Chuyên đề Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học - Lê Ngọc Thái

 Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái đã là vấn đề quan tâm chung của nhân loại. Vì vậy, người ta coi vấn đề môi trường là một trong các “vấn đề toàn cầu” .

 Nguyên nhân gây ra ô nhiêm môi trường đã được xác định chủ yếu là do các hoạt động của con người: phá rừng, sản xuất công, nông nghiệp, giao thông vận tải,sinh hoạt,dân số tăng nhanh.Trong bối cảnh phát triển của xã hội loài người, bài toán: “phát triển bền vững” đã được đặt ra để giải quyết. Phương hương của phát triển bền vững được nêu lên là: “Sự phát triển thoả mãn những nhu cầu trong hiện tại không làm xâm phạm dến khả năng làm thoả mãn nhu cầu ccủa các thế hệ tương lai”.

 ở bậc THCS, mỗi môn học có vị trí khác nhau trong vấn đề thực hiện GDMT. Có nhiều môn học có thuận lợi do đối tượng bộ môn liên quan nhiều đến vấn đề môi trường sinh thái như: sinh học, địa lý, hoá học,giáo dục công dân. Nh­ng ®iều quan trọng GV phải được chuẩn bị các hiểu biết về vấn đề môi trường, hiểu sâu kiến thức bộ môn míi cã thÓ tÝch hîp tèt c¸c néi dung m«i tr­êng mét c¸ch phï hîp.

 Vì vậy việc vận dụng tư tưởng dạy học tích hợp GDMT vào quá trình dạy học là rất cần thiết, là một xu hướng của dạy học được mọi ngành quan tâm nhằm giáo dục cho học sinh những vốn hiểu biết cơ bản về kiến thức bảo vệ môi trường.

 

 

doc10 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Sinh học - Lê Ngọc Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quan đẹp ở trường, lớp chúng ta cần phải có ý thức chăm sóc bảo vệ các cây hoa cảnh ở trường, ở nhà, nơi công cọng.
Bài 30: Thụ phấn
Đối với những loài cây thụ phấn nhờ sâu bọ chúng ta cần tạo điều kịên để động vật thụ phấn cho hoa phát triển, nuôi ong trong các vườn cây ăn quả vừa có lợi cho hoa được thụ phấn vừa cung cấp mật ong cho con người, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học.
Bài 32: Các loại quả
Bài 33: Hạt và và các bộ phận của hạt
Con người sống được nhờ các nguồn dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng này được thu nhận phần lớn từ các loại củ, quả, hạt của cây. Do đó mỗi chúng ta cần phải có ý thức chăm sóc bảo vệ cây xanh tạo điều để cây phát triển góp phần nâng cao năng suất cây trồng đảm bảo nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh,
Bài 34: Phát tán của quả và hạt
Quả và hạt có nhiều cách phát tán trong đó có phát nhờ động vật, nhờ vậy mà thực vật phân bố rộng rãi. Những động vật có ích góp phần phát quả và hạt cần phải được chăm sóc, bảo vệ.
Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm
 Nước, không khí, nhiệt độ thích hợp là điều kiên quan trọng đối với sự nẩy mầm của hạt. Vì vậy khi gieo hạt cần tạo điều kiện để hạt nẩy mầm được tốt như đảm bảo nhiệt, độ ấm thích hợp ( ủ rơm, che chắn, tưới nước vừa đủ,) . Quá nhiều nước phòng úng thì phải tháo nước để hạt nấy mầm được tốt.
Bài Các nhóm thực vật ( bài 37- 43)
 Trong mỗi bài liên hệ về môi trường để học sinh có ý thức bảo vệ.
Bài 44: Sự phát triển của giới thực vật
 Trong tự nhiên thực vật rất đa dạng sống ở nhiều môi trường khác nhau. Tuy nhiên nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng do khai thác quá mức. Chúng ta cần tạo điều kiện để cho thực vật ngày càng đa dạng về loài, phong phú về số lượng.
Bài 46: Thực vật góp phần điều hoà khí hậu
 Thực vật ở xung quanh ta nó góp phần điều hoà khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường. Vì vậy chúng ta phải có ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây quanh vườn nhà, vườn trường, phủ xanh đất trống đồi trọc tham gia tích cực vào sản xuất nông nghiệp để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm nông nghiệp góp phần làm giảm nhiệt độ, tăng độ ẩm không khí, giữ ổn định hàm lượng khí oxi và caccbonnic trong không khí. 
Bài 47: Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước.
Thực vật giúp giữ đất chống xói mòn, hạn chế lũ lụt hạn hán; giữ và điều hoà nước vì có tầng thảm mục nên ta phải có ý thức bảo vệ thực vật, trồng cây gây rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
Bài 48: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người.
Thực vật cung cấp cho con người nhiều sản phảm có giá trị không thể thay thế. Vì vậy muốn sử những nguồn lợi từ thực vật ta phải có ý thức bảo vệ cây trồng, tham gia tích cực vào sản xuất nông nghiệp để tăng số lượng cây trồng, sản phẩm trong nông nghiệp.
Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm là điều kiện rất thuận lợi cho thực vật phát triển. Trong những năm gần đây do con người khai thác quá mức dẫn đến nhiều loài cạn kiệt nhất là các thực vật quí hiếm càng trở nên hiếm hơn. Vì vậy chúng ta cần lên tiếng kêu gọi mọi người phải có ý thức bảo vệ các loài thực vật nói chung và thực vật quí hiếm nói riêng.
Bài 53: Tham quan thiên nhiên.
Thực vật xung quanh trường, địa phương ta không nhiều nhưng có vai trò quan trọng đối với cuộc sống hàng ngày, nó cung cấp cho ta bóng mát, khí oxi, nguồn lương thực, thực phẩm. Qua quan sát các em càng phải biết yêu quí bảo vệ để thực vật ngày càng phát triển nhiều hơn, đa dạng phong phú hơn.
LỚP
BÀI
NỘI DUNG ( đoạn ngắn về lồng ghép môi trường)
7
Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật. Đặc điểm chung của động vật
Đông vật có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người.Vì vậy ta cần phải tạo điều kiện bảo vệ chăm sóc để những động vật có lợi ngày càng được bảo tồn phát triển đem lại nguồn lợi lớn cho tự nhiên và con người còn đối động gây hại cần phải hạn chế môi trường phát sinh, tiêu diệt chúng ở thời kì ấu trùng để đảm bảo sức khoẻ cho con người.
Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét.
Những động vật thuộc ngành động vật nguyên sinh có loài có hại như trùng lị, trùng sốt rét, chúng ta cần có ý thức phòng bệnh bằng cách giữ vệ sinh môi trường vệ sinh cá nhân, diệt muỗi, ăn uống hợp vệ sinh.
Bài 7: Đặc điểm chung. Vai trò thực tiển của động vật nguyên sinh.
Cần bảo vệ môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng để bảo vệ các động vật nguyên sinh vì nó có giá trị thực tiễn rất lớn
Bài 11: Sán lá gan.
Các động vật thuộc ngành giun dẹp vào cơ thể động vật và con người qua nhiều con đường như da, máu, thức ăn, nước uống. Vì vậy việc giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, môi trường xung quanh, vệ sinh cơ thể để hạn chế con đường lây lan của giun sán kí sinh.
Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm của ngành giun dẹp
Cần ăn chín, uống sôi, không ăn rau sống chưa rửa sạch để hạn chế con đường lây lan của giun sán kí sinh qua gia súc và thức ăn của con người. Cần giữ vệ sinh cơ thể và môi trường sống.
Bài 13: Giun đũa.
Cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống để tránh các bệnh về giun sán kí sinh.
Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn 
Bài15: Giun đất.
Giun đất sống trong đất ăn vụn hữu cơ và mùn đất nó làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì, làm cho đất màu mỡ. chúng ta cần có ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường đất, tăng cường độ che phủ của đất bằng thực vật để giữ ẩm và tạo mùn cho đất. Cần bảo vệ các động vật có ích.
Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành giun đốt.
Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm
Thân mềm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người vì vậy khi sử dụng phải hợp lí và cần phảo biết bảo vệ môi trường sống của chúng để cung cấp nhiều nguồn lợi đáp ứng cho tự nhiên và đời sống con người.
Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác.
Giáp xác có số lượng loài lớn, có vai trò quan trọng đối với đời sống con người: làm thực phẩm, cải tạo nền đáy , làm sạch môi trường nước, giúp cân bằng sinh học. Vì vậy chúng ta cần phải có ý bảo vệ giáp xác bằng cách bảo vệ môi trường sống của chúng.
Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện.
Những động vật trong lớp hình nhện tuy nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng vì chúng săn bắt sâu bọ có hại góp phần bảo vệ thực vật. Vì vậy đối với những động vật có lợi trong lớp hình nhện cần được bảo vệ và tạo điều kiện cho chúng phát triển bằng cách bảo vệ môi trường sống.
Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ.
Lớp sâu bọ có rất nhiều loài sống nhiều môi trường khác nhau nhiều loài sâu bọ có lợi dùng làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho những động vật này phát triển bằng cách vệ môi trường sống của chúng.
Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp.
Chân khớp dùng làm thuốc chữa bệnh, làm thực phẩm, làm sạch môi trường, thụ phấn cho cây trồng có vai trò trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Do đó cần tạo điều kiện thuận lợi cho những động vật này phát triển.
Bài 30: Ôn tập phần I: Động vật không xương sống
Động vật không xương sốngcó số lượng loài rất lớn, mỗi loài có số lượng cá thể nhiều nên chân khớp có vai rò thực tiễn to lớn cả 2 mặt môi trường và chất lượng cuộc sống. vì vậy cần phải có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.
Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của cá.
 Cá là nguồn thực phẩm quan trọng của con người. Muốn phát triển nguồn lợi từ cá ta cần phải vệ môi trường sống của chúng không bị nhiễm bẩn. Cần phải có ý thức bảo vệ các loài cá tong tự nhiên, khuyến cáo mọi người không dùng điện, chất nổ, lưới mắt nhỏ đánh bắt cá để gpó phần bảo tồn các loài cá, góp phần bảo tồn các lôài cá, góp phần cân bằng hệ sinh thái trong môi trường nước, chú ý gây nuôi các loài cá có giá trị kinh tế.
Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư.
 Lưỡng cư là động vật có ích cho nông nghiệp, có giá trị trong thực phẩm, ếch dùng làm vật thí nghiệm trong sinh lí học. Nhưng hiện nay một số lượng lớn lưỡng cư đã bị suy giảm do con người săn bắt, môi trường bị nhiểm bẩn do thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏVì thế việc bảo vệ môi trường, cấm săn bắt lương cư bừa bãi là việc làm cần thiết góp phần bảo tồn sự phát triển của lưỡng cư.
Bài 40: Sự đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát.
Đại bộ phận bò sát có ích cho nông nghiệp, có giá trị thực phẩm dược phẩm, sản phẩm mỹ nghệ,Vì vậy cần được bảo vệ gây nuôi những loài quí.
Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của Lớp chim.
 Chim ăn các loại sâu bọ, gặm nhấm làm hại nông lâm nghiệp, làm cảnh, Chim còn cung cấp thực phẩm và nhiều nguồn lợi khác.Trong tự nhiên chim giúp cho việc phát tán cây rừng. Vì vậy các em cần phải có ý thức bảo vệ các loài chim có ích, không săn bắt bừa bãi.
Bài 48,49,50: Đa dạng của Lớp thú.
Thú có nhiều loài sống ở nhiều môi trường khác nhau với nhiêu công dụng trrong tự nhiên cũng như phục vụ nhu cầu cuộc sống của con người.Ngoài các loài thú nuôi để phục vụ cuộc sống thì các loài thú hoang dã cũng cần được bảo vệ để phát triển nòi giống, xây dựng các khu bảo tồn động vật và tổ chức chăn nuôi các loài thú có giá trị kinh tế để góp phần bảo vệ sự đa dạng của lớp thú.
Bài 55: Tiến hoá về sinh sản.
Sinh sản là qui luật tự nhiên để phát triển nòi giống. Tuỳ theo hình thức sinh sản mà tạo điều kiện thuận lợi để chúng thụ tinh, chăm sóc trứng, chăm sóc con.
Bài 56: Cây phát sinh giới động vật.
Nhiều động vật đã bị tuyệt diệt do không thích nghi với môi trường sống do biến đổi của tự nhiên và ngay cả dưới tác động của con người, hiện nay nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì thế cần phải bảo vệ môi trường sống cho các loài động vật.
Bài 57, 58: Đa dạng sinh học.
 Mỗi loài động vật đều có những đặc điểm thích nghi với môi trường sống giúp cho cơ thể phát triển đựoc tốt bảo đảm sự tồn tại của chúng. Vì vậy bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ đa dạng sinh học.
Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học.
 Phát huy những ưu điểm của sử dụng đấu tranh sinh học để tiêu diệt những sinh vật có hại để hạn chế ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau quả, khỏi ảnh hưởng đến sinh vật có ích và sức khoẻ con người.
Bài

File đính kèm:

  • docTich hop GDMT trong Sinh hoc.doc