Chuyên đề Giới thiệu Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI “ Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.”
1-Khái niệm Văn hóa: Đã có rất nhiều các tổ chức, các quốc gia và các chuyên gia nghiên cứu về văn hoá đưa ra các khái niệm về văn hoá và các vấn đề liên quan. Đến nay chưa có một khái niệm nào về văn hoá được thống nhất tuyệt đối.
Hội nghị về văn hóa ở Mêhicô (1982), bắt đầu thập kỷ văn hóa, UNESCO đã đưa ra định nghĩa: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng” .
Năm 2002, UNESCO bổ sung: “Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh :"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá".
chế văn hóa từng bước được hoàn thiện. Hệ thống văn bản pháp quy, pháp luật được xây dựng, bổ sung tạo hành lang pháp lý cho hoạt động và sáng tạo văn hóa, thiết lập trật tư, kỷ cương, ngăn chặn sự “ xâm nhập” của sản phẩm độc hại từ bên ngoài như Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản văn hóa, Luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, Luật Điện ảnh… Chính phủ ban hành nhiều chiến lược phát triển về văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch. Bộ Chính trị, khóa X ban hành Nghị quyết 23, ngày 16-6-2008 về văn học-nghệ thuật … (13)- Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành. Công tác đào tạo cán bộ và chuẩn bị nhân lực cho hoạt động văn hóa được quan tâm hơn. Cả nước có 33 trường đại học, 47 trường cao đẳng, 27 trường trung cấp có đào tạo nhân lực hoạt động văn hóa. Cấp xã đã bố trí 1 công chức theo dõi lĩnh vực văn hóa. (14)- Giao lưu và hợp tác quốc tế về văn hóa có nhiều khởi sắc, góp phần giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, cùng với quá trình đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước.Nhiều sự kiện văn hóa quốc tế đã được tổ chức ở Việt Nam và sự kiện văn hóa của Việt Nam đã được tổ chức ở nước ngoài gây được tiếng vang, tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế về truyền thống văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam. 2- Những khuyết điểm, hạn chế: Tuy nhiên, so với những thành tựu trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, thành tựu trong lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng; chưa đủ để tác động có hiệu quả xây dựng con người và môi trường văn hóa lành mạnh. (1)-Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. (2)-Đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu; khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng lớp nhân dân chậm được rút ngắn. (3)-Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. (4)-Còn ít những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, có một số tác phẩm chạy theo thị hiếu tầm thường, chất lượng thấp, thậm chí có hại. Hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật chưa theo kịp thực tiễn sáng tác. (5)-Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được ngăn chặn. (6)-Hệ thống thông tin đại chúng phát triển thiếu quy hoạch khoa học, gây lãng phí nguồn lực và quản lý không theo kịp sự phát triển. Một số cơ quan truyền thông có biểu hiện thương mại hóa, xa rời tôn chỉ, mục đích . (7)-Cơ chế, chính sách về kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, về huy động, quản lý các nguồn lực cho văn hóa chưa cụ thể, rõ ràng. (8)-Hệ thống thiết chế văn hóa và cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động văn hóa còn thiếu và yếu, có nơi xuống cấp, thiếu đồng bộ, hiệu quả sử dụng thấp. (9)-Công tác quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý văn hóa các cấp, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, bất cập. (10)- Hoạt động giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài vòn hạn chế cả về đầu tư nguồn lực, về tầm nhìn, tình hiệu quả.Hình ảnh Việt Nam, văn hóa Việt Nam còn hạn chế ở khu vực và thế giới. Tình trạng nhập khẩu, quảng bá, tiếp thu dễ dãi, thiếu chọn lọc sản phẩm văn hóa nước ngoài đã tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa của một bộ phận nhân dân, nhất là lớp trẻ. 3- Nguyên nhân của khuyết điểm, hạn chế: Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên đây có những yếu tố khách quan và chủ quan. 3.1- Nguyên nhân khách quan: Sự biến đổi nhanh chóng, nhiều yếu tố mới, phức tạp của đời sống xã hội đã tác động nhiều chiều, dẫn tới sự thụ động, lúng túng trong lãnh đạo, quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa. Mặt trái của cơ chế thị trường, của toàn cầu hóa đã những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống văn hóa, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là lớp trẻ. Sự phát triển mạnh mẽ và quốc tế hóa công nghệ thông tin, truyền thông, giải trí, tiêu dùng cùng với quá trình giao lưu văn hóa với nhiều mặt tích cực và cả những mặt tiêu cực đã tạo ra những thách thức, khó khăn lớn cho công tác lãnh đạo, quản lý và hoạt động văn hóa. Xuất phát điểm nền kinh tế của nước ta còn thấp, nên đầu tư của Nhà nước và xã hội cho sự nghiệp văn hóa chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của các tầng lớp dân cư. Điều kiện giữa các vùng, miền không đồng đều, nhất là ở những vùng khó khăn : vung sâu, vùng xã, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các thuế lực thù địch thực hiện chiến lược “ Diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng, văn hóa, chống phá ta ngày càng quyết liệt. 3.2- Nguyên nhân chủ quan: - Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đầy đủ lĩnh vực văn hóa; lãnh đạo, chỉ đạo chưa thật quyết liệt. Không ít cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị-xã hội các cấp chưa quán triệt đầy đủ những nộ dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII, nên nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, đặc trưng của văn hóa; mới hiểu văn hóa là những hoạt động văn hóa cụ thể, có có biểu hiện lơi lỏng trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện Nghị quyết. Chưa chú trọng đúng mức do chưa thấy hết tầm quan trọng của văn hóa đối với việc xây dựng con người, để cho tình hình tư tưởng, đạo đức, lối sống có nhiều mặt bị sa sút so với thời điểm ra đời Nghị quyết, để nhiều hoạt động văn hóa chạy theo thành tích, phô trương, thiếu chiều sâu nhân văn, thiếu tính bền vững. - Việc cụ thể hóa, thể chế hóa Nghị quyết của Đảng còn chậm, thiếu đồng bộ và trong một số trường hợp thiếu khả thi. Do vậy, chưa động viên tối đa các cá nhân và chủ thể văn hóa tham gia vào sáng tạo và truyền bá văn hóa, ngăn chặn, đẩy lùi sản phẩm độc hại, tiêu cực. - Công tác quản lý nhà nước về văn hóa chậm được đổi mới, có lúc, có nơi bị xem nhẹ, thậm chí buông lõng; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm. Phương thức lãnh đạo, quản lý của các cấp từ trung ương đến địa phương về văn hóa chậm đổi mới, chưa thoát khỏi lối mòn mệnh lệnh, bao cấp, đơn giản; chưa lường hết tính phức tạp và những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế. - Đầu tư cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng và còn dàn trải. - Chưa nắm bắt kịp thời những vấn đề mới về văn hóa để đầu tư đúng hướng và có hiệu quả. Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về văn hóa lúng túng, bất cập nên tính dự báo và định hướng bị hạn chế; chưa làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến văn hía trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong việc xác định những giá trị truyền thống cũng như những giá trị mới cần xây dựng, trong xứ lý các mối quan hệ giữa truyền thống và đương đại, dân tộc và quốc tế, bảo tồn và phát triển, văn hóa và kinh tế… - Chưa quan tâm đúng mức công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động văn hóa còn nhiều bất cập về cơ sở, vật chất, kỹ thuật; về giáo trình, tài liệu; đội ngũ giáo viên và phương pháp giảng dạy. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ các cấp còn yếu về trình độ, năng lực, kinh nghiệm nên chưa làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp và chỉ đạo, quản lý các hoạt động văn hóa. IV-MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA, CON NGƯỜI ViỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 1- Mục tiêu. 1.1- Mục tiêu chung: Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 1.2- Mục tiêu cụ thể : + Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước. + Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách. + Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. + Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. + Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội. Ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội. Một số chỉ tiêu văn hóa đến năm 2020 được ghi trong các Chiến lược phát triển ở các lĩnh vực đã được Thủ tướng phê duyệt: 100% số tỉnh, thành phố có đủ các thiết chế văn hóa; 90-100% số quận, huyện, thị xã có nhà văn hóa; 60-70% số làng, bản, ấp có nhà văn hóa; phủ sóng truyền hình số mặt đất đạt 80% địa bàn dân cư; đạt 01 bản sách/đầu người trong thư viện công cộng; đạt 05 bản sách/ người/năm; 100% di tích quốc gia đặc biệt, 70% di tích quốc gia được Nhà nước đầu tư bảo tồn; 70-80% số gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa; 65-70% số làng, bản, khu phố đạt tiêu chuẩn văn hóa; 80% doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; cơ bản đưa các dân tộc thiểu số rất ít người ( có số dân dưới 10.000 người) ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn
File đính kèm:
- Chuyen de 1 ve van hoa, con nguoi.doc