Chuyên đề Bồi dưỡng thường xuyên hè 2014 công nghệ THCS
Quan điểm dạy học là những định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là
mô hình lí thuyết của PPDH (Bình diện vĩmô của PPDH - PP vĩmô) Đó là
những định hướng chung vềlí luận dạy học theo một quan điểm xuất phát.
Nó không được phân biệt mục đích và nội dung dạy học xác định mà chi phối
toàn bộcác yếu tốcủa quá trình dạy học.
Ví dụ:
- Dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
- Dạy học định hướng hành động
vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các em thay nhau ghi ra giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó. Trong khi đó, các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các học sinh có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí tuệ. 5.2. Cách tiến hành - Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các thành viên. - Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ giấy đó. Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ. - Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng trong nhóm. 5.3. Một số lưu ý - Ưu điểm của kĩ thuật này là có thể huy động sự tham gia của tất cả học sinh trong nhóm. - Tạo sự yên tĩnh trong lớp học. - Thảo luận viết tạo ra mức độ tập trung cao. Vì những học sinh tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với các cuộc giao tiếp bằng lời nói. - Các học sinh đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói. Bằng cách đó, thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt. - Những ý kiến đóng góp trong cuộc nói chuyện bằng giấy bút thường được suy nghĩ đặc biệt kỹ. Tuy nhiên cần lưu ý vì - Có thể học sinh sa vào những ý kiến tản mạn, xa đề. - Do được tham khảo ý kiến của nhau, có thể một số học sinh ít có sự độc lập. 6. KĨ THUẬT BỂ CÁ 6.1. Khái niệm Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm học sinh ngồi trước lớp hoặc giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những học sinh khác trong lớp theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc 17 thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinh thảo luận. 6.2. Cách thực hiện Trong kĩ thuật này, một nhóm được đóng vai như một “bể cá” và được một nhóm nhỏ khác quan sát. Các thành viên trong “bể cá” sẽ thảo luận và tích cực đưa ra các ý kiến về một chủ đề. Nhóm nhỏ còn lại chỉ đóng vai trò quan sát hành vi trong nhóm. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. Học sinh tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là kĩ thuật “nói bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận tương tự như xem những con cá bơi trong một chậu cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau. Cách tiến hành - GV giải thích chủ đề, mục đích và tiến trình thực hiện. Các thành viên quan sát được chỉ định. - Yêu cầu các thành viên bước vào vòng tròn của bể cá. Chỉ định một “con cá” điều hành (hoặc chính GV đóng vai trò điều hành). - Người điều hành nêu chủ đề và bắt đầu cuộc thảo luận. Các thành viên quan sát được giải thích về nhiệm vụ của họ. - Tóm tắt các số liệu thu được của các thành viên quan sát. 6.3. Một số lưu ý khi quan sát • Người nói có nhìn vào những người đang nghe mình nói không? • Họ có nói một cách dễ hiểu không? • Họ có để những người khác nói hay không? • Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không? • Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không? • Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không? • Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không? BÀI TẬP Thực hành thiết kế hoạt động áp dụng kĩ thuật “BỂ CÁ” theo môn học, trong một bài học cụ thể 18 7. KĨ THUẬT Ổ BI 7.1. Khái niệm Kỹ thuật “ổ bi” là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện với lần lượt các học sinh ở nhóm khác. 7.2. Cách thực hiện - Học sinh được chia thành 2 nhóm. - Xếp ngồi thành hai vòng, mỗi nhóm là một vòng, vòng trong đối mặt với vòng ngoài. - Các cặp đôi sẽ làm việc cùng nhau trong 2-3 phút. - Vòng ngoài cố định, vòng trong lần lượt dịch chuyển chổ sang bên cạnh như quay vòng bi. Như vậy mỗi học sinh vòng ngoài sẽ lần lượt ngồi đối diện với các học sinh vòng trong, do đó thay đổi đối tác thảo luận. - Khi thảo luận, mỗi học sinh ở vòng trong sẽ trao đổi với học sinh đối diện ở vòng ngoài, đây là dạng đặc biệt của kĩ thuật luyện tập đối tác. - Sau một ít phút thì học sinh vòng ngoài ngồi yên, học sinh vòng trong chuyển chỗ theo chiều kim đồng hồ, tương tự như vòng bi quay, để luôn hình thành các nhóm đối tác mới. 7.3. Một số lưu ý Khi sử dụng kĩ thuật này cần tính toán về thời gian và không gian thực hiện. 19 Chuyên đề II KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG AUTOCAD 2007 TRONG DẠY HỌC VẼ KỸ THUẬT Ở THCS (CÔNG NGHỆ 8) Chương 1 CÁC LỆNH THÀNH LẬP BẢN VẼ 1. CÀI ĐẶT AUTOCAD 2007 Bạn có thể cài đặt phần mềm Violet từ đĩa CD hoặc download trên mạng về rồi giải nén và cài đặt như sau: Chạy file setup.exe Các màn hình lần lượt hiện ra như sau: Chọn Stand-Alone Installation 20 Chọn Install rồi chọn OK Chọn Next 21 Chọn I accept rồi chọn Next Nhập Serial Number rồi Next 22 Nhập thông tin người sử dụng rồi chọn Next Tiếp tục xuất hiện các bảng thông tin tiếp theo các bạn chọn Next (5 lần nữa), cho đến khi tiến trình cài đặt bắt đầu: 23 Đến khi xuất hiện bảng sau: Chọn Finish quá trình cài đặt hoàn thành. Tiếp theo Crack: các bạn vào thư mục Crack copy 2 file adlmdll.dll và lacadp.dll như hình dưới: Rồi paste vào C:\Program Files (x86)\AutoCAD 2007 2. KHỞI ĐỘNG AUTOCAD Khởi động Autocad bằng1 trong 2 cách sau: 2.1. Nhấp đúp chuột trái (double click) vào biểu tượng của Autocad trên màn hình Desktop. 2.2. Từ Start, chọn Program >Autocad (2007) >Autocad.. Sau khi khởi động Autocad sẽ xuất hiện: 24 Các bạn chọn AutoCAD Classic và đánh dấu vào ô vuông chọn OK Chọn như trên hình rồi OK 25 3. CÁC LỆNH THIẾT LẬP BẢN VẼ Sau khi vào NEW để tạo được một bản vẽ mới, ta chỉ được một bản vẽ trống không với duy nhất một hệ tọa độ tuyệt đối WCS (World coordinate system), bản vẽ này được thiết lập theo các thông số mặt định của Acad. Trước khi vẽ ta phải thiết lập lại môi trường vẽ, tức là phải cho máy biết các thông số cơ bản của bản vẽ là: đơn vị, giới hạn bản vẽ… Muốn thiết lập các thông số cơ bản của bản vẽ, ta lần lượt dùng các lệnh: Menu Format > DRAWING LIMIT: chọn kích thước vùng bản vẽ theo đơn vị đã chọn trong lệnh Unit. Ví dụ: Để nhập tờ giấy khổ A4 (297,210) ta dùng lệnh như sau: Command: gọi lệnh Format > Drawing limit Specify lower left corner : 0,0 (enter). Specify upper right corner : 297,210 (enter). Sau khi xác định giới hạn bản vẽ bằng lệnh Limits ta hãy thực hiện lệnh Zoom và dùng tùy chọn All để nhìn thấy giới hạn bản vẽ trên màn hình như sau: Command: Zoom (Z) (All/Center/Dynamic/Previous/Scale/(X/XP)) Window/> Realtime >: A Menu Format >Unit: chọn thiết lập các thông số về đơn vị. 4. NHẬP TỌA ĐỘ Trong bản vẽ Acad tồn tại hai hệ tọa độ: WSC (World coordinate system) và UCS (User coordinate system). WSC: hệ tọa độ mặc định có thể gọi là gốc. UCS: hệ tọa độ ta tạo bằng lệnh. 4.1. Các phương pháp nhập tọa độ 1. Dùng phím chọn (PICL) của chuột kết hợp với các phương thức bắt điểm của đối tượng. 2. Tọa độ tuyệt đối: Nhập tọa độ tuyệt đối X, Y của điểm theo gốc tọa độ (0,0). Chú ý: Dùng trang Object Snap chỉ để thiết lập chức năng Osnap thường trú mà thôi, còn trong khi vẽ muốn tắt bật chức năng này ta dùng phím F3. END point: Bắt vào điểm cuối của đoạn thẳng hay cung tròn. MID point: Bắt vào điểm giữa của đoạn thẳng hay cung tròn. Center: Bắt vào tâm vòng tròn. Node: Truy bắt của một điểm. 26 Quadrant: Bắt góc phần tư của đường tròn hay cung tròn. Intersection: Bắt giao điểm của hai đối tượng, Extention: Dùng để kéo dài đoạn thẳng hoặc chiều dài cung tròn. Insertion: Bắt điểm đầu viết dòng văn bản text hoặc Block. Perpendicular: Bắt điểm vuông góc. Tanget: Bắt tiếp điểm của các điểm tiếp xúc nhau. Nearest: Bắt vào đối tượng nằm trên đối tượng gần giao điểm 2 sợi tóc nhất. Parallel: Bắt song song. 27 Chương 2 CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN Các lệnh vẽ cơ bản nằm trên thanh công cụ Draw 1. VẼ ĐOẠN THẲNG (Lệnh Line) Dùng để vẽ các đoạn thẳng nối tiếp nhau từ điểm này tới điểm khác. Command: L (enter).. - Specify first point: Nhập tọa độ của điểm đầu tiên. - Specify next point or [Undo]: Nhập tọa độ điểm cuối của đoạn thẳng. - Specify next point or [Undo]: Nhập tọa độ điểm cuối của đoạn thẳng tiếp theo hoặc ENTER để kết thúc lệnh hoặc nhập C để đóng kín thành đa giác. 2. VẼ ĐƯỜNG TRÒN (Lệnh CIRCLE) Có các phương pháp khác nhau để vẽ đường tròn 2.1. Vẽ đường tròn: Tâm và bán kính (Center, Radius) Command: C (enter) - Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: Nhập tọa độ tâm đường tròn, chọn điểm C tùy ý. - Specify radius of circle or [Diameter]: Nhập bán kính. 2.2. Vẽ đường tròn: Tâm và đường kính (Center, Diameter) Tại dòng nhắc: - Specify radius of circle or [Diameter]: nhập D - Specify Diameter of circle: nhập giá trị đường kính. 2.3. Vẽ đường tròn qua 3 điểm (3p) Command: C (enter) - Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 3P - Specify first point on circle: Nhập điểm thứ nhất vào P1 - Specify second point on circle: Nhập điểm thứ hai vào P2 - Specify third point on circle: Nhập điểm thứ ba vào P3 2.4. Vẽ đường tròn qua 2 điểm (2p) Command: C (enter) - Specify center point for circle or [3P/2P/Ttr (tan tan radius)]: 2P 28 - Specify first point on circle: Nhập điểm thứ nhất P1 của đường kính. - Specif
File đính kèm:
- TAI LIEU BDTX CONG NGHE THCS 2014.pdf