Chuyên đề Phương pháp sửa chữa động tác sai trong dạy học thể dục

Trong quá trình tập luyện thể dục, học sinh có thể mắc một số động tác sai. Đó là điều thường thấy ở môn thể dục. Giáo viên phải luôn chú ý ngăn ngừa những sai lầm, đồng thời phải có biện pháp sửa chữa những động tác đó để học sinh nắm được kỷ thuật chính xác, dần dần nâng cao chất lượng giảng dạy. Cách ngăn ngừa những động tác sai có liên quan đến nhiều vấn đề như: nội dung chương trình, tổ chức phương pháp giảng dạy của GV, đặc điểm học sinh. Nhưng tôi chỉ đề cập đến phương pháp sửa chữa động tác sai của học sinh.

Nội dung

Điều quan trọng trong việc uốn nắn sửa chữa động tác sai của học sinh là giáo viên cần phát hiện kịp thời động tác sai và có biện pháp sửa chữa ngay

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 6601 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp sửa chữa động tác sai trong dạy học thể dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề
Phương pháp sửa chữa động tác sai
trong dạy học thể dục
Mở đầu
Trong quá trình tập luyện thể dục, học sinh có thể mắc một số động tác sai. Đó là điều thường thấy ở môn thể dục. Giáo viên phải luôn chú ý ngăn ngừa những sai lầm, đồng thời phải có biện pháp sửa chữa những động tác đó để học sinh nắm được kỷ thuật chính xác, dần dần nâng cao chất lượng giảng dạy. Cách ngăn ngừa những động tác sai có liên quan đến nhiều vấn đề như: nội dung chương trình, tổ chức phương pháp giảng dạy của GV, đặc điểm học sinh. Nhưng tôi chỉ đề cập đến phương pháp sửa chữa động tác sai của học sinh.
Nội dung
Điều quan trọng trong việc uốn nắn sửa chữa động tác sai của học sinh là giáo viên cần phát hiện kịp thời động tác sai và có biện pháp sửa chữa ngay.
1. Phát hiện kịp thời động tác sai.
Để phát hiện kịp thời động tác sai thì giáo viên cần phải đi sâu tìm hiểu trình độ kỷ thuật, sự phát triển các tố chất và khả năng tiếp thu của học sinh, đặc điểm tình hình của lớp, tinh thần thái độ học tập, tỉ lệ nam nữ bởi vì mỗi lớp có một đặc điểm riêng, trình độ kỷ thuật hay thể lực của nam nữ cũng khác nhau: ví dụ như ở lớp 9C có thể có trình độ kỷ thuật tốt hơn ở lớp 9B nhưng tinh thần thái độ học tập chưa cao bởi vì trình độ kỷ thuật còn thấp nên còn ái ngại trong tập luyện dẫn đến sai lầm tập cho xong cho qua nhưng không có kết quả kỷ thuật không đạt, thành tích không cao…. có tìm hiểu được như vậy giáo viên sẽ có hướng đi khác đối với từng lớp như biên soạn nội dung phương pháp thích hợp, đồng thời giúp cho giáo viên dự kiến trước một số sai lầm thường thấy của học sinh. Thường mỗi môn hoặc một động tác, học sinh thường phạm một số sai lầm phổ biến nhất định: Ví dụ trong chạy ngắn ở lớp 6 sai lầm thường mắc ở các em là khi chạy chân tiếp xúc với mặ đất thường cả bàn chân và không chuyển trọng tâm lên cao tuy rằng trình độ kỷ thuật đòi hỏi chưa cao nhưng cũng cần phát hiệnn kịp thời và có hướng sửa chữa khắc phục nếu không sẽ trở thành thói quen sau này khó sửa.
Điều quan trọng là cần phát hiện được sai lầm phổ biến và chủ yếu của lớp.
2. Phân tích nguyên nhân sai lầm
 Sau khi phát hiện những sai lầm của học sinh, giáo viên phải phân tích nguyên nhân để tìm biện pháp thích hợp để sửa sai.
Một số nguyên nhân chủ yếu dấn đến những động tác sai trong thể dục là
Học sinh chưa nắm được hoặc chưa rõ khái niệm động tác và quá trính động tác, chưa biết cách tập luyện.
Nội dung giáo án chưa phù hợp với trình độ của học sinh
Tổ chức và giảng dạy chưa hợp lý
Tố chất cơ thể kém, tiếp thu kỷ thuật động tác chậm: Đối với kỷ thuật mỗi động tác đòi hỏi một cơ sở tố chất nhất định, nếu tố chất kém thì cũng ảnh hưởng đến quá trình hình thành động tác và rất dễ mắc sai lầm
Ví dụ: Trong chạy ngắn , sức đạp sau yếu cho nên chân đạp sau không thẳng, hông không đưa được ra trước, phần kỷ thuật cơ bản không tiếp thu được đầy đủ như chạy bước nhỏ, đạp sau… sẽ sinh ra nhiều sai lầm trong chạy ngắn.
Tinh thần thái độ học tập chưa đúng mức
Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: Sức khỏe, giờ giấc, thời tiết, khí hậu…
Mỗi động tác đều có cách sửa chữa riêng biệtcủa nó, tìm được đúng nguyên nhân sẽ giúp giáo viên tìm biện pháp sửa chữa chính xác.
3.Phương pháp sửa chữa động tác sai
Trong tập luyện học sinh có thể mắc nhiều động tác sai cùng một lúc, nhất là giai đoạn đầu, động tác chưa phân hóa và củng cố. Trong trường hợp ấy, giáo viên cần chú ý sửa chữa những động tác chủ yếu trước, những phần chủ yếu đã sửa chữa xong mới yêu cầu dần dần các phần sai thứ yếu khác.
Phương pháp sửa chữa động tác sai
Trước tiên giáo viên cần uốn nắn đi sâu vào chi tiết động tác, hoặc sửa chữa động tác sai cá biệt của từng em một, hoặc tập thể. Giáo viên cần phải tổ chức lớp tốt tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát theo dõi tập luyện của học sinh, giáo viên cần tập trung sức vào việc quan sát những động tác khó, những động tác cơ bản để phát hiện sai lầm. Ngoài ra cần hướng dẫn cách quan sát phát hiện động tác sai cho học sinh.
*Giảng lại bài, làm mẫu lại động tác để học sinh nắm vững yếu lĩnh và quá trình động tác. 
Trong lúc giảng và làm mẫu lại cần đi sâu nhấn mạnh những lỗi học sinh thường mắc và có thể nêu nguyên nhân để học sinh rõ. 
Ví dụ : Trong nhảy cao kiểu bước qua ở giai đoạn giậm nhảy học sinh thường mắc những sai lầm đó là giậm nhảy bị lao vào xà
Nguyên nhân: 
- Các bước cuối cùng không hạ thấp được trọng tâm
- Lúc giậm nhảy thân gập về phía trước
- Tốc độ giậm nhảy bị chậm
Cách sửa: 
Phân tích kỷ thuật nhấn mạnh điểm cơ bản kỷ thuật và ngắn gọn chính xác súc tích và dể hiểu: đưa đặt chân giậm nhảy nhanh, mạnh, duỗi được hông, đầu gối và cổ chân và chú ý chuyển trọng tâm.
Làm mẫu hoàn chỉnh và chi tiết: làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu, chính xác, dẹp, đúng kỷ thuật vì những động tác ban đầu dễ gây ấn tượng sâu trong trí nhớ của học sinh, đối với những giáo viên không chuyên hoặc không có khả năng làm mẫu thi nên cho học sinh quan sát tranh ảnh hoặc có thể bồi dưỡng cán sự chọn những em có năng khiếu tốt về mặt này để làm mẫu thay cho giáo viên khi giảng giải động tác mới, hoặc sửa sai.
Dùng tranh ảnh minh họa
 * Tập những bài tập bổ trợ nhằm sửa chữa động tác sai
Những động tác bổ trợ là những động tác có yêu cầu thấp hơn, dễ làm hơn, hoặc có thể là động tác cũ nhưng thay đổi hình thức tập luyện 
Ví dụ: Cũng động tác giậm nhảy của nhảy cao nhưng có thể tập giậm nhảy thường trên sân tập, có thể giậm nhảy bên xà ngang, giậm nhảy trên ván giậm nhảy…
* Vận dụng các hình thức trợ lực, hạn chế, cố định, tín hiệu, dấu hiệu ( tay không hoặc dụng cụ) nhằm tạo cho học sinhcó cảm giác không gian, thời gian, tốc độ động tác...
Ví dụ: Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy gót chạm mông ( tại chổ) có thể dùng hiệu lệnh đếm, hiệu lệnh vỗ tay…tạo cảm giác tốc độ.
Dùng hiệu lệnh còi trong xuất phát chạy nhanh.
* Phát triển tố chất
Thể lực học sinh yếu cũng có thể mắc những sai lầm vì vậy cần chú ý đến các bài tập phát triển tố chất
Ví dụ: Trong môn nhảy tập trung những bài tập phát triển các cơ đùi như bật nhảy, lò cò, bật xa…
Trong ném bóng cần tập trung những bài tập phát triển cơ tay như: kéo co, chống đẩy…
Điều cần thiết là cần phải chú ý tập những bài tập phát triển toàn diện, nâng cao thể lực, nguyên tắc này cần được quán triệt ngay từ lớp dưới hoặc đầu cấp.
Việc tìm phương pháp sửa chữa động tác sai sao cho có hiệu quả, điều này còn phụ thuộc vào khả năng , trình độ và kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên. Vì vậy giáo viên phải luôn luôn đi sâu nghiên cứu những phương pháp, biện pháp tốt nhất để sửa chữa sai lầm có hiệu quả , nâng cao chất lượng giảng dạy môn học thể dục.
Trung lễ, ngày tháng năm 2011
 	Người viết chuyên đề 
	Nguyễn Thị Xuân Hương

File đính kèm:

  • docchuyen de(1).doc
Giáo án liên quan