Chuyên đề “Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết đoạn văn nghị luận xã hội”
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
Hiện nay, dạy học môn Ngữ văn đặc biệt hướng tới mục tiêu “hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực đọc hiểu cũng như năng lực tạo lập các loại văn bản". Chính vì thế, chương trình được tạo dựng theo các phân môn là Đọc hiểu văn bản, Tiếng Việt và Làm văn. Trong đó, Làm văn có chức năng rèn luyện kỹ năng viết văn bản. Trọng tâm của phân môn Làm văn là học làm văn nghị luận. Việc học làm văn nghị luận là một công việc, một yêu cầu trọng yếu trong nhà trường. Kiểu văn này giúp HS biết vận dụng, tổng hợp các tri thức đã học ở cả hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội (XH), rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ rèn luyện tư duy logic khoa học, giúp HS phát triển năng lực đánh giá, năng lực cảm thụ thẩm mĩ.
Từ năm 2017, trong cấu trúc đề thi môn Ngữ văn của kì thi THPT Quốc gia và từ năm 2019 trong đề thi vào lớp 10 THPT của tỉnh Hải Dương phần văn NLXH được yêu cầu trình bày thành đoạn văn với giới hạn khoảng 200 chữ. Điều ấy cho thấy đoạn văn NLXH ngày càng được coi trọng. Chính vì thế việc phát triển năng lực viết đoạn văn NLXH cũng là một việc thiết yếu với HS trong quá trình học tạo lập văn bản.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Hướng dẫn học sinh lớp 9 viết viết đoạn văn nghị luận xã hội để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề của mình
g bị mắc những lỗi sai cơ bản do kĩ năng. Những lưu ý như sau: - Đảm bảo dung lượng đoạn văn (200 chữ) tức là 1/2 đến 2/3 trang giấy thi tùy cỡ chữ của người viết - Đảm bảo hình thức đoạn văn, không tách đoạn. Bài trình bày có viết hoa lùi đầu dòng đến kết thúc chấm xuống dòng. - Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, cấu trúc tổng – phân – hợp: có câu chủ đề khái quát -> các câu triển khai - > câu cuối chốt ý. - Xác định đúng vấn đề bàn luận tránh lạc đề hoặc lan man. Những năm trước đề bài yêu cầu học sinh bàn luận cả về một vấn đề lớn do vậy bài làm của các em phải trình bày đầy đủ của vấn đề Vì quen sử dụng dạng đề này nên nhiều em vẫn sử dụng dàn ý này khi viết đoạn văn 200 chữ. Hậu quả là bài làm khá dài, tưởng chừng như khá ổn nhưng thực chất điểm đạt không cao (Hướng dẫn chấm của sở giáo dục Hải Dương năm 2019 còn nhấn mạnh: nếu bài làm theo cấu trúc của một bài văn trừ 0,5 điểm) Để làm tốt kiểu dạng bài này, HS cần đảm bảo những lưu ý như trên đã trình bày. Đồng thời cần ghi nhớ dàn bài viết đoạn văn bàn về một khía cạnh một vấn đề Ví dụ 1: Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nói về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống (Đề thi THPT Quốc gia năm 2019) * Gợi ý: * Câu 1 (Câu chủ đề): Câu này nên dùng để giới thiệu trực tiếp vào vấn đề cần bàn luận không nên lan man, dài dòng. Giải pháp đơn giản nhất cho câu chủ đề là nên tìm một cụm từ chứa yêu cầu nghị luận có trong đề bài và dùng nó. Muốn câu mở bài mềm mượt hơn thì các em nên xây dựng chủ đề chứa vấn đề và dẫn dắt để làm nổi bật vấn đề + Mở đoạn 1: Bạn có nghĩ rằng ý chí có sức mạnhvô cùng to lớn. Còn tôi, tôi luôn tin vào điều đó. + Mở đoạn 2: Dù bạn là ai, dù cuộc sống có như thế nào, bạn cũng luôn cần rèn luyện ý chí bởi nó có sức mạnh vô cùng to lớn. + Mở đoạn 3: Nhìn vào những tấm gương vượt khó trong xã hội, tôi chợt hiểu rằng chính sức mạnh ý chí con người đã chắp cánh nâng họ bay lên như những thiên thần. Trong 3 mở đoạn trên, phần câu mở đầu đều có những từ khóa quan trong “Sức mạnh ý chí của con người”. Đây là mấu chốt của vấn đề. Người viết muốn trình bày phần mở đoạn như thế nào đi nữa thì cũng cần đảm bảo phần mở đoạn phải nêu được nội dung yêu cầu của đề bài. Ở đây cần phải hiểu đề yêu cầu về một khía cạnh của vấn đề tức là một vấn đề lớn (Ý chí) nhưng khía cạnh mà chúng ta cần bàn luận ở đây chỉ là một khía cạnh “sức mạnh của ý chí” chứ không bàn luận về cả ý chí. Bởi vậy, khi chúng ta triển khai phần mở đoạn thì ta phải suy nghĩ cho kĩ và gạch chân trong đề những từ ngữ quan trọng, đó là những từ ngữ định hướng để chúng ta làm đúng yêu cầu của đề. * Thân đoạn: + Câu giải thích vấn đề : Chỉ nêu 1 – 2 câu Ví dụ: Với đề trên ta có thể viết: Sức mạnh ý chí là sức mạnh bắt nguồn từ ý chí, nghị lực, lòng quết tâm, khát vọng của mỗi con người + Câu phân tích, bàn luận vấn đề nên đi theo định hướng trả lời câu hỏi: Tại sao lại khảng định như thế? (Tại sao lại nói ý chí có sức mạnh vô cùng to lớn?). Chúng ta trả lời bằng lí lẽ, dẫn chứng những câu tiếp theo. Dạng câu bắt đầu bằng các từ như........sẽ khiến cho con người.......; có..........con người sẽ; con người có.......sẽ........ Chúng ta đưa dẫn chứng và làm sáng tỏ cho vấn đề. Sau đó triển khai lật ngược vấn đề bằng câu hỏi: Nếu không có.....thì như thế nào? + Lấy dẫn chứng chứng minh điều này. Đây là 3 ý trong tâm của bài. Phần bàn luận, mở rộng nên suy nghĩ theo 2 hướng : Có phải vấn đề này đúng trong mọi trường hợp không hoặc cần bổ sung hay kết hợp vấn đề này với vấn đề nào khác để đạt được hiệu quả tốt hơn Ví dụ với đề bài trên ta có thể mở rộng như sau: Tuy nhiên thực tế cho thấy ý chí phải luôn luôn đi liền với niềm tin, tinh thần lạc quan trong mọi hoàn cảnh có như thế con người mới thành công. Phần này cũng nên trình bày ngắn gọn vì nó không phải trong tâm của bài * Kết đoạn: + Câu nêu bài học và thông điệp: 1 – 2 câu Ví dụ: Mỗi người chúng ta cần luôn ý thức rèn luện ý chí, nghị lực của bản thân không ngại khó, ngại khổ để tạo nên sức mạnh vươn tới thành công và hãy luôn tin tưởng rằng ở đâu có ý chí ở đó có con đường. Chúng ta chỉ nêu 1 – 2 câu để kết luận vấn đề, không nên rườm rà vì đây cũng không phải là phần trọng tâm. (Trong đáp án của Bộ rất ngắn gọn, chỉ tập trung, xoáy sâu vào vấn đề: ý chí thôi thúc con người quyết tâm vượt qua mọi thử thách, nuôi dưỡng khát vọng, nỗ lực hành động để thành công và đóng góp tích cực cho cộng đồng) Ví dụ 2: Em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về thái độ cần có với quê hương đất nước. (Đề thi vào 10 – THPT tỉnh Hải Dương năm 2019 – 2020) * Hướng dẫn chấm a. Về kĩ năng: - Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội (đáp ứng đúng yêu cầu về hình thức đoạn văn, nội dung đảm bảo truyền đạt tương đối trọn vẹn một khía cạnh của vấn đề), vận dụng tốt các thao tác lập luận. - Biết cách sử dụng dẫn chứng phù hợp để làm sáng tỏ luận điểm. - Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: Ý Nội dung Điểm 1 Khái quát: Quê hương, đất nước là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi có gia đình, người thân, bè bạn, là nơi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nền tảng văn hóa tinh thần cho mỗi con người. Thái độ đúng với quê hương góp phần làm nên tư cách đạo đức và cốt cách văn hóa của mỗi người. (Thí sinh có thể trình bày ý trên là câu mở đoạn, ý dưới là câu kết đoạn) 0,5 2 Thái độ cần có với quê hương: -Trân trọng / tôn trọng quê hương, đất nước mình: không chê bai, miệt thị quê hương, nhìn nhận một cách công bằng và thiện chí về những gì đang tồn tại trên quê hương đất nước. Dù quê hương đất nước còn khó nghèo, lạc hậu, còn chưa văn minh hiện đại cũng là nguồn cội của chính mình. Tôn trọng quê hương chính là tôn trọng nguồn cội của mình, là tôn trọng gốc gác đã hình thành nên con người hiện tại của mình. -Yêu thương (yêu với vẻ đẹp và thương với những hạn chế, thiếu khuyết), tự hào về những giá trị văn hóa vật chất cũng như tinh thần của quê hương đất nước. -Luôn thực hiện trách nhiệm với quê hương đất nước theo khả năng thực có của mình: dựng xây (bằng ý thức vì sự tiến bộ của quê hương, bằng lời nói và việc làm cụ thể, hữu ích), bảo vệ (bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ những giá trị, vẻ đẹp) 0,5 0,5 0,5 Lưu ý: -Thí sinh cần có ít nhất một dẫn chứng phù hợp trong đoạn văn. Giám khảo trừ 0,5 điểm nếu thí sinh không đưa được dẫn chứng. - Đề bài chỉ yêu cầu viết một đoạn văn để triển khai một khía cạnh của vấn đề.Giám khảo trừ 0,5 điểm trong quỹ điểm nếu thí sinh viết theo mô hình bài văn thu nhỏ (tức là thực hiện hết các bước cắt nghĩa - lí giải - đánh giá - bàn luận, mở rộng, lật lại vấn đề- rút ra bài học trong bài làm). Ví dụ 3: Viết đoạn văn nói về tác hại của lối sống vô cảm: * Mở đoạn - Nêu vấn đề nghị luận: Ví dụ: Cách 1: Có thể thấy, bệnh vô cảm có tác hại khôn lường đối với đời sống xã hội. Cách 2: Ngày nay, trong khi các nhà khoa học đang "vò đầu bứt tóc" không biết làm sao có thể tạo ra một con chip "tình cảm" để khiến "những cỗ máy vô tình" biết yêu, biết ghét, biết thương, biết giận thì dường như con người lại đi ngược lại, càng ngày càng vô cảm với mọi sự xung quanh. Lối sống ấy có tác hại khôn lường đối với đời sống xã hội. * Thân đoạn - Giải thích: + Vô cảm là một trạng thái không cảm xúc, không lay động trước bất cứ sự vật, hiện tượng gì xung quanh mình. Người vô cảm là những con người sống ích kỷ, hẹp hòi, thờ ơ, trước những số phận, những sự việc bên ngoài.... - Tác hại: Vô cảm nguy hiểm với cả chính người bệnh lẫn vả người xung quanh. + Với bản thân: Trở thành người lạnh lùng, tàn nhẫn; sẵn sàng làm điều xấu, việc ác. + Với mọi người: Vô cảm gây khổ đau cho những người xung quanh. Đặc biệt là người thân... + Với xã hội: Đánh mất đi những giá trị người tốt đẹp của dân tộc, ảnh hưởng, làm lệch lạc những suy nghĩ của thế hệ tương lai. Nó khiến cho các mối quan hệ xã hội không còn khăng khít, đạo đức xã hội hao mòn. - Dẫn chứng: Những người thấy người gặp nạn ngoảnh mặt làm ngơ; kẻ phạm tội: Lê Văn Luyện... * Kết đoạn - Khẳng định tác hại của lối sống vô cảm và rút ra bài học. - Với dạng bài viết đoạn văn về một khía cạnh của một sự việc, hiện tượng đời sống cách viết dạng đề này cũng tương tự như dạng nghị luận về một khía cạnh của một vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Câu mở đoạn và kết đoạn cách thức viết như nghị luận về một khía cạnh của một vấn đề tư tưởng, đạo lí. + Các câu phát triển đoạn: tùy theo yêu cầu của đề mà chúng ta xác định nội dung trọng tâm của đoạn. Quan trong nhất là xác định đúng nội dung yêu cầu của đề bài để triển khai cho đúng. 3. Viết đoạn văn từ một vấn đề gợi ra trong ngữ liệu phần “Đọc - hiểu” 3.1 Đối tượng: + Là một vấn đề xã hội nào đó được đặt ra trong tác phẩm văn học. + Vấn đề xã hội có thể lấy từ hai nguồn: Tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà học sinh chưa được học. + Dạng bài nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học là một dạng đề tích hợp giữa làm văn và đọc văn + Cần thấy rõ đây là kiểu bài nghị luận xã hội chứ không phải là nghị luận văn học. Tác phẩm văn học chỉ là “ cái cớ” khởi đầu.Mục đích chính của kiểu bài này là yêu cầu người viết bàn bạc nghị luận về một vấn đề xã hội ,tư tưởng,nhân sinh đặt ra trong tác phẩm đó mà bàn luận, kiến giải. 3.2. Hướng dẫn cách viết * Phải đọc kỹ văn bản để nắm được vấn đề nghị luận mà văn bản đặt ra, từ đó làm cơ sở để viết bài. * Cấu trúc của đoạn văn - Mở đoạn: Giới thiệu tác phẩm văn , giới thiệu vấn đề nghị luận ở dạng khái quát nhất. - Thân đoạn: Phần thân đoạn gồm 2 nội dung lớn: + Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong ngữ liệu văn bản: . Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm (Đề trong ví dụ trên) . Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọc hiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề
File đính kèm:
- chuyen_de_huong_dan_hoc_sinh_lop_9_viet_doan_van_nghi_luan_x.docx