Chuyên đề Nhận diện dạng bài tập di truyền menđen và tương tác gen

I.Phân dạng bài toán lai một cặp và lai hai cặp tính trạng

Bài toán thuận: Biết tính trội lặn hoặc KH của P. Xác định: KG, KH của F1 (F2)

Bước 1. Quy ước gen

Bước 2. Tìm KG của bố mẹ

Bước 3. Viết sơ đồ lai, xác định kết quả KG, KH

Bài toán nghịch: Đã cho biết tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con

Bước 1. Biện luận, nhận dạng quy luật di truyền chi phối tính trạng

Bước 2. Quy ước gen

Bước 3. Xác định kiểu gen P

Bước 4. Viết sơ đồ lai kiểm chứng

II. Nhận dạng quy luật di truyền hai cặp gen chi phối hai tính trạng (lai 2 cặp tính trạng)

 -TH 1: P thuần chủng giống nhau AABBxAABB hoặc aabbxaabb F1 có đồng hợp (100% cùng tính trạng).

 -TH2: P thuần chủng khác nhau AABBxaabb  F1 có 2 cặp dị hợp AaBb F2: KG: 1 : 2 : 2 : 4 : 1 : 2 : 1: 2 : 1; KH: 9 : 3 : 3 : 1.

 -TH3: Lai phân tích P AaBbxaabb  F1: tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 (cả KG và KH)

 Lai phân tích P Aabbxaabb  F1: tỉ lệ 1 : 1 (cả KG và KH)

 Lai phân tích P aaBbxaabb  F1: tỉ lệ 1 : 1 (cả KG và KH)

 -Và nhiều trường hợp khác là biến thể của các phép lai trên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1824 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nhận diện dạng bài tập di truyền menđen và tương tác gen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: NHẬN DIỆN DẠNG BÀI TẬP DI TRUYỀN MENĐEN 
VÀ TƯƠNG TÁC GEN
I.Phân dạng bài toán lai một cặp và lai hai cặp tính trạng
Bài toán thuận: Biết tính trội lặn hoặc KH của P. Xác định: KG, KH của F1 (F2)
Bước 1. Quy ước gen
Bước 2. Tìm KG của bố mẹ
Bước 3. Viết sơ đồ lai, xác định kết quả KG, KH
Bài toán nghịch: Đã cho biết tỷ lệ phân ly kiểu hình ở đời con
Bước 1. Biện luận, nhận dạng quy luật di truyền chi phối tính trạng
Bước 2. Quy ước gen
Bước 3. Xác định kiểu gen P
Bước 4. Viết sơ đồ lai kiểm chứng
II. Nhận dạng quy luật di truyền hai cặp gen chi phối hai tính trạng (lai 2 cặp tính trạng)
 	-TH 1: P thuần chủng giống nhau AABBxAABB hoặc aabbxaabbÞ F1 có đồng hợp (100% cùng tính trạng).
	-TH2: P thuần chủng khác nhau AABBxaabb Þ F1 có 2 cặp dị hợp AaBbÞ F2: KG: 1 : 2 : 2 : 4 : 1 : 2 : 1: 2 : 1; KH: 9 : 3 : 3 : 1.
	-TH3: Lai phân tích P AaBbxaabb Þ F1: tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 (cả KG và KH)
 	 Lai phân tích P Aabbxaabb Þ F1: tỉ lệ 1 : 1 (cả KG và KH)
	 Lai phân tích P aaBbxaabb Þ F1: tỉ lệ 1 : 1 (cả KG và KH)
 -Và nhiều trường hợp khác là biến thể của các phép lai trên.
III. Phân biệt quy luật di truyền một hoặc hai cặp gen chi phối một tính trạng
 Lai 1 tính trạng có thể do một cặp gen hoặc hai hay nhiều cặp gen quy định
-Nếu một tính trạng do 1 cặp gen quy định thì có các trường hợp:
            + Tuân theo quy luật di truyền Menđen.
            + Hiện tượng trội không hoàn toàn.
            + Gen gây chết.
-Nếu một tính trạng mà do 2 cặp gen quy định Þ Tuân theo quy luật di truyền tương tác gen.
A.Trường hợp 1. Không phải lai phân tích
            Từ tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở thế hệ con, xác định quy luật di truyền chi phối. 
1. Khi tổng số tổ hợp giao tử ≤ 4 ® tỉ lệ của di truyền mỗi gen quy định một tính trạng   
            + 3:1: quy luật di truyền trội lặn hoàn toàn (Theo định luật phân tính của Menđen).            + 1:2:1: quy luật di truyền trội không hoàn toàn (xuất hiện tính trạng trung gian do gen nằm trên NST thường hoặc giới tính.
            + 1:1 hoặc 2:1: hiện tượng gen gây chết.2. Khi tổng số tổ hợp giao tử > 4 ® tỉ lệ của tương tác gen
Trong đó, tổng có thể là 16 hoặc 8.
2.1. Tổng các tổ hợp giao tử bằng 16 (16 = 4 x 4 Þ mỗi bên bố mẹ cho 4 giao tử Þ bố mẹ dị hợp về 2 cặp gen Þ 2 cặp gen quy định 1 tính trạng Þ tương tác gen). Các tỉ lệ và quy ước gen như sau:
Bổ trợ 
AaBb x AaBb ® 9:3:3:1 (4 KH) ® 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
(9 tương tác hai trội : 3 trội cặp một : 3 trội cặp hai : 1 lặn hai cặp; hai cặp gen có giá trị khác nhau)
	 9:6:1(3 KH) ® 9A-B- : 3A-bb + 3aaB- : 1aabb
 (9 tương tác hai trội : 6 trội một cặp : 1 lặn hai cặp; hai cặp gen có giá trị ngang nhau)
	 9:7(2 KH) ® 9A-B- : 3A-bb + 3aaB- + 1aabb
	 (9 tương tác hai trội : 7 không tương tác; giá trị các alen khi không tương tác ngang nhau)
Át chế trội 
 	AaBb x AaBb ® 12:3:1 (3 KH) ® 9A-B- + 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
 (A: át, a : không át; B : trội, b : lặn)
	 13:3 (2KH) ® 9A-B- + 3A-bb + 1aabb : 3aaB-
 (A: át, a : không át; B : trội, b : lặn nhưng biểu hiện gần giống trường hợp gen bị át chế )
Át chế lặn 
AaBb x AaBb ® 9:3:4 (3 KH) ® 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- + 1aabb
 (A: không át, a : át; B : trội, b : lặn )
Cộng gộp không tích lũy các gen trội
	AaBb x AaBb ® 15:1 (2KH) ® 9A-B- +  3A-bb + 3aaB- : 1aabb
 (Xuất hiện gen trội cho KH gần giống nhau; không có gen trội cho KH khác)
Cộng gộp tích lũy các gen trội
 	AaBb x AaBb ® 1: 4 : 6 : 4 : 1 (5KH) ®1AABB : 2AABb + 2AaBB : 1AAbb + 4 AaBb + 1aaBB : 
 2Aabb + 2 aaBb : 1aabb 
 (Xuất hiện một gen trội cho KH khác hai, ba, bốn hoặc không xuất hiện gen trội)
2.2. Tổng tổ hợp giao tử bằng 8
            Tổng các tổ hợp giao tử bằng 8 (8 = 2 x 4 Þ một bên bố (mẹ) cho 4 giao tử Þ dị hợp 2 cặp gen, 2 cặp gen quy định tính trạng Þ tương tác gen).
            Các tỉ lệ và quy ước gen tương tự quy ước của trường hợp 16 tổ hợp giao tử.
            Các tỉ lệ thường gặp:
Bổ trợ
	AaBb x aaBb hoặc AaBb x Aabb ® 3:3:1:1 (3A-B- : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb) 
 (3 tương tác hai trội : 3 trội cặp một : 1 trội cặp hai : 1 lặn hai cặp; hai cặp gen có giá trị khác nhau)
 	AaBb x Aabb ® 3:4:1 (3A-B- : 3A-bb + 1aaBb : 1aabb)
	 (3 tương tác hai trội : 4 trội một cặp : 1 lặn hai cặp; hai cặp gen có giá trị ngang nhau)
 AaBb x Aabb ® 3:5 (3A-B- : 3A-bb + 1aaBb + 1aabb)
	 (3 tương tác hai trội : 5 không tương tác; giá trị các alen khi không tương tác ngang nhau)
Át chế trội
 	AaBb x Aabb ® 6:1:1 (3A-B- + 3A-bb : 1aaBb : 1aabb)
	 (A: át, a : không át; B : trội, b : lặn)
	 ® 4:3:1 (3A-B- + 1aaBb : 3A-bb : 1aabb)
 	 (B: át, b : không át; A : trội, a : lặn)
 	 ® 7:1 (3A-B- + 3A-bb + 1aabb : 1aaBb)
 (A: át, a : không át; B : trội, b : lặn nhưng biểu hiện gần giống trường hợp gen bị át chế )
	 ® 5:3 (3A-B- : + 1aabb + 1aaBb : 3A-bb)
 (B: át, b : không át; A : trội, a : lặn nhưng biểu hiện gần giống trường hợp gen bị át chế)
Át chế lặn
	AaBb x Aabb ® 3:3:2 (3A-B- : 3A-bb : 1aaBb + 1aabb )
	 (A: không át, a : át; B : trội, b : lặn )
	 ® 3:1:4 (3A-B- : 1aaBb : 3A-bb + 1aabb)
 (B: không át, b : át; A : trội, a : lặn)
Cộng gộp không tích lũy các gen trội
	AaBb x Aabb 	 ® 7:1 (3A-B- + 3A-bb + 1aaBb : 1aabb)
	(Xuất hiện gen trội cho KH gần giống nhau; không có gen trội cho KH khác)
Cộng gộp có tích lũy các gen trội
	AaBb x Aabb ® 1 : 3 : 3 : 1 (1AABb : 2AaBb + 1 AAbb : 2Aabb + 1 aaBb : 1aabb)
 (Xuất hiện một gen trội cho KH khác hai, ba, bốn hoặc không xuất hiên gen trội)
B.Trường hợp 2: lai phân tích
            Tỉ lệ kiểu hình có thể thuộc các trường hợp sau:
1. Khi số tổ hợp giao tử là 2, tỉ lệ 1:1 thì đó là sự di truyền 1 tính trạng do 1 gen chi phối2. Khi số tổ hợp giao tử là 4  (4 = 1 x 4, một bên cho 4 giao tử => dị hợp 2 cặp gen => Tương tác gen)
 - Tỉ lệ  3:1 Thuộc 1 trong các trường hợp:   
+ Tương tác bổ trợ 9:7 (Vì AaBb x aabb ® 1AaBb : 1Aabb + 1aaBb + 1aabb 
 Þ 1 tương tác hai trội : 3 không tương tác ; giá trị các alen khi không tương tác ngang nhau)            + Tương tác át chế 13:3 (Vì AaBb x aabb ® 1AaBb + 1Aabb + 1aabb + 1aaBb
 Þ A: át, a: không át, B: trội, b: lặn nhưng biểu hiện gần giống trường hợp gen bị át chế)            + Tương tác cộng gộp 15:1 (Vì AaBb x aabb ® 1AaBb + 1Aabb + 1aaBb : 1aabb
 Þ Xuất hiện gen trội cho KH gần giống nhau; không có gen trội cho KH khác)
 - Tỉ lệ 1:2:1 Thuộc 1 trong các trường hợp:
            + Tương tác bổ trợ 9:6:1 (Vì AaBb x aabb ® 1AaBb : 1Aabb + 1aaBb : 1aabb 
 Þ 1 tương tác hai trội : 2 trội một cặp : 1 lặn hai cặp; hai cặp gen có giá trị ngang nhau)            + Tương tác át chế trội 12:3:1 (Vì AaBb x aabb ® 1aaBb : 1AaBb +1Aabb : 1aabb
Þ A: át, a : không át; B : trội, b : lặn)+ Tương tác át chế lặn 9:3:4 (Vì AaBb x aabb ® 1AaBb : 1aaBb + 1aabb : 1Aabb
 Þ A: không át, a : át; B : trội, b : lặn ) 
 -Tỉ lệ  1:1:1:1 Thuộc 1 trường hợp:  9:3:3:1 nhưng theo hai qui luật 
 Phân li độc lập: Vì AaBb x aabb ® 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
 1 hai trội : 1 trội cặp một : 1 trội cặp hai : 1 lặn hai cặp
	 Trong trường hợp này hai gen qui định hai cặp tính trạng
 Bổ trợ: Vì AaBb x aabb ® 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
 (1 tương tác hai trội : 1 trội cặp một : 1 trội cặp hai : 1 lặn hai cặp; hai cặp gen có giá trị khác nhau)
III. Nhận dạng quy luật di truyền 3 cặp gen chi phối hai tính trạng
	Khi có hai tính trạng mà xuất hiện các tỉ lệ như sau thì có 1 cặp gen qui định một tính trạng tuân theo qui luật phân li, tính trạng còn lại do 2 cặp gen qui định và chịu chi phối của qui luật tương tác gen:
 27 : 21 : 9 : 7 = (9 : 7) (3: 1)
27 : 18 : 3 : 9 : 6 : 1 = (9: 6 : 1) (3: 1)
27 : 9 : 9 : 3 : 9 : 3 : 3 :1 = (9: 3 : 3: 1) (3: 1)
27 : 9 : 12 : 9 : 3 : 4 = (9: 3: 4) (3: 1)
39 : 13 : 9 : 3 = (13: 3) (3:1)
36 : 9 : 3 : 12 : 3 : 1 = (12 : 3 : 1) (3: 1)
45 : 3 : 15 : 1 = (15 : 1) (3: 1)
Hoặc xuất hiện các tỉ lệ biến thể của chúng như :
15: 5: 3: 3 = (5: 3)(3: 1); 3: 3: 1: 1 = (3: 1)(1: 1)...
Cách giải:
-Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng, xác định được một tính trạng di truyền tương tác, tính trạng kia do một gen quy định.
-Bước 2: Xét chung: tích xác suất chung bằng tích xác suất riêng của các nhóm tính trạng ® hai tính trạng đều phân li độc lập.
-Bước 3: Viết kiểu gen của P và viết sơ đồ lai.

File đính kèm:

  • docNhan dien QL Menden va tuong tac gen.doc