Chuyên đề Luyện thi Đại học và Cao đẳng môn Sinh học: Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới

Câu 1 Phát biểu nào dưới đây là không đúng về sự tiến hoá của sinh giới

A Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có một hoặc một vài nguồn gốc chung

B Dạng sinh vật nguyên thuỷ nào sống sót cho đến nay, ít biến đổi được xem là hoá thạch sống

C Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài

D Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hoá thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau

Đáp Án A

Câu 2 Phát biểu nào dưới đây về nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới là đúng:

A Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có cùng một nguồn gốc chung

B Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể tích luỹ các biến dị theo những hướng khác nhau, kết quả là từ một dạng ban đầu đã hình thành nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên

C Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hoá thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau

D Tất cả đều đúng

Đáp Án -D

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Luyện thi Đại học và Cao đẳng môn Sinh học: Nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hóa của sinh giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1	Phát biểu nào dưới đây là không đúng về sự tiến hoá của sinh giới
A	Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có một hoặc một vài nguồn gốc chung
B	Dạng sinh vật nguyên thuỷ nào sống sót cho đến nay, ít biến đổi được xem là hoá thạch sống
C	Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
D	Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hoá thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau
Đáp Án	A
Câu 2	Phát biểu nào dưới đây về nguồn gốc chung và chiều hướng tiến hoá của sinh giới là đúng:
A	Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có cùng một nguồn gốc chung
B	Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên có thể tích luỹ các biến dị theo những hướng khác nhau, kết quả là từ một dạng ban đầu đã hình thành nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa dạng tổ tiên
C	Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hoá thành những chi khác nhau rồi thành những loài khác nhau
D	Tất cả đều đúng
Đáp Án	-D
Câu 3	Hiện tượng đồng quy tính trạng là hiện tượng:
A	Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự 
B	Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có kiểu gen khác nhau
C	Tiến hoá diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau nhưng có chung nguồn gốc
D	Sinh vật vẫn giữ nguyên tắc tổ chức nguyên thuỷ của chúng trong quá trình tiến hoá
Đáp Án	B
Câu 4	Trong các chiều hướng tiến hoá của sinh giới chiều hướng nào dưới đây là cơ bản nhất:
A	Thích nghi ngày càng hợp lý
B	Tổ chức ngày cành cao
C	Ngày càng đa dạng phong phú
D	A và C đúng
Đáp Án	A
Câu 6	Trải qua lịch sử tiến hoá, ngày nay vẫn tồn tại các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì:
A	Trong ba chiều hướng tiến hoá, hướng ngày càng đa dạng phong phú là cơ bản nhất
B	Nhờ cấu trúc đơn giản nên nhóm sinh vật có tổ chức thấp dễ dàng thích nghi với những biến động của điều kiện sống
C	Do hướng thích là hướng cơ bản nhất nên trong những điều kiện nhất định có những sinh vật duy trì tổ chức nguyên thuỷ mà vẫ tồn tại phát triển
D	Quá trình chọn lọc tự nhiênkhông ảnh hưởng đến sự tiến hoá của các nhóm sinh vật bậc thấp
Đáp Án	C
Câu 7	Trong việc giải thích nguồn gốc chung của các loài quá trình nào dưới đây đóng vai trò quyết định:
A	Quá trình đột biến
B	Quá trình giao phối
C	Quá trình chọn lọc tự nhiên
D	Quá trình phân li tính trạng
Đáp Án	D
Câu 8	Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy là do:
A	Các nòi trong một loài, các loài ttrong một chi đã hình thành theo con đường phân li từ một quần thể gốc nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau
B	Các nhóm phân loại trên loài hình thành theo những con đường phân li, mỗi nhóm bắt nguồn từ một loài tổ tiên nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau
C	Các loài khác nhau nhưng do sống trong điều kiện giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng một hướng, tích luỹ những đột biến tương tự
D	Các quần thể khác nhau của cùng một loài mặc dù sống trong những điều kiện khác nhau nhưng vẫn mang những đặc điểm chung
Đáp Án	C
Câu 9	Những trường hợp sau một thời gian dài trong quá trình tiến hoá loài vẫn giữ nguyên dạng nguyên thuỷ, ít biến đổi được gọi là:
A	Sinh vật nguyên thuỷ
B	Loài thuỷ tổ
C	Sinh vật hoá thạch
D	Hoá thạch sống
Đáp Án	D
Câu 10`	Trong hiện tượng đồng quy tính trạng, những dấu hiệu đồng quy thường thấy là
A	Những nét đại cương trong hình dạng cơ thể hoặc hình thái tương tự ở một vài cơ quan
B	Một số đặc điểm liên quan đến hoạt động của cơ thể
C	Các tính trạng liên quan đến hoạt động hô hấp
D	Sự giống nhau một cách hoàn hảo của một số tính trạng giữa các loài khác nhau
Đáp Án	A
Câu 11	Hiện tượng đồng quy tính trạng đã dẫn đến kết quả:
A	Tạo ra những quần thể giống nhau cư trú trên những vùng địa lí khác nhau từ cùng một loài
B	Tạo ra những nhóm khác nhau từ chung một nguồn gốc
C	Tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
D	Những điểm tương đồng trong quá trình phát triển phôi thai ở động vật có xương sống
Đáp Án	C
Câu 12	Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng
A	Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp điệu giống nhau
B	Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ một nguồn
C	Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
D	Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung
Đáp Án	A
Câu 13	Sinh giới đã tiến hoá theo chiều hướng
A	Sinh giới ngày càng đa dạng và phong phú
B	Sinh giới có tổ chức ngày càng cao
C	Sinh giới thích nghi ngày càng hợp lí
D	Tất cả đều đúng
Đáp Án	-D
Câu 14	Sự hình thành đặc điểm thích nghi là kết quả của một quá trình tiến hoá lâu dài, chịu sự chi phối của các nhân tố chủ yếu là
A	Quá trình đột biến
B	Quá trình chọn lọc tự nhiên
C	Quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
D	Quá trình đột biến, giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên
Đáp Án	-D
Câu 15	Kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài từ khi sự sống bắt đầu hình thành trên trái đất đến nay đã tạo thành hai giới động vật và thực vật, trong đó
A	Giới thực vật và động vật có sự đa dạng như nhau với số loài xấp xỉ bằng nhau
B	Giới thực vật đa dạng hơn rất nhiều so với giới động vật. Số loài thực vật cao hơn nhiều lần so với động vật
C	Giới động vật đa dạng hơn so với giới thực vật. Số loài động vật cao hơn nhiều lần so với thực vật nhưng sự khác biệt này không lớn
D	 Giới động vật đa dạng hơn so với giới thực vật. Số loài động vật cao hơn nhiều lần so với thực vật
Đáp Án	D
Câu 16	Nói về sự tiến hoá theo hướng tổ chức ngày càng cao của sinh giới, mô tả nào dưới đây là không phù hợp
A	Trong tiến hoá ban đầu hình thành những tổ chức cơ thể chưa có cấu tạo tế bào, đến dạng đơn bào sau đó là đa bào
B	Cơ thể đa bào có kiểu gen ngày càng phức tạp dẫn đến sự phân hoá cấu trúc và chức năng của tế bào tạo nên sự biệt hoá chức năng trong hoạt động sống của các cơ quan trong cơ thể
C	Trong quá trình tiến hoá càng về sau các loài càng có cấu trúc phức tạp hơn, cao hơn loài trước do kiểu gen đa dạng hơn và được chọn lọc theo hướng thích nghi hơn
D	Qua một qúa trình tiến hoá lâu dài đã tạo ra những loài có tổ chức cơ thể phức tạp , hoàn hảo nhất như loài người trong giới động vật và ngành hạt trần trong giới thực vật
Đáp Án	D

File đính kèm:

  • docnguon goc chung va chieu huong tien hoa cua sinh gioi.doc