Chuyên đề Liên kết hoá học (tiết 5)

Bài 1: Để tạo thành anion O2- thì nguyên tử oxi phải:

A. Cho một electron

B. Cho hai electron

C. Nhận một electron

D. Nhận hai electron

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Liên kết hoá học (tiết 5), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 5- LIÊN KẾT HOÁ HỌC
Bài 1: Để tạo thành anion O2- thì nguyên tử oxi phải:
A. Cho một electron	
B. Cho hai electron	
C. Nhận một electron	
D. Nhận hai electron
Bài 2: Nguyên tử Sắt (Fe) có thể tạo thành những ion nào ?
A. Fe+	
B. Fe2+	
C. Fe3+	
D. Cả B, C
Bài 3: Hãy chọn phát biểu đúng: Liên kết ion là gì ?
A. Liên kết ion được tạo thành bằng lực hút giữa electron mang điện dương và các electron mang điện âm.
B. Là liên kết được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu nhau.
C. Là liên kết được tạo thành giữa các nguyên tử kim loại và phi kim 
D. Là liên kết được tạo thành bởi lực hút giữa các electron mang điện âm và các ion của nguyên tử phi kim.
Bài 4: Trước khi tạo thành phân tử MgCl2 thì nguyên tử Mg phải:
A. Cho mỗi nguyên tử clo hai electron ở phân lớp 3s
B. Cho mỗi nguyên tử clo một electron ở phân lớp 3s
C. Không cho nguyên tử clo electron nào cả
D. Góp chung electron với mỗi nguyên tử clo
Bài 5: Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion ?
A. PH3	
B. H2S	
C. CO2	
D. MgO
Bài 6: Trong ion S2 có số proton, electron nơtron lần lượt là:
A. 16: 16: 16 	 
B. 16: 18: 17 	
C. 18: 16: 16	 
D. 16: 18: 16
Bài 7: Nguyên tố X có 3 electron hoá trị và nguyên tố Y có 6 electron hoá trị. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y có thể là:
A. XY	
B. X2Y3	
C. X3Y2	
D. XY2
Bài 8: Hãy chọn phát biểu đúng nhất:
A. Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion.
B. Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo thành do lực hút giữa hạt nhân nguyên tử này với hạt nhân nguyên tử kia.
C. Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử do sự góp chung một hay nhiều cặp electron.
D. Liên kết cộng hoá trị là liên kết được tạo thành do sự hút nhau giữa electron của nguyên tử này với hạt nhân của nguyên tử kia.
Bài 9: Cho các hợp chất sau: KCl, CaCl2, P2O5, BaO, AlCl3. Dãy chất nào sau đây có liên kết cộng hoá trị ?
A. CaCl2 ; P2O5; KCl	
B. KCl; AlCl3 ; BaO	
C. BaO; P2O5; AlCl3	
D.P2O5; AlCl3
Bài 10: Cho các phân tử: MgO; NH3BF3 ; MgCl2; NH3; NCl3. Hợp chất có liên kết phối trí là: 
A. NH3BF3	
B. NH3, NCl3 	 
C. MgO, MgCl2	
D. NCl3, MgO
Bài 11: Trong các công thức CO2 và CS2 thì tổng số các cặp electron tự do chưa tham gia liên kết là: 
A. 3	
B. 4	
C. 5	
D. 6
Bài 12: Trong ion PO43- có số electron và proton lần lượt là:
A. 47; 40	
B. 48; 47	
C. 49; 50	 
D. 50 ; 47
Bài 13: Cho các phân tử sau: BeCl2 , MgCl2, CaCl2, BaCl2. Hãy cho biết liên kết trong phân tử nào mang tính chất cộng hoá trị nhất ?
A. MgCl2 	
B. CaCl2	
C. BeCl2	
D. BaCl2
Bài 14: Trong ion NH4+ có bao nhiêu electron ?
A. 7	
B. 8	
C. 9	
D. 10
Bài 15: Biết rằng muối ăn (NaCl) có nhiệt độ nóng chảy 8010C. ở trạng thái rắn, NaCl thuộc dạng tinh thể là:
A. Nguyên tử 	
B. Phân tử	
C. Ion	
D. Kim loại.
Bài 16: Cho các phân tử : H2O ( t0nc = 00C); NaCl (t0ns = 8010C); C10H8 (t0ns=800C); C4H10 (t0nc=-1380C). phân tử có cấu trúc mạng tinh thể phân tử là:
A. H2O, C10H8, NaCl	 	
B. NaCl, H2O 
C. NaCl, C4H10 	
D. H2O, C4H10, C4H8
Bài 17: Cho các hợp chất: NaBr (t0nc = 7550C; CCl4 (t0nc = -230C); CaCl2 (t0nc=7720C); C6H6 (t0nc= 5,50C). Hợp chất khi nóng chảy có khả năng dẫn điện là:
A. NcBr và C6H6	
B. NaBr và CaCl2 
C. C5H6 và CCl4	
D.CaCl2 và CCl4
Bài 18: Naphtalen và iot dễ thăng hoa và không dẫn điện vì:
A. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể kim loại.
B. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể ion
C. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể phân tử, các liên kết yếu nên dễ tách khỏi bề mặt của tinh thể, do đó dễ thăng hoa và không dẫn điện.
D. Naphtalen và iot thuộc mạng tinh thể nguyên tử, các liên kết yếu nên dễ bị phá vỡ khi có tác nhân từ bên ngoài, do đó dễ thăng hoa và không dẫn điện.

File đính kèm:

  • doclien_ket_hoa_hoc_5.doc