Chuyên đề thực hiện tiết chấm trả tập làm văn chương trình ngữ văn cấp trung học cơ sở
A.VÌ SAO CẦN THỰC HIỆN TIẾT CHẤM TRẢ TẬP LÀM VĂN CÓ TÍNH THIẾT THỰC VÀ CÓ HIỆU QUẢ ?
Tiết chấm và trả bài tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS hết sức quan trọng, trong phân phối chương trình ngữ văn, sau tiết viết bài tập làm văn có tiết trả bài cụ thể. Tôi thiết nghĩ , cùng với đổi mới phương pháp dạy - học thì tiết học này có ý nghĩa thiết thực trong quá trình tích cực hoá hoạt động của học sinh, góp phần không nhỏ vào mục tiêu hình thành ,củng cố và hoàn thiện kĩ năng tập làm văn của học sinh. Với nhiệm vụ dạy- học thì đây là bước thu lượm kết quả của việc học cũng như việc dạy của giáo viên.
Thực hiện chấm, trả bài viết tập làm văn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó là bước đánh giá một cách khách quan “sáng tác” nhỏ của học sinh trong bước tập viết văn, đồng thời là khi các em thể hiện khả năng sáng tạo của bản thân để thầy cô giáo thẩm định. Chính vì vậy giáo viên cần xác định rõ tầm quan trọng của công việc này để thực hiện việc thiết kế giáo án cũng như tiết trả bài trên lớp thật hiệu quả. Qua tiết trả bài giáo viên giúp học sinh tự nhân thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân khi viết tập làm văn. Từ bài viết này các em có thể rút ra bài học cho bài viết sau mà vươn lên, khắc phục phần hạn chế của chính mình, có ý thức phát huy điều đã đạt được.
Trong thực tế, bên cạnh những giáo viên thực hiện tốt giờ học này còn hiện tượng giáo viên chưa thực sự coi trọng tiết chấm và trả bài, thực hiện tiết học không đúng thời gian phải chấm trả cho học sinh; trả bài qua loa cho có tiết. Trong giáo án, giáo viên soạn sơ sài mang tính chiếu lệ, nhận xét chung chung, bỏ qua không chữa các lỗi mà học sinh mắc phải khi viết bài. Chính vì vậy học sinh không rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, trong bài viết kế tiếp, các em đó lại mắc lại những lỗi đã mắc ở bài viết trước .
h ảnh... ) a/ Cảm nhận của em về vẻ đẹp anh thanh niên trong : “ Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long. b/ Mặt trời, vầng trăng, trời xanh, tràng hoa là những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa trong bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Hãy phân tích những hình ảnh ẩn dụ đó để làm rõ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ và mọi người đối với Bác Hồ. 2. Sau khi ra đề, giáo viên lập dàn ý, lên biểu điểm cụ thể, chi tiết để phục vụ cho chấm bài. Ví dụ: Cho đề bài sau: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” đã thể hiện tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ. Hãy làm sáng tỏ nhận định trên. + Thể loại: Văn nghị luận chứng minh. + Yêu cầu: - Bằng việc dùng lí lẽ và lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, bài viết của học sinh làm sáng tỏ: tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ. - Hai bài thơ đều có chung một hoàn cảnh sáng tác, cùng viết về cảnh trăng đẹp ở rừng Việt Bắc trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gia khổ ( 1947- 1948). - Vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện qua hai bài thơ là tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần lạc quan cách mạng; tâm hồn nghệ sĩ hoà hợp thống nhất với cốt cách của người chiến sĩ - sự thống nhất này đạt tới sự hài hoà, nhuần nhuyễn, tự nhiên ... Trên cơ sở đó, học sinh cần làm sáng tỏ hai ý chính( tình yêu thiên nhiên gắn liền với lòng yêu nước; phong thái ung dung, tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ), không lạc sang phân tích hay diễn xuôi lại hai bài thơ. Học sinh cần có sự liên hệ thực tế với cuộc vận động lớn hiện nay của toàn Đảng toàn dân: “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Dàn bài chi tiết: *Mở bài:( 1 điểm) - Giới thiệu khái quát về Hồ Chí Minh: là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Hồ Chí Minh còn là một danh nhân văn hoá thế giới, một nhà thơ lớn... - Hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ: hai bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1947- 1948. - Dẫn dắt, trích luận điểm. *Thân bài: ( 8 điểm) Bằng việc lập luận và lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu, học sinh cần làm sáng tỏ 2 ý lớn sau: a. Tình yêu thiên nhiên trong thơ Bác gắn liền với lòng yêu nước sâu sắc: (4 điểm). + Hai bài thơ đều miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, hình ảnh thiên nhiên hiện lên thật đẹp, thật nên thơ với âm thanh, hình ảnh trong trẻo ở bài cảnh khuya: “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” Và khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát tràn đầy ánh sáng và sức sống của mùa xuân trong đêm rằm tháng giêng ở bài Rằm tháng giêng: “ Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” ( Học sinh có thể bám sát vào văn bản phiên âm chữ Hán để làm sáng tỏ ý thơ) (2 điểm) + Hai bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tâm hồn nghệ sỹ- đó cũng chính là biểu hiện cụ thể và sinh động nhất của lòng yêu nước, của cốt cách người chiến sĩ ở Bác Hồ. Bác luôn luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc, vận mệnh của đất nước: -“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” -“ Giữa dòng bàn bạc việc quân” Hai bài thơ đã thể hiện sinh động tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu sắc của Bác Hồ.(2 điểm) b. Tâm hồn nhạy cảm, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan cách mạng của Bác Hồ: (4 điểm) + Vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến, Bác vẫn bình tĩnh, chủ động, lạc quan. Phong thái ấy toát ra từ những rung cảm tinh tế trước thiên nhiên, đất nước( qua âm thanh, hình ảnh, qua cảnh sắc thiên nhiên...) (2 điểm) + Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng không phải vì thế mà tâm hồn Người quên rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm trăng rừng, một “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”, hay cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng rằm tháng giêng, hình ảnh con thuyền trăng trôi trên dòng sông trăng thật trữ tình thơ mộng.... (1 điểm). + Phong thái ung dung lạc quan còn thể hiện ở hình ảnh con thuyền chở đầy ánh trăng giữa không gian bao la... phong thái ấy toát ra từ giọng thơ vừa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ trung... bài thơ làm cho mỗi người đọc xúc động và càng thêm kính yêu Bác Hồ: ở Bác, vẻ đẹp tâm hồn người nghệ sĩ hoà hợp thống nhất với cốt cách người chiến sĩ. (1 điểm) *Kết bài: 1 điểm + Khẳng định lại 2 nội dung đã chứng minh . HS có thể mở rộng và nâng cao bằng một số tác phẩm văn học khác có cùng chủ đề mà các em đã được học và đọc. + Học sinh có thể rút ra cho mình bài học sâu sắc( gắn với cuộc vận động lớn: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) đó là: tình yêu thiên nhiên, niềm vui sống chan hoà giữa thiên nhiên, là lòng yêu nước sâu sắc, là tinh thần vượt khó, tinh thần lạc quan cách mạng.... VẬN DỤNG CHO ĐIỂM 9-10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có hiểu biết sâu sắc về hai bài thơ, có liên hệ thực tế sinh động, diễn đạt tốt.( làm văn có sáng tạo, lời văn trong sáng) 7- 8 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có hiểu biết tương đối sâu sắc về hai bài thơ, có liên hệ thực tế , diễn đạt tương đối tốt. 5- 6 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, hiểu đúng về nội dung hai bài thơ, có thể mắc một số lỗi nhỏ về diễn đạt. 3- 4 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng được một nửa các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc diễn xuôi lại hai bài thơ, còn mắc một số lỗi về dùng từ, diễn đạt. 2-3 điểm: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, chưa đáp ứng được các yêu cầu cơ bản về nội dung và phương pháp, có đoạn còn lạc sang phân tích hoặc diễn xuôi lại hai bài thơ, còn mắc một số lỗi về dùng từ, diễn đạt. 1 điểm: Học sinh có tham gia viết tập làm văn song không thể hiện được nội dung và phương pháp, mắc quá nhiều lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt... 0 điểm: Học sinh bỏ giấy trắng. Lưu ý khi chấm toàn bài có điểm chữ viết và trình bày. 3. Học sinh viết bài, giáo viên thu bài, bám sát biểu điểm để chấm bài cho các em. Trong quá trình chấm bài, giáo viên cần trân trọng, nâng niu từng cảm nhận cũng như kết quả mà học sinh có sự cố gắng khi tập làm văn. Việc chấm bài viết của học sinh đòi hỏi GV Ngữ văn lòng kiên nhẫn để đọc, phát hiện, nhận xét, chữa lỗi cho các em... Giáo viên cùng viết văn với học sinh ở giáo án viết văn. II - PHẦN CHẤM BÀI - Đây là phần nội dung thể hiện trong giáo án chấm trả. Gv có thể chấm đến em nào thì hoàn thành vào bảng chấm ngay em đó, chú ý lời phê trong bài viết của học sinh nên thể hiện rõ em đó có những ưu điểm, những tồn tại gì về nội dung kiến thức, phương pháp, diễn đạt, giọng văn...? Và cần tránh những lời phê nặng nề... (bảng 1) STT Họ và tên Điểm Nhận xét/chữa lỗi 1 ..... ...... ...... - Chú ý phần nhận xét, chữa lỗi của học sinh cần chọn nội dung tiêu biểu, cũng có thể nhóm những học sinh để nhận xét chung, chữa lỗi chung: + Những lỗi về hính thức: chữ viết xấu, trình bày chưa khoa học, sai chính tả + Những lỗi về kiến thức, nội dung: sai khiến thức cơ bản, nhầm tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhân vật, nhầm thể loại, trình bày không đúng phạm vi, yêu cầu đề ra (lạc đề), viết lan man + Những lỗi về bố cục: bài viết chưa có bố cục hợp lý (Mở bài quá dài, thân bài ngắn, ý chính chưa rõ) + Những lỗi về diễn đạt: chưa biết dựng đoạn, đặt câu; diễn đạt chưa rõ ý, lủng củng + Những lỗi khác : (Trong khi chấm bài, giáo viên cần có “Nhật kí chấm” ghi lại và nhóm các lỗi này để chuẩn bị cho việc trả bài ) Gv chấm, thống kê điểm: (bảng 2) Điểm 0 1-2 3-4 Cộng % 5-6 7-8 9-10 Cộng % Lớp .... Lớp .... Khối .... - GV có thể dùng những kí hiệu, ghi rõ câu văn , đoạn văn diễn đạt hay, dùng hình ảnh đặc sắc hoặc mắc lỗi về diễn đạt...ở phần lề vở viết văn. Đối với lỗi chính tả, dùng từ thì gạch chân vào phần mắc lỗi ấy... - Những lời khen, chê , khích lệ động viên ...của thầy cô sẽ giúp học sinh nhận thức rõ về khả năng viết bài của bản thân. Gv hoàn thành chấm bài viết tập làm văn của học sinh, giáo án chấm trả, trả vở cho học sinh trước tiết trả bài ít nhất 1 buổi học và yêu cầu các em đọc lại bài, tự nhận xét – trả lời câu hỏi ở vở bài tập Ngữ văn in ( làm bài tập trước khi đến lớp). VD: Có hai lời nhận xét như sau 1. Bài viết chưa đạt yêu cầu, văn lủng củng, chữ viết cẩu thả. 2. Bước đầu em có hiểu yêu cầu đề bài song nội dung bài viết chưa đạt yêu cầu. Em cần cố gắng rất nhiều trong diễn đạt, rèn chữ viết cho đẹp hơn. ->Như vậy với cách nhận xét thứ hai ngoài việc chỉ ra phần hạn chế của em học sinh đó vừa có sự khích lệ động viên, chờ đợi em vươn lên trong bài viết kế tiếp... Và Giáo viên đã khéo léo gieo vào lòng học sinh niềm hi vọng, tin rằng mình sẽ có thể viết tốt hơn nữa. III. PHẦN TRẢ BÀI: Đây là bước thực hiện thiết kế tiết chấm - trả bài tập làm văn có sự tham gia hoạt động tích cực của học sinh.nội dung tiến hành như sau: * Giáo viên ghi đề bài lên bảng, học sinh mở bài làm trước mặt. - Nêu các bước làm bài văn ...( Vd: Nêu các bước làm bài văn nghị luận chứng minh). 1. Tìm hiểu đề, tìm ý: học sinh xác định thể loại, nêu yêu cầu về nội dung, phương pháp, giới hạn đề... 2. Dàn bài và biểu điểm.(GV chủ động viết trên bảng phụ hoặc dạy bằng giáo án điện tử. Dàn bài cụ thể ở phần chấm). Học sinh tự đối chiếu so sánh với phần bài viết của mình. 3. Giáo viên nhận xét chung về: a) Ưu điểm: b) Nhược điểm: nêu và chỉ rõ hướng khắc phục, sửa chữa những lỗi (trong khi chấm đã thống kê lại theo nhóm) + Những lỗi về hính thức: chữ viết xấu, trình bày chưa khoa học, sai chính tả + Những lỗi về kiến thức, nội dung: sai khiến thức cơ bản, nhầm tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nhân vật, nhầm thể loại, trình bày không đúng phạm vi, yêu cầu đề ra (lạc đề), viết lan man + Những lỗi về bố cục: bài viết chưa có bố cục hợp lý (Mở bài quá dài, thân bài ngắn,
File đính kèm:
- Chuyen de Thuc hien tiet tra bai Tap lam vanTHCS.doc