Chuyên đề Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)
I.NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
1 Quá trình Pháp xâm lược Việt Nam
a. Nguyên nhân Pháp xâm lược VN:
* Nguyên nhân sâu xa:
- Nửa sau thế kỉ XIX, CNTB phát triển mạnh, dần chuyển sang chế độ
đế quốc chủ nghĩa nhu cầu về nguyên liệu, thị trường tiêu thụ và nhân công ngày càng lớn.Các nước đế quốc tăng cường xâm lược thuộc địa
- Bước sang thế kỉ XIX, chủ nghĩa TB ở Pháp phát triển mạnh đưa nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, không ngừng xâm chiếm thuộc đại ở Châu Á, châu Phi và ra sức bóc lột nhân dân trong nước
- Châu Á là lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên những quốc gia còn chìm đắm trong chế độ phong kiến lạc hậu.Việt Nam là quốc gia đông dân, giàu tài nguyên, có vị trí thuận lợi về giao thông là mảnh đất màu mỡ mà nhiều nước thèm muốn, trong đó có Pháp.
* Nguyên nhân trực tiếp
- Việt Nam dưới sự thống trị của phong kiến triều Nguyễn, đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng khó khăn, khủng hoảng.Nhà Nguyễn ra sức đàn áp các phong trào đấu trang của nhân dân, đất nước ngày càng suy yếu.
- Thấy rõ âm mưu xâm lược của thức dân pháp, nhà Nguyễn thực hiện chính sách “ Bế quan tỏa cảng ”, cắt đứt mọi quan hệ với thực dân Pháp,cấm đạo và giết giáo sĩ láy cớ đó Pháp nổ súng xân lược Việt Nam
7 nước tuyên bố độc lập, thế giới gọi là "năm châu Phi" => Tới giữa những năm 60 của TK XX, hệ thống thuộc địa của CNTD cơ bản sụp đổ. 2 Giai đoạn từ những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX Đấu tranh nhằm lật đổ ách thống trị của TD Bồ Đào Nha của nhõn dõn ba nước Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao. Phong trào đấu tranh vũ trang ở ba nước này bùng nổ -> năm 1974, ách thống trị của TD Bồ Đào Nha bị lật đổ. 3 Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX Đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở Cộng hoà Nam Phi, Dim-ba-bu-ờ và Na-mi-bi-a Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ: Rô-đê-di-a năm 1980 (nay là Cộng hoà Dim-ba-bu-ê), Tây Nam Phi năm 1990 ( nay là Cộng hoà Na-mi-bi-a) và Cộng hoà Nam Phi năm 1993. Bài 2: Đặc điểm nổi bật của Châu Á từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay? Chỉ ra biến đổi to lớn nhất và giải thích? - Trước chiến tranh thế giới II, hầu hết các nước châu Á đều là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. - Sau chiến tranh thế giới II, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bùng nổ mạnh mẽ ở châu Á. Nhiều nước giành được độc lập: Trung Quốc( 1949); Các nước Đông Nam Á. Từ những năm 1970 đến nay, một số nơi vẫn sảy ra xung đột sắc tộc, chiến tranh biên giới -> Tình hình châu Á không ổn định - Sau khi giành được độc lập, nhiều nước ra sức điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kih tế làm trọng tâm, nhiều nước đạt tốc độ tăng trưởng cao : Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Singapo - Biến đổi to lớn nhất : Các nước châu Á đều giành được độc lập, tạo điều kiện thuận lợi cho các nước phát triển kinh tế, xã hội. Ngày soạn: Ngày giảng: Chủ đề 3 Trung Quốc và các nước Đông Nam Á I. NỘI DUNG KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Sự ra đời và phát triển của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. a. Sự ra đời của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa: Sau cuộc kháng chiến chống Nhật thắng lợi, Trung Quốc lâm vào cuộc nội chiến giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Sau một thời gian nhường đất để phát triển lực lượng, giữa năm 1949 Đảng Cộng sản tổ chức phản công trên toàn mặt trận. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch liên tiếp thất bại, bỏ chạy ra đảo Đài Loan, Đảng Cộng sản Trung Quốc đó thắng lợi. Ngày 1 tháng 10 năm 1949, trước Quảng trường Thiên An Môn, Mao Trạch Đông đọc bản tuyên ngôn khai sinh nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Ý nghĩa: Kết thúc 100 năm đô hộ của đế quốc và 1000 nô dịch của phong kiến, đưa đất nước Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Đối với thế giới, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đã tăng cường cho phe XHCN và làm cho hệ thống CNXH được nối liền từ châu Âu sang châu Á. b. Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc: * Bối cảnh lịch sử: Từ năm 1959 - 1978, đất nước Trung Quốc lâm vào thời kì biến động toàn diện. Chính điều này đòi hỏi Đảng và Nhà nước Trung Quốc phải đổi mới để đưa đất nước đi lên. Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách - mở cửa: Đường lối mới. Chủ trương xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách mở cửa. * Thành tựu: + Kinh tế phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới (GDP tăng 9,6%). + Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. + Chính trị-xã hội: ổn định, uy tín, địa vị quốc tế của TQ được nâng cao. + Đối ngoại: bình thường hoá quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác,thu hồi Hồng Công, Ma Cao. + Đạt nhiều thành tựu trong phát triển khoa học kỹ thuật, phóng tàu, đưa người lên vũ trụ để nghiên cứu KHKT (Là nước thứ 3 trên thế giới) + Có quan hệ tốt với Việt Nam, các vị nguyên thủ quốc gia đã đến thăm 2 nước, thực hiện 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” * Ý nghĩa: Khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Trung Quốc, góp phần củng cố sức mạnh và địa vị của trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập với thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và ngược lại thế giới có cơ hội tiếp cận với một thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc. 2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN (8/8/1967) Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Phi-líp-pin và Đông Ti-mo. a. Hoàn cảnh: Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh khu vực và thế giới đang quốc tế hoá cao độ. + Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều nước ĐNA chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực. Ngày 8-8-1967, Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại thủ đô Băng Cốc-Thái Lan với sự tham gia sáng lập của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan b. Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế-văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực. c. Nguyên tắc hoạt động: + Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. + Giải quyết mọi tranh chấp bằng phương pháp hoà bình. + Hợp tác cùng phát triển. d. Quá trình phát triển của ASEAN: Trong giai đoạn đầu (1967-1975), ASEAN là một tổ chức non yếu, hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sau cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân ba nước Đông Dương (1975), quan hệ Đông Dương-ASEAN được cải thiện, bắt đầu có những cuộc viếng thăm ngoại giao. Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN. Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, thế giới bước vào thời kì sau "chiến tranh lạnh" và vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, tình hình chính trị ĐNA được cải thiện. Xu hướng nổi bật là mở rộng thành viên ASEAN. Ngày 28/7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Tháng 9/1997, Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN. Tháng 4/1999, Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của tổ chức này. Lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á. e. Quan hệ Việt Nam - ASEAN: Quan hệ Việt Nam - ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-chia. Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách "đối đầu" sang ''đối thoại", hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại "Muốn là bạn với tất cả các nước", quan hệ Việt Nam - ASEAN được cải thiện. Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới trong quan hệ Việt Nam - ASEAN và quan hệ khu vực. Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật và nó ngày càng được đẩy mạnh. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1. Trình bày các giai đoạn chính trong công cuộc XD CNXH ở Trung Quốc từ 1945 đến nay? a. Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa. Cuộc nội chiến CM ở Trung Quốc( 1946-1949) * Nguyên nhân của cuộc nội chiến; Sau cuộc kháng chiến chông Nhật thành công, 1945 lực lượng CM do Đảng CS Trung Quốc lãnh đạo lớn mạnh( khu giải phong chiêm 1/4 đất đai và 1/3 dân số, quân chủ lực phát triển lên đến 120 van, phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao - Khách quan: được sư giúp đỡ của Liên Xô về kinh tế và quân sự, Liên Xô chuyển giao vùng Mãn Châu, giúp đỡ vũ khí, tước dược hơn 1 triệu quân Quan Đông cho chính quyền CM Trung Quốc ảnh hưởng của phong trào CM thế giới đặc biệt là châu A Tưởng Giới Thạch đứng đầu Quốc Dân đảng đã câu kết với Mĩ( trong 2 năm Mĩ đã viện trợ cho Tưởng 4,5 tỉ U SD) phát động nội chiến. ngày 20-7-1946, Tưởng tập trung 1,6 triệu quân tấn công vào vùng giải phóng Diễn biến cuộc chiến tranh giải phóng - Giai đoạn 1: 7-1946=> 6-1947 vì lúc đầu quân Tưởng còn mạnh nên quân CM thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực Kết quả: tiêu diệt được trên được trên 1 triệu quâ Tưởng, quân CM phát triển lên tới 2 triệu người - Giai đoạn 2: phản công( 6-1947=>4-1949) Quân CM phản công giải phóng nhiều vùng: Vượt sông Hàng Hà, giải phóng Trung nguyên tiến vào khu tự trị của Tưởng Cuối 1948 đến đầu 1949 qua 3 chiến dịch quân giải phóngn tiêu diệt 1,5 triệu quân Tưởng, 2/4/ 1949 vượt sông Trường Giang, 23/ 4/ 1949 giải phóng nam Kinh, nền thống trị của tập đoàn Tưởng Giới Thạch bị sụp đổ Chiều 1/ 10/ 1949...( SGK Trang 16) *ý nghĩa sự ra đời nước CHND Trung Hoa : ( SGKTrang 16) b. 10 năm đầu xây dựng chế độ mới(1949-1959)đã diễn ra như thế nào? ( SGK Trang 16-18) Ngày 1/ 10/1949 mnước CHND Trung Hoa ra đời dã đánh dấu CM dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành. Từ đây nhân dân Trung Quốc bắt đầu xây dựng chế độ mớidưới sự lãnh đạo của Đảng CS Trug Quốc Từ 1950 nhân ndân Trung Quốc tiến hành khôi phục kinh tế: cải cách ruộng đất, hợp tác nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, XD nền công nghiệp dân tộc, phát triển văn hóa, giáo dục ( SGK T 17) Sau 10 năm XD chế độ mới, nền kinh tế, văn hoá, chính trị đạt thành tựu quan trọng - Đối ngoại: 2/ 1950 Trung quoóc kí hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ với Liên Xô 10/ 1950 gửi quân Tú Nghuệ giúp Triều Tiên đánh Mĩ, ủng hộ khánh chiến ở việt nam và phong trào giải phóng dân tộc Địa vị quốc tế Trung quốc nâng cao và khẳng định vững chắc trên trường quốc tế c. Giai đoạn không ổn định của Trung Quốc( 1959-1978) - Đường lồi 3 ngọn cờ hồng đặc biệt là đại nhảy vọ
File đính kèm:
- GIAO AN BDHS GIOI SU 9-2010-2011.doc