Chuyên đề Phương pháp bảo toàn electron (tiếp theo)

1) Nguyên tắc:

Khi có nhiều chất oxi hóa hoặc chất khử trong hỗn hợp phản ứng ( nhiều phản ứng hoặc phản ứng qua nhiều giai đoạn ) thì “Tổng số mol electron mà chất khử cho bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận”

Xét pứ oxi hóa khử

 

doc1 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 962 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phương pháp bảo toàn electron (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
II. PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN ELECTRON
1) Nguyên tắc: 
Khi có nhiều chất oxi hóa hoặc chất khử trong hỗn hợp phản ứng ( nhiều phản ứng hoặc phản ứng qua nhiều giai đoạn ) thì “Tổng số mol electron mà chất khử cho bằng tổng số mol electron mà chất oxi hóa nhận”
Xét pứ oxi hóa khử : A + B Š C 
	 Chất khử chất oxh
 - qt cho: A Š An+  + ne
 - qt nhận: B + ae Š Ba-
Theo ĐLBT electron: ncho = nnhận º n.số mol của A = a . số mol của B
2) Ý nghĩa và vận dụng
Phương pháp này được vận dụng để giải tốt các bài toán liên quan tới phản ứng oxi hóa khử - giúp ta giải toán nhanh hơn hay hơn và chính xác.
3) Chú ý : 
Khi vận dụng phương pháp này cần phải xác định đúng trạng thái đầu và trạng thái cuối của chất oxi hóa và chất khử ( tức là phải xác định chính xác chất khử ,chất oxi hóa và sự thay đổi số oxi hóa của chúng) và nhiều khi không cần cân bằng phản ứng hóa học xảy ra.
4) Bài tập minh hoạ
Bài 1: Hoà tan 4 gam hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S trong dung dịch H2SO4 đặc, thu được 4,48 lít SO2 (đktc) Tính %m mỗi muối có trong hỗn hợp A.
ĐS: %F eS2 = 60% , %Cu2S = 40%
Bài 2: Hoà tan a gam hỗn hợp A gồm FeS2 , Cu2S trong dung dịch HNO3 thì thu được dung dịch B và 8,96 lít khí màu nâu (đktc). Khi cho dung dịch B phản ứng với dung dịch Ba(NO3)2 dư thì thu được 11,65gam kết tủa trắng. Tính a
ĐS: 4g
Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 1,52g hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Mg vào dung dịch HNO3 vừa đủ thì thu được 1,12 lít NO( đktc) duy nhất và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thì thu được m gam muối khan. Tính m ?
ĐS:m = 10,82 g
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 12,08 gam hỗn hợp bột kim loại gồm Fe, Mg và Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng ( vừa đủ ) thì thu được 6,608 lít khí SO2 (ở 136,50C và 1,5 atm) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan . Tính m .
ĐS : m = 40,4 g
Câu 5: Hoà tan hỗn hợp gồm Al, Fe, Zn và Cu vào 1,5 lít dung dịch HNO3 x mol/l vừa đủ thì thu được dung dịch Y ( không chứa ion NH4+ ) và 1,344 lít hỗn hợp khí B (đktc) gồm NO và NO2 có tỉ khối so với He (He = 4) là 9,5. Xác định giá trị của x ?
ĐS: 0,12 M
Câu 6: Nung 8,4 gam Fe ngoài không khí, sau một thời gian phản ứng thì thu được m gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 , Fe3O4 . Hoà tan hoàn toàn m gam X vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư ) thu được 1,12lít khí SO2 (đktc). Tính m . 
ĐS: m = 11,2 gam
 Câu 7: Trộn m gam hỗn hợp 2 kim loại Fe, Zn với 9,6 gam bột S thu được hỗn hợp X . Nung X trong bình kín (không có không khí) sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có 26,88 lít khí SO2 thoát ra (đktc) . Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy xuất hiện 10,7 gam kết tủa. Tính m ? 
ĐS : m = 15,35 gam
Câu 8: Trộn m gam hỗn hợp gồm Fe và Mg với 11,2 gam bột S thu được hỗn hợp X. Nung X trong bình kín (không có không khí ) sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Hoà tan hết Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thấy có 13,44 lít khí SO2 thoát ra ( ở 136,50C và 1,5 atm). Cho dung dịch thu được tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thấy xuất hiện 29,65 gam kết tủa . Tính m ?
ĐS: 15,2 g

File đính kèm:

  • docCHUYEN DE HOA 12 LTDH.doc