Chuyên đề Phương pháp dạy học tích cực môn Sinh học 9 - Lê Thành Phúc

 I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:

 Hiện nay trong các nhà trường điều thực hiện dạy theo phương pháp tích cực nhưng thực hiện như thế nào cho phù hợp theo mục đích thay đổi của Bộ cả vế phương pháp lẫn sách giáo khoa cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và cũng là thời đại thông tin. Cụ thể là phương pháp dạy học tích cực. Điều nầy không chỉ làm cho các em biết cách trình bày ý kiến một cách ngắn gọn, mà còn phát huy được tính tìm tòi sáng tạo trong học tập cũng như liên hệ thực tế hoặc tích hợp của từng bài học

 Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu về:” phương pháp dạy học tích cực của học sinh môn sinh học 9”. Để bản thân tôi và tất cả các đồng nghiệp cùng tham khảo và rút kinh nghiệm nhằm giúp cho giờ học có một không khí thoải mái và có tính hiệu quả cao

 II.NÔI DUNG:

 1.DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG MÔN SINH HỌC 9:

Dạy học theo phương pháp này chủ yếu lấy học sinh làm trọng tâm của quá trình dạy học, thầy cô là người chi đạo, điều khiển mọi hoạt động trong từng nội dung và kết hợp các phương pháp, hình thức, các phương tiện thiết bị cần được tiến hành một cách đồng bộ trong từng hoạt động

 2. ĐỔI MỚI CÁCH DẠY CỦA GIÁO VIÊN:

Dạy học theo phương pháp này thì giáo viên không chỉ điều khiển học sinh tìm tòi kiến thức mới mà giáo viên tự thiết kế trước, về việc tổ chức điều khiển cho từng mục, từng nội dung, từng phương tiện thiết bị, kết hợp các hoạt động cho từng bài, từng phần, từng chương để tránh sự khô khan trong tiết học. Đồng thời khi xong một hoạt động nào đó,thì giáo viên phải có sự đánh giá nhận xét hoạt động của các nhóm,các cá nhân tốt hoặc chưa tốt hoặc tuyên dương, cho điểm các nhóm, cá nhân thực hiện tốt trong các hoạt động mà giáo viên yêu cầu

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp dạy học tích cực môn Sinh học 9 - Lê Thành Phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CÀNG LONG
TRƯỜNG THCS TÂN AN
– & —
TÊN CHUYÊN ĐỀ
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
MÔN SINH HỌC 9
NGƯỜI THỰC HIỆN
LÊ THÀNH PHÚC
NĂM HỌC: 2009-2010
 I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
 Hiện nay trong các nhà trường điều thực hiện dạy theo phương pháp tích cực nhưng thực hiện như thế nào cho phù hợp theo mục đích thay đổi của Bộ cả vế phương pháp lẫn sách giáo khoa cho phù hợp với sự phát triển của đất nước và cũng là thời đại thông tin. Cụ thể là phương pháp dạy học tích cực. Điều nầy không chỉ làm cho các em biết cách trình bày ý kiến một cách ngắn gọn, mà còn phát huy được tính tìm tòi sáng tạo trong học tập cũng như liên hệ thực tế hoặc tích hợp của từng bài học
 Chính vì những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu về:” phương pháp dạy học tích cực của học sinh môn sinh học 9”. Để bản thân tôi và tất cả các đồng nghiệp cùng tham khảo và rút kinh nghiệm nhằm giúp cho giờ học có một không khí thoải mái và có tính hiệu quả cao
 II.NÔI DUNG: 
 1.DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG MÔN SINH HỌC 9:
Dạy học theo phương pháp này chủ yếu lấy học sinh làm trọng tâm của quá trình dạy học, thầy cô là người chi đạo, điều khiển mọi hoạt động trong từng nội dung và kết hợp các phương pháp, hình thức, các phương tiện thiết bịcần được tiến hành một cách đồng bộ trong từng hoạt động
 2. ĐỔI MỚI CÁCH DẠY CỦA GIÁO VIÊN:
Dạy học theo phương pháp này thì giáo viên không chỉ điều khiển học sinh tìm tòi kiến thức mới mà giáo viên tự thiết kế trước, về việc tổ chức điều khiển cho từng mục, từng nội dung, từng phương tiện thiết bị, kết hợp các hoạt độngcho từng bài, từng phần, từng chương để tránh sự khô khan trong tiết học. Đồng thời khi xong một hoạt động nào đó,thì giáo viên phải có sự đánh giá nhận xét hoạt động của các nhóm,các cá nhân tốt hoặc chưa tốt hoặc tuyên dương, cho điểm các nhóm, cá nhân thực hiện tốt trong các hoạt động mà giáo viên yêu cầu
 3. ĐỔI MỚI CÁCH HỌC CỦA HỌC SINH: 
Không phải như phương pháp củ giáo viên truyền thụ kiến thức học sinh lĩnh hội các tri thức một cách thụ động. mà phương pháp đổi mới hiện nay học sinh phải tự nghiên cứu sách giáo khoa trước ở nhà, đồng thời phải tìm tòi các tri thức một cách chủ động, sáng tạo, tích cực để từ đó khi vào lớp giáo viên đưa ra các vấn đề học sinh có thể tự động khám phá và giải quyết được vấn đề một cách tốt và nhanh chống hơn.
 4. ĐỔI MỚI HÌNH THỨC DẠY- HỌC CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
a/ Phân chia lớp học thành từng nhóm nhỏ-lớn:
 Tùy từng mục và nội dung của bài mà chia 4 nhóm lớn ( 2-3 bàn)hoặc nhiều nhóm nhỏ ( 1 bàn).nhóm trưởng và thư kí nhóm tự lựa chọn. Đồng thời lớp cử một đại diện canh thời gian mà giáo viên đưa ra thảo luận để báo cáo. Đại diện báo cáo kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung nếu cần.Giáo viên nhận xét chung, đồng thời giáo viên dưa ra một số biện pháp trong giờ học cũng như trong thảo luận nhóm để học sinh có ý thức chấp hành tốt thảo luận nhóm cũng như trong giờ học, nhầm đảm bảo tiết học đạt kết quả tốt
b/ Cấu trúc:
 í Cách thực hiện: 
 	 Giáo viên giới thiệu váo bài mới xong, nêu vấn đề vào bài, mục cũng như từng phần trong bàià yêu cầu học sinh đọc hoặc nghiên cứu thông tin ( nếu có) giáo viên giải thích thêm những thông tin phức tạp, hoặc có thể mở rông để học sinh tìm tòi, từ đó giáo viên nêu yêu cầu, giao nhiệm vụ cho học sinh từng nhóm, học sinh nắm rỏ thông tin và yêu cầu của giáo viên đã giao nhiệm vụ. từ đó học sinh thấy được trách nhiệm của mình
 í Làm việc theo nhóm: 
 Giáo viên phát phiếu học tập có ghi câu hỏi, bảng phụ cần điềncho các nhóm, đồng thời qui định thời gian hoạt động nhóm. Từ đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm, nhóm trưởng điều khiển, phân công các nhóm viên làm việc, thư kí có nhiệm vụ ghi lại các ý kiến mà nhóm thống nhất. sau đó cuối cùng tổng hợp lại đi đến kết luận chung, trong quá trình các nhóm làm việc giáo viên có nhiệm vụ theo dõi bao quát lớp, cuối cùng giải đáp thắc mắc giúp đở các nhóm yếu
 í Tổng kết thảo luận trước lớp:
 Sau khi thảo luận xong các nhóm trưởng phân công nhóm viên báo cáo hoặc nhóm trưởng đại diện báo cáo. Giáo viên tóm tắc câu trả lời của các nhóm lên bảng, các nhóm còn lại theo dõi, để các nhóm làm cơ sở nhận xét bổ sung nếu cần. Sau đó giáo viên nhận xét và rút ra kết luận chung . Sau mỗi hoạt động giáo viên cần phê bình và tuyên dương các nhóm hoặc cá nhân. Để từ đó lần sau các nhóm hoặc cá nhân phấn đấu tốt hơn
 III. MỘT SỐ THÀNH CÔNG:
 Qua nhiều năm giảng dạy tôi đã thực hiện phương pháp này rất thành công và gần đây nhất là năm học 2008-2009. Tôi lại càng chú trọng phương pháp này nhiều hơn nhầm để nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh. Kết quả chất lương bộ môn có điểm trung bình cuối năm từ 3,5 trở lên 99,3% và trong năm học 2009- 2010 chất lượng giảng dạy bộ môn ở HKI từ trung bình trở lên đạt 100%
 Như vậy qua vận dụng phương pháp dạy học, theo phương pháp dạy học tích cực này là phương pháp tốt nhất đem lại hiệu quả về chất lượng cũng như việc áp dụng chương trình sách giáo khoa và các phương pháp mà Bộ thay đổi cho cấp cơ sở hiện nay.
 IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trong những năm vận dụng theo phương pháp dạy học tích cực này tôi đã rút ra một số bài học rất thiết thực nhầm để nâng cao chất lượng dạy và học. Đó là sự nổ lực của bản thân và tiếp thu những ý kiến của đồng nghiệp mà tôi đã có những bài học kinh nghiệm quí báo này
 	Trong năm học 2009- 2010. Tôi sẽ phấn đấu nhiều hơn nữa để hoàn thiện phương pháp giảng dạy của mình, đồng thời cố gắng hoàn thiện đề tài của mình tốt hơn nữa và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao kể cả chất lượng môn đạt 100% từ TB trở lên
 V. LỜI CẢM ƠN:
Tôi chân thành cảm ơn Phòng GD & ĐT Càng Long, Trường THCS Tân An đã tạo điều kiện cho tôi trao đổi học tập lẫn nhau với các đồng nghiệp giáo viên trong Huyện và giáo viên trong tổ chuyên môn Xin cảm ơn quí Phòng ,Ban giám hiệu trường cùng thành viên giáo viên tổ Hóa Sinh trường trung học cơ sở Tân An. Đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài của mình.
 Mong đón nhận những ý kiến đóng góp của quí đồng nghiệpvề những thiếu sót chân thành cảm ơn.
 Tân an, ngày tháng năm 2009
 Người thực hiện
 LÊ THÀNH PHÚC

File đính kèm:

  • docDe tai sinh 9.doc