axit tương ứng của B1 mạnh hơn axit tương ứng của CO2). Hãy viết phương trình phản ứng xảy ra trong các quá trình trên.
Câu 19: Cho các chất Fe, FeS2, FeCO3, Fe(OH)2 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, nóng. Viết phương trình phản ứng ở dạng phân tử, dạng ion (cho biết trong sản phẩm phản ứng có khí NO2 hoặc cả khí CO2 hoặc cả H2SO4).
Câu 20: Hoà tan hoàn toàn FeO trong một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch A và khí B. Tỉ khối hơi của khí B so với metan bằng 4.
a) Cho khí B lần lượt tác dụng với dung dịch KOH và dung dịch brom.
b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi nhận được chất rắn A. Trộn A1 với lượng dư bột A1 được hỗn hợp A2 ở nhiệt độ cao (không có không khí) cho đến phản ứng hoàn toàn được hỗn hợp A3. Hoà tan A3 bằng dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra khí NO (duy nhất). Viết và cân bằng các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 21: Cho hỗn hợp FeS2, Fe3O4, FeCO3 hoà tan hết trong HNO3 đặc, đun nóng, được dung dịch trong suốt và hỗn hợp hai khí NO2, CO2. Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch trên, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong dung dịch BaCl2 vào dung dịch trên, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong dung dịch axit dư. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 22: Hoà tan một axit sắt vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom, làm mất màu dung dịch thuốc tím và hoà tan được bột đồng.
a) Cho biết tên của oxit đó và viết phương trình phản ứng đã kể trên.
b) Viết các phương trình phản ứng khi cho oxit sắt đó tác dụng với dung dịch HNO3 loãng; với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
Câu 23: Hoà tan Fe3O4 bằng dung dịch H2SO4 bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư được dung dịch A. Lấy một phần dung dịch A cho tác dụng với dung dịch thuốc tím. Lấy một phần dung dịch A cho tác dụng với dung dịch xút dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến phản ứng hoàn toàn.
Viết các phương trình phản ứng đã xảy ra.
Câu 24: Cho NaOH dư vào dung dịch gồm FeSO4, Fe2(SO4)3. Lấy kết tủa đem nung nóng trong không khí đến hoàn toàn thu được chất rắn A. Trộn A và bột Al rồi nung nóng ở nhiệt độ cao thu được hai oxit trong đó có FexOy. Hoà tan hai oxit bằng dung dịch HNO3 loãng thu được khí NO. Hãy viết các phương trình phản ứng.

File đính kèm:

  • docViet PTPU theo loi mo ta.doc
Giáo án liên quan