Chuyên đề: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học

I. MỤC TIÊU:

- Thay đổi nhận thức về SHCM theo NCBH.

- Thay đổi về hành động, kiên trì vận dụng NCBH để đổi mới SHCM.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của GV, nâng cao chất lượng học của HS, phát triển nhà trường bền vững.

- Thay đổi nhận thức về SHCM theo NCBH.

- Thay đổi về hành động, kiên trì vận dụng NCBH để đổi mới SHCM.

- Nâng cao năng lực chuyên môn của GV, nâng cao chất lượng học của HS, phát triển nhà trường bền vững.

 

doc17 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 3203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
am gia vào quá trình học tập; giúp giáo viên có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, trường mình. 
TRIẾT LÝ ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NCBH
 a. Triết lý đổi mới sinh hoạt chuyên môn: 
 (1) Đảm bảo việc học của mọi em HS
 Điều cốt lõi của GV: 
Hy vọng giúp đỡ những HS như trong ảnh
Quan tâm đến những HS như vậy.
Chán quá! Làm thế nào để các em tham gia học nhiều hơn?
 (2) Sự cần thiết để giáo viên trở thành chuyên nghiệp
b. Các kĩ năng dạy cơ bản:
Triết lí của sinh hoạt chuyên môn theo NCBH:
Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH có triết lí nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên, tạo cơ hội và điều kiện học tập cho tất cả các học sinh. Qua sinh hoạt chuyên môn theo NCBH nhằm phát triển nhà trường một cách bền vững. 
V. NỘI DUNG SINH HOẠT CHUYÊN MÔN THEO NCBH:
 1. Quan niệm, mục đích đổi mới chuyên môn theo NCBH:
 a. Quan niệm: 
 Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học (NCBH)
 	- Là hoạt động chuyên môn nhưng ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học (học sinh).
- Không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại GV mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV có khả năng chủ động điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy sao cho phù hợp với từng đối tượng HS.
 b. Mục đích:
 	- Đảm bảo cho tất cả học sinh có cơ hội tham gia vào quá trình học tập, GV quan tâm đến khả năng học tập của học sinh đặc biệt là học sinh có khó khăn về học.
 	- Tạo cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và khả năng sáng tạo trong dạy học.
- Nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
 	- Góp phần làm thay đổi văn hóa ứng xử trong nhà trường.
 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc đổi mới SHCM theo NCBH:
 a. Thuyết Vygotsky (1896-1934):
    NCBH dựa trên lý thuyết vùng phát triển tiệm cận hay
còn gọi là vùng phát triền gần
Việc học tập của học sinh và phát triển năng lực chuyên môn của giáo viên trong NCBH dựa trên lý thuyết vùng phát triển gần của nhà Tâm lý học người Nga Vygotsky. Theo lý thuyết này nội dung dạy học chỉ có ý nghĩa khi nằm trong vùng phát triển gần của người học. Do đó, nhiệm vụ của NCBH là xác định rõ vùng phát triển gần để lựa chọn mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học cho phù hợp. Mỗi lớp học thông thường có ba nhóm học sinh: nhóm A là nhóm học sinh khá, giỏi; nhóm B là nhóm học sinh trung bình; nhóm C là nhóm học sinh yếu, kém. Để dạy học hiệu quả, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra, đánh giá phải có tác động tích cực đến cả ba nhóm đối tượng. Sự phân hóa trong dạy học ở đây bao gồm phân hóa theo mức độ nhận thức, phân hóa theo nội dung nhiệm vụ học tập, phân hóa theo phong cách học tập, phân hóa theo sản phẩm. 
Do trình độ hiện tại của người học, cũng như năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên không đồng đều nên rất cần sự nghiên cứu, chia sẻ theo NCBH. Giữa quá trình phát triển của người học với quá trình dạy học không diễn ra đồng thời. Cơ chế tác động của quá trình dạy học đến quá trình phát triển cá nhân người học là rất phức tạp, cần được suy ngẫm theo tinh thần nghiên cứu bài học. 
 b. Thuyết Mikhail Bakhtin (1895 - 1975):
NCBH dựa trên lý thuyết đối thoại của Mikhail Bakhtin
 	Con người học qua tương tác giữa các vòng tròn đối thoại. Theo lý thuyết của Mikhail Bakhtin việc học hỏi của con người mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Người ta sống, giao tiếp và học hỏi thông qua hệ thống tương tác đan xen, tương hỗ. Theo ý nghĩa đó, quá trình dạy học nói chung và việc học nói riêng không chỉ là sự tương tác theo chiều dọc giữa giáo viên với học sinh mà còn có sự tương tác theo chiều ngang giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với học liệu. Sự tương tác qua các vòng tròn đối thoại không những là công cụ vật chất mà còn là những công cụ tâm lý mạnh mẽ, thúc đẩy tạo động lực cho việc học. 
* Những cơ sở thực tiễn để đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học:
Mô hình bồi dưỡng giáo viên qua sinh hoạt chuyên môn bằng nghiên cứu bài học đã thành công ở nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Singapo Ở Việt Nam, mô hình này đã được thí điểm thành công ở một số trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc tỉnh Bắc Giang từ năm 2006 đến nay. 
Sinh hoạt chuyên môn theo NCBH cũng không phải hoàn toàn xa lạ ở Việt Nam, trong các kì thi giáo viên dạy giỏi các cấp, tổ chuyên môn luôn dự giờ, góp ý cho giáo viên dự thi, những góp ý đó không nhằm đánh giá mà chỉ để rút kinh nghiệm. Tuy nhiên cách làm này chưa thường xuyên, chưa thực sự quan tâm đến người học, thiếu tính bền vững. 
3. Các bước tiến hành NCBH:
 Chu trình NCBH gồm 4 bước:
 	 - Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu.
 	 - Tiến hành bài học và dự giờ.
 	 - Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu.
 	 - Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày.
 * Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu:
 Cần xác định mục tiêu kiến thức và kĩ năng mà HS cần đạt được khi tiến hành nghiên cứu. Mục tiêu bài học được nghiên cứu, được đề xuất bởi một thành viên trong tổ CM, sau đó được góp ý, hoàn thiện qua SHCM.
 Các GV sẽ có một một cuộc thảo luận chi tiết, cụ thể bài học tiến hành nghiên cứu như:
- Đặt câu hỏi xem đây là loại bài học gì?
- Cách giới thiệu bài học như thế nào?
- Sử dụng các phương pháp và phương tiện dạy học thế nào cho đạt hiệu quả cao?
- Nội dung bài học chia ra những đơn vị kiến thức nào?
- Dự kiến tổ chức hoạt động dạy học nào tương ứng?
- Dự kiến tích hợp nội dung giáo dục nào là phù hợp?
 Sau khi kết thúc cuộc họp này, một GV trong nhóm sẽ nhận nhiệm vụ phát triển đề cương đầu tiên của giáo án bài học nghiên cứu, các ý kiến góp ý, chỉnh sửa của của tổ chuyên môn chỉ mang tính tham khảo.
 * Bước 2. Tiến hành bài học và dự giờ:
 Sau khi hoàn thành kế hoạch dạy học chi tiết, một GV sẽ dạy minh hoạ bài học nghiên cứu ở một lớp cụ thể.
 	- Các yêu cầu cụ thể của việc dự giờ như sau:
 	+ Chuẩn bị lớp dạy minh hoạ, bố trí lớp có đủ chỗ ngồi quan sát thuận lợi cho người dự.
 	+ Điều chỉnh số lượng người dự ở mức vừa phải, không quá đông.
 	+ Việc dự giờ cần đảm bảo không ảnh hưởng đến việc học của học sinh, không gây khó khăn cho người dạy minh hoạ.
- Vị trí quan sát của người dự giờ :
- GV cần quan sát học sinh học, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm, những sai lầm học sinh mắc phải. Quan sát tất cả đối tượng học sinh, không được “bỏ rơi” một HS nào.
- Từ bỏ thói quen đánh giá giờ dạy của GV, người dự cần học tập, hiểu và thông cảm với khó khăn của người dạy. Đặt mình vào vị trí của người dạy để phát hiện những khó khăn trong việc học của HS để tìm cách giải quyết.
 * Bước 3. Suy ngẫm, thảo luận về bài học nghiên cứu:
- Suy ngẫm và chia sẻ các ý kiến của GV về bài học sau khi dự giờ. Các ý kiến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế và sâu sắc hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả GV tham gia vào SHCM.
- Người dự tập trung quan sát việc học của HS, đưa ra bằng chứng về những gì họ nhìn thấy được về cách học, suy nghĩ, giải quyết vấn đề của HS trên lớp học, để rút kinh nghiệm, bổ sung, đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quả.
- Mọi người phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau khi thảo luận, không nên quan tâm đến các tiêu chuẩn truyền thống của một giờ dạy.
- Tuyệt đối không xếp loại giờ dạy minh hoạ trong SHCM. Bởi giờ dạy là sản phẩm chung của mọi người khi tham gia SHCM.
 * Bước 4. Áp dụng cho thực tiễn dạy học hàng ngày:
 	- Sau khi thảo luận về tiết dạy đầu tiên, tất cả cùng suy ngẫm xem có tiếp tục thực hiện NCBH này nữa không? Nếu bài học nghiên cứu vẫn chưa hoàn thiện thì cần tiếp tục nghiên cứu để tiến hành dạy ở các lớp sau cho hoàn thiện hơn.
 	- Cuối cùng các GV viết bài báo cáo vạch ra những gì họ được học liên quan đến chủ đề nghiên cứu và mục tiêu của họ trong giảng dạy.
4. Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH:
 a. Điều kiện để thực hiện nghiên cứu bài học:
- Nhóm GV hợp tác xây dựng giáo án.
- Tiết học minh hoạ là tiết học như bình thường hàng ngày.
- Phát giáo án của tiết học cho giáo viên dự giờ.
- Vị trí GV dự giờ có thể quan sát được nét mặt của học sinh.
- Các giáo viên cần học cách quan sát.
- Nêu lại những ấn tượng của mình khi quan sát học sinh học.
- Chỉ ra thực tế và có bằng chứng (quay video, chụp ảnh)
- Không đánh giá giờ dạy của GV.
- Sự ủng hộ từ phía lãnh đạo.
 b.Tổ chức thực hiện SHCM theo NCBH:
*Giai đoạn thứ nhất: Hình thành cách dự giờ, suy ngẫm, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới
 	Trong giai đoạn này, SHCM cần tập trung thực hiện các mục tiêu sau:
- Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của HS trong giờ học, có khả năng phán đoán nhanh nhạy, chính xác để điều chỉnh việc dạy phù hợp, việc học của HS.
- Làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ và cảm nhận của GV về HS trong từng hoàn cảnh khác nhau.
- Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẻ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
*Giai đoạn thứ hai: Tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng các bài học.
 	- Đi sâu nghiên cứu, phân tích các phương án dạy học đáp ứng tối thiểu việc học của học sinh, các mối quan hệ trong lớp học, các kĩ năng cần thiết để nâng cao chất lượng việc học của HS.
 	- Tăng cường, vận dụng, thử nghiệm những ý tưởng sáng tạo khi dạy minh hoạ, lấy học sinh làm trung tâm đều được vận dụng, trải nghiệm trong SHCM. 
 	- SHCM nên tổ chức càng nhiều lần càng tốt.
Quy trình thực hiện đổi mới dự giờ:
1.Tổ/ nhóm CM họp soạn giáo án.
 	2. Cử một GV dạy minh họa.
 	3. Tổ/nhóm CM họp rút KN.
 	 4. Áp dụng vào thực tiễn.
5. Sự khác nhau giữa SHCM truyền thống và SHCM theo NCBH?
SHCM truyền thống 
SHCM theo NCBH 
Mục đích.
Thiết kế bài học minh họa.
Dạy minh họa – dự giờ.
Thảo luận về giờ dạy minh họa.
Kết quả
Mục đích
Thiết k

File đính kèm:

  • docDOI MOI SHTCM THEO HUONG NCBH.doc
Giáo án liên quan