Chuyên đề Thực trạng tình hình giáo dục - Đào tạo của tỉnh quảng nam và chương trình hành động số 28-ctr/tu ngày 25/04/2014 của tỉnh ủy về thực hiện nghị quyết 29-nq/tw (khóa xi) về đổi mới căn bản và toàn diện gd &đt đáp ứng yêu cầu cnh, hđh trong điều k
Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển rộng khắp và hợp lý, mở rộng cơ hội học tập cho nhân dân, góp phần bước đầu hình thành xã hội học tập.
Đến nay, hệ thống giáo dục từ mầm non đến phổ thông toàn tỉnh có 788 trường với 10.607 lớp và 348.571 học sinh; bình quân khoảng 04 người dân thì có 01 người đi học. Trong đó, 236 trường mầm non (tăng 10 trường so với năm qua), gồm 227 trường công lập và 9 trường tư thục; 293 trường tiểu học/244 xã với 996 điểm trường; 215 trường THCS; 55 trường THPT ( trong đó có 02 trường THPT Chuyên, 02 trường PTDTNT, 04 trường THPT tư thục.)
Hiện nay, toàn tỉnh có 16 trung tâm GDTX, GDTX-HN, 14 trung tâm Tin học - Ngoại ngữ tư thục và 16 cơ sở Tin học - Ngoại ngữ thuộc các trung tâm GDTX; thành lập được 177 trung tâm HTCĐ/244 xã, phường, thị trấn, đạt tỷ lệ trên 72,5% số xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh có trung tâm HTCĐ.
Đã chuyển đổi 100% các trường mần non bán công sang công lập, triển khai thực hiện khá tốt đề án phổ cập mầm non trẻ 5 tuổi. Tỉnh Quảng Nam đã hoàn thành phổ cập TH đúng độ tuổi và phổ cập THCS, một số huyện thành phố đã triển khai thực hiện phổ cập bậc trung học ở một số xã có điều kiện.
Mạng lưới trường lớp phát triển đồng bộ, đều khắp, nhờ đó, đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân. Tỉ lệ huy động trẻ ra lớp hằng năm đạt tỉ lệ khá cao. Đã huy động được 99,5% trẻ 5 tuổi vào học mẫu giáo; 99,5% trong độ tuổi từ 6-10 đi học tiểu học; 92% học sinh độ tuổi từ 11-14 học THCS; 75% học sinh trong độ tuổi từ 15-17 đi học THPT.
uận tiện và nhanh chóng. 5.5/ Công tác thanh tra, kiểm tra: Tổ chức Hội nghị tập huấn về đổi mới thanh tra giáo dục; phối hợp với Thanh tra tỉnh tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra hành chính về giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng trong ngành giáo dục cho cán bộ quản lý và thanh tra viên trong ngành. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, thanh tra phòng chống tham nhũng, thanh tra công tác thi năm học 2013-2014 đảm bảo đúng quy định. Thanh tra hành chính được 5 đơn vị (04 trường THPT, 01 TCCN). Thanh tra chuyên ngành được 14/15 số đơn vị đề ra theo kế hoạch (10 trường THPT, 02 TTGDTX, 02 phòng GD&ĐT) Tổ chức tiếp công dân; tiếp nhận xử lý 18 đơn khiếu nại, tố cáo đúng quy định. Bên cạnh đó, các phòng Giáo dục huyện, thành phố đã tổ chức 225 cuộc kiểm tra chuyên ngành, 512 cuộc kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo được 2765 nhà giáo. Qua công tác thanh tra đã kịp thời điều chỉnh, uốn nắn sai sót, đồng thời phát huy nhân tố tích cực, tạo điều kiện giúp cho các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc quy chế, nề nếp chuyên môn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và hoạt động dạy học. 5.6/ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý, hoạt động của đơn vị, trường học: Thực hiện chủ trương cải cách hành chính của tỉnh, ngành GD&ĐT đã tiến hành việc rà soát, thống kê các thủ tục hành chính của ngành. Ngoài ra, việc thực hiện cải cách hành chính đối với Sở GD&ĐT Quảng Nam còn được thể hiện qua việc xử lý các yêu cầu của công dân về điều chỉnh, cấp lại văn bằng chứng chỉ, chuyển trường... một cách nhanh chóng; đồng thời cũng đã ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành công việc từ Sở đến các đơn vị và ngược lại. Để nâng cao năng lực quản lý, ngành giáo dục tiếp tục gắn việc thực hiện dân chủ cơ sở với việc công khai hóa các nội dung liên quan đến việc giải quyết công việc đối với tổ chức, công dân; công khai về kế hoạch trường, lớp; kế hoạch ngân sách, tài chính; các thủ tục, hồ sơ thuộc lĩnh vực cải cách hành chính, tuyển sinh; điều chuyển giáo viên; qui định về khen thưởng, thực hiện chế độ chính sách đối với CBCC và học sinh, các khoản đóng góp…; đồng thời, rà soát, điều chỉnh thủ tục cải cách hành chính theo mô hình “Một cửa” và tạo điều kiện để mọi người dân, mọi tổ chức tham gia giám sát đối với việc thực thi công vụ của CBCC của đơn vị. 6/ Về lĩnh vực đào tạo: Trong thời gian qua, công tác giáo dục đại học, cao đẳng và TCCN phát triển nhanh, đáp ứng yêu cầu học nghề cho nhân dân. Hiện nay, toàn tỉnh có 02 trường đại học, 06 trường cao đẳng, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp. Số lượng học sinh sinh viên học tại các trường Đại học, Cao đẳng, TCCN trên cả nước và ở tại địa bàn tỉnh Quảng Nam tăng khá mạnh. Đây chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc góp phần nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ta nhằm đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung; xây dựng Quảng Nam thành một tỉnh công nghiệp vào năm 2020. Đặc biệt, vừa qua Trung tâm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh đã được thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động. Đây là cơ sỏ ban đầu cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường cũng được quan tâm đúng mức. Nhờ vậy, cơ sở vật chất các trường đại học cao đẳng được khang trang hơn. Tuy nhiên công tác đào tạo TCCN, dạy nghề còn nhiều khó khăn. Chất lượng đầu vào ở trường Đại học, Cao đẳng không cao nên hiệu quả đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tuyên truyền, hướng nghiệp để thu hút học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học TCCN, trung cấp nghề chưa được đẩy mạnh, chất lượng đào tạo TCCN, trung cấp nghề còn hạn chế nên chưa hấp dẫn học sinh vào học. Việc quản lý giáo dục nghề nghiệp ở trung ương và đia phương còn chồng chéo, thiếu mô hình quản lý thống nhất nên gây ra khó khăn cho quản lý và chỉ đạo từ cấp vĩ mô. Chưa có chính sách hợp lý để thu hút đội ngũ Bác sĩ giỏi về giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y tế của tỉnh. * Nguyên nhân của những thành tựu: - Nhờ có sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy và chính quyền các cấp và sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của các ngành, đoàn thể; vì thế đã tạo ra được phong trào: "Toàn xã hội, toàn dân chăm lo xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo", đã huy động được nhiều nguồn lực vật chất và tinh thần phục vụ cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo để không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, phát huy hiệu quả giáo dục - đào tạo, thực hiện ngày càng có hiệu quả mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài trên địa bàn tỉnh nhà. - Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người dân đất Quảng là nhân tố hết sức quan trọng giúp cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh có được nhiều thuận lợi. - Sự tâm huyết, nỗ lực và tinh thần khắc phục khó khăn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên toàn ngành Giáo dục và Đào tạo là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc đổi mới và thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển của sự nghiệp giáo dục - đào tạo. II/ NHỮNG HẠN CHẾ, KHUYẾT ĐIỂM: Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng giáo dục - đào tạo tỉnh nhà vẫn còn những bất cập và yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội, đó là : 1- Tình hình HS bỏ học nửa chừng vẫn còn cao, chất lượng và hiệu quả giáo dục không đồng đều và tiếp tục có sự phân hóa lớn giữa các vùng miền và các loại hình giáo dục (trong đó giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn rất đáng lo ngại). 2- Cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường còn thiếu thốn, vẫn còn tình trạng thiếu phòng học, lớp học tạm, nhất là ở vùng sâu, vùng xa; thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và các phương tiện dạy học còn thiếu và lạc hậu, nhất là ở các huyện miền núi. 3- Công tác quản lý giáo dục cũng còn những mặt hạn chế nhất định, chưa chuyển biến mạnh mẽ và đi trước một bước trong việc dự báo và đề ra các giải pháp có hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển, đặc biệt là ở các địa bàn khó khăn. 4- Việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục học sinh ở một số nơi chưa chặt chẽ và thiếu hiệu quả. 5- Một bộ phận giáo viên nhận thức chưa đầy đủ về yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, vẫn còn dạy học theo lối truyền thụ áp đặt một chiều, ít sử dụng thiết bị và làm thí nghiệm thực hành. Việc triển khai công nghệ thông tin để đổi mới quản lý giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập chưa đồng bộ, hầu hết các trường, đặc biệt ở nông thôn vẫn còn gặp khó khăn vì thiếu cơ sở vật chất, thiết bị và không đủ giáo viên triển khai thực hiện. 6- Việc đẩy mạnh phát triển giáo dục ngoài công lập còn nhiều lúng túng và chưa có hiệu quả. Việc thực hiện phổ cập THPT ở khu vực đô thị và đồng bằng như Nghị quyết đã đề ra còn chậm được triển khai và tổ chức thực hiện. Việc đầu tư cơ sở vật chất và đề ra cơ chế khuyến khích để xây dựng xã hội học tập chậm được hiện thực hoá. 7- Việc hướng dẫn phân luồng học sinh trình độ THCS vào các cơ sở dạy nghề, các trường TCCN chưa thực hiện có hiệu quả; tỉ lệ huy động học sinh tốt nghiệp THCS, THPT vào học trung cấp chuyên nghiệp còn thấp. 8- Việc xây dựng trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia chưa thực hiện được so với kế hoạch và còn gặp nhiều khó khăn. 9- Chất lượng đầu vào các trường Đại học, Cao đẳng của tỉnh chưa cao; việc liên thông liên kết đào tạo còn nhiều bất cập. 10- Hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng hoạt động chưa đạt yêu cầu đề ra. 11- Chất lượng giáo dục – đào tạo toàn diện chưa đạt hiệu quả cao, còn nặng về dạy chữ. * Nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế: - Qui mô phát triển về số lượng tăng nhanh, trong khi khả năng kinh tế đầu tư cho giáo dục – đào tạo còn rất thấp, chưa đáp ứng yêu cầu. - Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD&ĐT các cấp năng lực thiếu đồng bộ, nghiệp vụ chuyên môn chưa cập nhật với việc đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy mới. - Hoạt động xã hội hóa giáo dục còn thấp, hiệu quả chưa cao. Đánh giá chung: Những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, công tác giáo dục và đào tạo Quảng Nam đã cơ bản đạt được các mục tiêu đề ra. Mạng lưới trường, lớp trên địa bàn toàn tỉnh đã được quy hoạch, sắp xếp hợp lý hơn theo hướng đa dạng hóa và xã hội hóa, phù hợp với khung cơ cấu của hệ thống giáo dục quốc dân. Quy mô phát triển các ngành học, cấp học tiếp tục được mở rộng, nhất là ở giáo dục trung học. Ngành học mầm non mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục duy trì và phát triển vầ đã chuyển đổi 100% các trường mẫu giáo bán công sang công lập. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở đã từng bước ổn định. Các chỉ tiêu về phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo...đều đạt yêu cầu đề ra. Công tác xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia được chú ý, nhất là ở cấp học mầm non , tiểu học và THCS. Việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Hai không”; kế hoạch đổi mới nội dung, chương trình của các cấp học, bậc học được chú trọng đúng múc hơn; đã đầu tư và tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục về cả đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất trường học và tiếp tục khẳng định sự ổn định về đánh giá chất lượng giáo dục. PHẦN THỨ HAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 28-CTr/TU NGÀY 25/04/2014 CỦA TỈNH ỦY QUẢNG NAM VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW CỦA TRUNG ƯƠNG VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GD&ĐT ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CNH,HĐH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ. I./ QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU 1- Quan điểm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân đối với sự nghiệp giáo dục. Đầu tư cho giáo dục cần được ưu tiên đi trước trong các chương trình phát t
File đính kèm:
- Chuyen de 3 GD-DT va CTHD cua Tinh uy.doc