Chuyên đề Bồi dưỡng hè cho giáo viên THCS

I. Một số vấn đề về kiến thức lý thuyết

1.Vấn đề : Phuơng trình hóa học và dạy bài tập phương trình hóa học

Có thể nói phương trình hóa học ( PTHH ) và công thức hóa học có vị trí quan trọng nhất đối với người học hóa học trong suốt cả quá trình học tập. Đây chính là ngôn ngữ của dân hóa, thông thường trong các bài kiểm tra thi cử hóa học tự luận đề về PTHH, thường thường chiếm ít nhất 50% số điểm và những kiến thức hóa học cơ bản quan trọng nhất cần kiểm tra đều được yêu cầu diễn đạt dưới dạng viết PTHH.

 

doc14 trang | Chia sẻ: namphuong90 | Lượt xem: 1327 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng hè cho giáo viên THCS, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp Fe Fe II (có tính oxi hóa không mạnh).
(Axit bình thường, muối của các kim loại sau Fe).
 Nhưng còn 3 chỗ sách không đề cập hoặc đề cập không rõ là :
+ Fe + dd AgNO3 Fe II hay Fe III.
+ Fe II Fe III.
+ Fe III Fe II.
 Những kiến thức này lại có trong hầu hết các đề thi học sinh giỏi, thi tuyển vào các trường chuyên, thi đại học
 Vậy thì ta nên khai thác tới mức nào?
 Với những lớp thường tốt nhất ta phớt lờ đi chỉ dừng lại như trong SGK. Nhưng khi học trò hỏi thì chúng ta phải trả lời một cách thấu đáo, vì học trò bây giờ chúng đọc rất nhiều sách, và cũng hết sức lưu ý các Thầy Cô khi ra bài kiểm tra định kì cho học sinh. Các Thầy Cô làm chuyên môn mà phòng giao trách nhiệm ra đề kiểm định chất lượng đại trà thì chúng ta tránh những chỗ đó ra.
Nhưng khi dạy bồi dưỡng thì chúng ta phải đề cậo rõ và đầy đủ riêng phản ứng:
 Fe + AgNO3 phải xét mạch lạc.
Hai trường hợp : - AgNO3 dư thì Fe + 3AgNO3 Fe(NO3)3 + 3Ag.
	 - nếu Fe dư thi Fe + 2AgNO3 Fe(NO3)2 + 2Ag.
 do cơ chế Fe + 2 Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2. 
 Như vậy khi cho Fe vào dd AgNO3 có 5 trường hợp có thể xẩy ra
 Nhưng phải giới hạn và giải thích, ở cấp II ta chỉ dừng lại ở trường hợp thứ 2.
 Đáng tiếc là ngay trong SGK, có những bài tập bị vướng vào chỗ này, ví dụ: 
bài tập 5 trang 167 bài ôn tập cuối năm.
Khi dạy bài này các thầy cô có thể thiết kế bài khác thay thế, còn nếu trò hỏi thì đề nghị phải giải đúng và có chú thích sau này các em sẽ được học sâu hơn về Fe ở lớp 12.
Bài 5 trang 167 ; giải đúng như sau.
Fe + CuSO4 FeSO4 + Cu ( 1 ).
Phần không tan gồm Cu và Fe2O3
 Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 + 3H2O ( 2 ) 
phải có phản ứng Cu + 2FeCl3 2FeCl2 + CuCl2 ( 3 ).
Đặt nFe trong hh ban đầu là x 56x ( g )
Từ ( 1 ) nCu = x
 mFe2O3 = 4,8 – 56x ( 4,8 – 56x) / 160
 nFeCl3 = (4,8 – 56x ) / 80 nCu bị tan = ( 4,8 – 56x) / 160
 ta có pt : x - ( 4,8 – 56x) / 160 = 0,05
 x = 12,8/ 216 ( mol )
 mFe = 12,8/216 56
Thay vào thì mCu bị tan > 3,2 Sách giáo viên giải bài toàn không đúng.
10. Vấn đề : quan niệm thế nào cho đúng khi nói ra Nhôm là kim loại lưỡng tính. 
Trước hết cần khẳng định Nhôm là kim loại: chứ không phải lưỡng tính, chỉ có Al2O3 là oxít lưỡng tính, Al(OH)3 là hợp chất lưỡng tính.
Theo nghĩa: Al2O3 + axít Al2O3 là oxít bazơ.
 Al2O3 + kiềm Al2O3 là oxít axít.
Tương tự : Al(OH)3 + axít là bazơ
 Al(OH)3 + bazơ là axít ( HAlO2.H2O : axít aluminic ngậm nước ).
Không thể suy luận theo kiểu đó (Al + axít là kim loại, Al + kiềm là phi kim) để hiểu Al vừa có t/c của kim loại vừa có tính chất của phi kim nên kết luận Al là kim loại lưỡng tính. Nếu có tài liệu trót nói Al là kim loại lưỡng tính là chưa chính xác, và nếu hiểu Al là kim loại lưỡng tính thì phải hiểu theo nghĩa Al là kim loại tạo ra oxít lưỡng tính và hiđroxit tương ứng của nó là hợp chất lưỡng tính. Chứ không phải hiểu theo nghĩa Al vừa có tính chất của kim loại vừa có tính chất của phi kim (hiểu theo nghĩa như vậy là sai hoàn toàn nếu xét trên bình diện nhường, nhận e -).
Còn phản ứng Al tan trong kiềm. Xét cho cùng thì đó là phản ứng của Al + H2O. Sở dĩ trong nước phản ứng này không xảy ra là do Al(OH)3 tạo thành không tan trong nước nên tạo lớp màng bảo vệ, không cho các nguyên tử Al bên trong tiếp xúc với nước phản ứng lập tức dừng lại.
Nhúng trong môi trường kiềm, Al(OH)3 bị tan nên không bảo vệ được các nguyên tử Al bên trong phản ứng Al + H2O tiếp tục xảy ra : nên Nhôm tan được trong kiềm là vì như vậy.
(SGK lớp 12 chương trình cũ nói rất rõ ) vấn đề đã được đưa ra tranh luận ở Nghĩa Đàn – Thái Hòa, nhiều thầy cô hỏi giống như hiện tượng este hóa mà các thầy cô ở một số huyện đưa ra. Vấn đề này các thầy cô có thể nói hoặc không nói với học sinh khi dạy bồi dưỡng nhưng các em hỏi thì ta nên trả lời chính xác.
11. Về cơ chế của phản ứng este hoá giữa ruợu và axit
CH3COOH + C2H5OH ↔ CH3COOC2H5 + H – OH
Vấn đề đặt ra phân tử nước tạo thành của phản ứng gồm H và OH. Thì H của axit hay của rượu tương tự OH của rượu hay của axit. Nếu mới nhìn qua nhiều người nghĩ rằng H là của axit vì H của axit linh động hơn H trong OH của rượu, nhưng thực ra không phải như vậy.
Ở phản ứng trên : H của H2O tạo thành từ rượu 
 OH của H2O tạo thành từ axit.
Người ta đã kiểm chứng được điều này nhờ pp đồng vị phóng xạ ( xem trong bồi dưỡng HSG Hóa Phổ thông trung học của Nguyễn Trọng Thọ ).Cụ thể người ta cho rượu chứa O17 tác dụng với axit chứa O16, nước thu được chứa O16.
Điều này lý giải tại sao người ta xếp t/c tác dụng với rượu của axit riêng ra mà không xếp cùng t/c axit của axit axetic. Cùng với những tính chất khác như kim loại, oxít , bazơvà chúng ta cũng cần phải hiểu rằng t/c este hóa là t/c của nhóm OH trong axit hữu cơ chứ không phải t/c của H. Giống như khi HNO3 + kim loại là tính chất của N+5 chứ không phải của H hay H2SO4 đn + kim loạilà t/c của S+6.
Vấn đề này có giáo viên tranh luận, nhưng chỉ đọc thêm sách cấp 3 hoặc cao hơn là đọc sách đại học (cơ chế phản ứng trong hoá hữu cơ của Trần Quốc Sơn) là các Thầy Cô hiểu ngay. 
. 
 12. Khi giải các bài tập định lượng mà kết quả là số gần đúng : Đề nghị các thầy cô lưu ý học sinh cách ghi kết quả làm tròn số. Toàn bộ các dữ liệu bài cho chọn số nào có số chữ số thập phân nhiều nhất thì lấy làm mốc và ghi kết quả theo cấp chính xác của dữ liệu đó.
13. Một số chi tiết cần chuẩn lại mà sách giáo khoa còn thiết sót.
Hiện nay việc xác định cụ thể vai trò của SGK trong hệ thống dạy học chưa có văn bản nào quy định cụ thể, vì vậy chỗ này chúng ta cần thống nhất lại quan điểm thế này.
Thước đo pháp lý về kiến thức phải dựa trên chuẩn kiến thức (in trong cuốn Chương trình giáo dục phổ thông mà trong tay các hiệu trưởng đều có, còn SGK chỉ là phương tiện có thể nói là tối ưu về mặt phương pháp và sư phạm giúp ta dạy học. Trong tình hình hiện nay, chúng ta vẫn thấy được sự tối ưu đó và nên theo còn những chi tiết nào chưa chính xác, bố cục nào chưa hợp lý nếu muốn thay đổi yêu cầu phải có sự bàn bạc thống nhất trong nhóm tổ, mọi lý lẽ đưa ra phải có tính thuyết phục về mặt khoa học và sư phạm chứ không phải tuỳ tiện thay đổi.
Về cơ bản, giữa chuẩn kiến thức và SGK là thống nhất tuy nhiên còn một vài cần lưu ý như :
 - Trong chuẩn kiến thức còn sử dụng một số dấu 3 chấm. Khi dạy tuỳ đối tượng lớp học. Dấu 3 chấm các thầy cô được mở rộng thoải mái nhưng yêu cầu phải đúng và kèm theo các điều kiện chặt chẽ. Khi kiểm tra đánh giá đại trà chỉ dừng lại ở các tính chất học sinh được giới thiệu.
 - Về tính chất hóa học của benzen.Trong chuẩn kiến thức , yêu cầu học sinh nắm được khả năng cộng của benzen với H2 và với Cl2 còn SGK không đề cập đến khả năng cộng của benzen với Cl2, khi dạy chúng ta nên giới thiệu thêm phản ứng này. 
Khi dạy các Thầy Cô lưu ý:
 a/ Hai bài tính chất vật lý và tính chất hóa học khối lượng kiến thức quá lệch nhau
 b/ Bài phân bón hóa học : trang 37 : Phần lớn thực vật đồng hóa nguyên tố Nitơ. Chủ yếu dưới dạng muối nitrat là không đúng mà là muối nitrat,amoni hoặc amino.
 c/ Mẫu thang PH trang 29 không phù hợp với học sinh được học vì : với HCl 0,1M ( PH = 1 ) màu đỏ.
 chứng tỏ chất tẩm vào giấy PH là quỳ tím.
 Môi trường nước cất phải có màu tím
 NaOH 1M phải có màu xanh
Trong khi sách thì ngược lại.
Đáng tiếc là đã góp ý nhưng khi tái bản vẫn chưa sửa chữa.
 d/ Tính chất muối + bazơ trang 32 phải thêm chữ có thể ( vì có điều kiện ).
 e/ SGK dùng dấu 3 chấm khó khăn cho việc kiểm tra, ra đề, rèn luyện kỹ năng cho học sinh nên chăng thay  bằng các chất cụ thể và chú ý trong phạm vi ở cấp II chỉ xét chất đó.
 f/ H2, CO, có khử được ZnO hay không (chấp nhận khử được)
 g/ Bazơ kiềm khan có tác dụng với oxít axít hay không (sách cũ là có, sách mới thấy mọi chỗ đều là dd bazơ). Khi dạy chấp nhận khan cũng phản ứng.
 h/ Bài tính theo CTHH thành phần các nguyên tố trong KNO3 chỉ là số gần đúng. Khi dạy các Thầy Cô có thể chọn chất khác ra số đúng như : Fe2O3, NaOH, Fe2(SO4)3 , CuSO4. nếu vẫn giữ KNO3 thì ghi kết quả phải dùng dấu .
 i/ Khi dạy bài : “Sự ăn mòn kim loại” trang 64 sách có viết : nước biển có chứa NaCl , MgCl2 những chất này tác dụng với kim loại hoặc hợp kim sắt tạo gỉ sắt là không chính xác ít nhất là ở bậc trung học cơ sở nếu trò hỏi ta sẽ không viết được pt. Vì vậy khi dạy nếu giảng chỗ này chúng ta chỉ có thể nói sự có mặt của NaCl và MgCl2 làm tăng tính điện ly của môi trường nước thúc đẩy nhanh hơn các quá trình ăn mòn điện hóa. Bản chất của các quá trình này rất phức tạp, các em sẽ được tìm hiểu kỹ sau này ( ở lớp 12 ).
II/ Những vấn đề về thí nghiệm và thực hành
 Qua thống kê toàn bộ chương trình hóa học bậc THCS chúng ta phải làm ở 
 Lớp 8 : khoảng 36TN ( vì không có mục ở lớp 9 ).
 Lớp 9 : 80TN
Trong đó : lớp 8 : thầy biểu diễn : 21
 trò làm : 15 chủ yếu trong các bài thực hành
 lớp 9 : phần vô cơ : thầy làm : 13
 trò làm : 39
 phần hữu cơ : thầy làm : 12
 trò làm : 14.
Số thí nghiệm bị trùnglặp : lớp 8 : 7
 lớp 9 : 19
Một số khó khăn khi làm TN:
 - Độc hại : có khí Cl2 5TN
 - Khó thành cụng và phản ánh đóng giữa lý thuyết và thực tế.
 - Khó làm vì chất lượng hoá chất, quỳ tím.
 - Không có tính khả thi trong thực tế : ( 37 ) .
 - Những bài học lý thuyết có TN nên tiến hành ở..
Ở bậc trung học cơ sở như chúng ta đã biết thí nghiệm thực hành trong các môn khoa học thực nghiệm nói chung, Hóa học nói riêng nhằm 3 mục đích chính.
Học sinh được tiếp cận với thực tế nghiên cứu khoa học cần rèn luyện cho học sinh những kĩ năng thao tác thực hành hoá học đơn giản nhưng rất cơ bản như kẹp ống nghiệm, cầm , hơ, đốt, trích mẫu thử, rửa ống nghiệm, đọc tên các dụng cụ cơ bảnnhững cái này thuộc về kiến thức trực quan.Qua 1 tiết thực hành đầu tiên, trò chỉ biết mà chưa quen chưa thạo mà phải qua quá trình cho nên yêu cầu thầy cô thương xuyên rèn, nhắc các em trong suốt các bài thực hành ở cả 2 năm và phải coi đó là mục tiêu của tất cả các tiết thực hành ( khi soạn giáo án mục tiêu của mọi bài đều phải có).
Là 1 kênh trực quan rất hiệu quả để trò lĩnh hội các kiến thức. Số lượng các TN đạt tới mục đích này không nhiều.( Những TN nghiên cứu) vì trình độ của học sinh.Với 

File đính kèm:

  • docchuyen de tap huan phong GD.doc
Giáo án liên quan