Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Hóa Học 9 Năm Học 2012

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức: : HS biết được

- Tách riêng một chất,từng chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất của các chất.

2) Kĩ năng:

-Dựa vào sự khác biệt về tính chất vật lý , tính chất hóa học để tách chúng ra khỏi hỗn hợp. Sau đó dùng phản ứng thích hợp để tái tạo lại chất ban đầu.

II.CHUẨN BỊ:

- Giáo án + SGK + Tài liệu tham khảo.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1) Ổn định.

2) Vào bài mới

 

I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1/ Sơ đồ tách các chất ra khỏi hỗn hợp :

 

 

Một số chú ý :

- Đối với hỗn hợp rắn : X thường là dung dịch để hoà tan chất A.

- Đối với hỗn hợp lỏng ( hoặc dung dịch ): X thường là dung dịch để tạo kết tủa hoặc khí.

- Đối với hỗn hợp khí : X thường là chất để hấp thụ A ( giữ lại trong dung dịch).

- Ta chỉ thu được chất tinh khiết nếu chất đó không lẫn chất khác cùng trạng thái.

2) Làm khô khí : Dùng các chất hút ẩm để làm khô các khí có lẫn hơi nước.

- Nguyên tắc : Chất dùng làm khô có khả năng hút nước nhưng không phản ứng hoặc sinh ra chất phản ứng với chất cần làm khô, không làm thay đổi thành phần của chất cần làm khô.

Ví dụ : không dùng H2SO4 đ để làm khô khí NH3 vì NH3 bị phản ứng :

 2NH3 + H2SO4  (NH4)2SO4

 Không dùng CaO để làm khô khí CO2 vì CO2 bị CaO hấp thụ :

 CO2 + CaO  CaO

- Chất hút ẩm thường dùng: Axit đặc (như H2SO4 đặc ) ; P2O5 (rắn ) ; CaO(r) ; kiềm khan , muối khan ( như NaOH, KOH , Na2SO4, CuSO4, CaSO4 )

 

doc28 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Tài Liệu Bồi Dưỡng Học Sinh Giỏi Hóa Học 9 Năm Học 2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm, không có các dụng cụ và hoá chất khác, làm thế nào để phân biệt các dung dịch trong bốn ống nghiệm trên và viết phương trình hoá học minh họa.
(Đề thi HSG tỉnh Đắk lắk 2010-2011)
Hãy chọn một hóa chất thích hợp để phân biệt các dung dịch muối sau: NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl3. Viết các PTHH xảy ra.
---(Đề thi HSG tỉnh Bình Phước 2011-2012)---
Có 5 dung dịch: HCl, NaOH, Na2CO3, BaCl2 và NaCl, cho phép dùng thêm quỳ tím để nhận biết các dung dịch đó. Biết rằng dung dịch Na2CO3 cũng làm xanh quỳ tím
.---(Đề thi THPT chuyên tỉnh Phú Yên 2008-2009)---
Có 4 gói bột màu đen tương tự nhau: CuO, MnO2, Ag2O, FeO. Chỉ dùng dung dịch HCl phân biệt từng axit.
---(Đề thi HSG tỉnh Bình Thuận 2011-2012)---
Có 7 lọ đựng 7 dung dịch mất nhãn được đánh số từ (1) đến (7) gồm: (NH4)2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, Ba(OH)2, NaOH, Na2CO3. Thực hiện các thí nghiệm được kết quả như sau:
- Chất (1) tác dụng với chất (4) hoặc (6) đều tạo ra kết tủa; tác dụng với chất (2) hoặc (7) đều tạo ra khí.
- Chất (2) tác dụng với chất (4) hoặc (5) đều tạo ra kết tủa; tác dụng với chất (3) tạo ra khí; tác dụng với chất 6 thì tạo ra cả kết tủa lẫn khí.
- Chất (5) tác dụng với chất (3), (6) hoặc (7) đều tạo ra kết tủa.
- Chất (7) tác dụng với chất (4) hoặc (6) đều tạo ra kết tủa.
Hãy biện luận để xác định các chất từ (1) đến (7). (Học sinh không cần viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở câu này).
---(Đề thi HSG tỉnh Lạng Sơn 2011-2012)---
Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết 4 chất rắn: Na2O, Al2O3, Fe2O3, Al đựng trong các lọ riêng biệt. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
---(Đề thi HSG tỉnh Quảng Bình 2011-2012)---
Có 4 dung dịch không màu bị mất nhãn: MgSO4, NaOH, BaCl2, NaCl. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận ra từng dung dịch khi chỉ được dùng thêm axit HCl làm thuốc thử, viết phương trình hóa học. Dấu hiệu tỏa nhiệt trong phản ứng trung hòa không được coi là dấu hiệu nhận biết. 
---(Đề thi HSG tỉnh Cà Mau 2011-2012)---
Có các chất lỏng A, B, C, D, E. Chất nào là benzen, ancol etylic, axit axetic, dung dịch glucozơ, nước. Biết kết quả của những thí nghiệm như sau:
-Cho tác dụng với Na thì A, B, C, D có khí bay ra; E không phản ứng
- Cho tác dụng với CaCO3 thì A, B, C, E không phản ứng; D có khí bay ra
-Cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì A, C, D, E bạc không xuất hiện; B có bạc xuất hiện
-Đốt trong không khí thì A, E cháy dễ dàng; D có cháy ; B,C không cháy
Xác định A, B, C, D, E và viết các phương trình phản ứng hoá học theo các kết quả thí nghiệm trên. 
---(Đề thi HSG tỉnh Quảng Nam 2011-2012)---
Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 4 chất khí đựng trong 4 bình mất nhãn sau: CO, CO2, N2, SO2. 
---(Đề thi HSG tỉnh Quảng Ninh 2011-2012)---
Chỉ được dùng thêm 2 hóa chất tự chọn. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt 5 chất bột chứa trong 5 lọ mất nhãn gồm: Mg(OH)2, Al2O3, Ca(NO3)2, Na2CO3, KOH.
---(Đề thi HSG H. Thanh Chương 2011-2012)---
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất khí đựng trong các lọ riêng biệt sau: CH4, C2H4, SO2, SO3, CO2, CO. 
---(Đề thi HSG Tp. Cần Thơ 2011-2012)---
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các hỗn hợp sau: (Fe + Fe2O3), (Fe + FeO), (FeO + Fe2O3).
---(Đề thi HSG tỉnh Lào Cai 2011-2012)---
Cho hỗn hợp X gồm các kim loại sau: Ba, Mg, Fe, Al, Ag.
a). Nếu chỉ dùng 1 dung dịch duy nhất là H2SO4 (không được dùng thêm bất cứ chất nào khác kể cả quỳ tím, nước nguyên chất) thì có thể nhận biết được những kim loại nào trong X.
b). Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng các kim loại ra khỏi hỗn hợp của chúng.
---(Đề thi thử HSG tỉnh Nghệ An 2011-2012)---
Chỉ được dùng thêm quì tím và các ống nghiệm, hãy chỉ rõ phương pháp nhận ra các dung dịch bị mất nhãn sau: NaHSO4, Na2CO3, Na2SO3, BaCl2, Na2S.
---(Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa tỉnh Tuyên Quang 2011-2012)---
Có 6 dung dịch sau đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn: Ba(OH)2, BaCl2 , NaCl, HCl, NH4HSO4, H2SO4. Chỉ dùng thêm một thuốc thử, hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 
---(Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Hóa tỉnh Tuyên Quang 2010-2011)---
Có 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein ( với các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ). Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra 5 hóa chất trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có).
Nhận biết các chất rắn bị mất nhãn sau : Al, Mg, Fe, Cu, Zn
Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng dung dịch trên mà không dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Có 6 ống nghiệm được đánh số từ 1 đến 6 chứa các dung dịch: NaOH, (NH4)2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, CaCl2. Hãy cho biết ống mang số nào đựng hóa chất nào? Viết phương trình phản ứng minh họa. Biết rằng:
Dung dịch (2) cho kết tủa trắng với các dung dịch (1), (3), (4).
Dung dịch (5) cho kết tủa trắng với các dung dịch (1), (3), (4).
Dung dịch (2) không tạo kết tủa với dung dịch (5).
Dung dịch (1) không tạo kết tủa với các dung dịch (3), (4).
Dung dịch (6) không phản ứng với dung dịch (5).
Dung dịch (5) bị trung hòa bởi dung dịch HCl.
Dung dịch (3) tạo kết tủa trắng với HCl, khi đun nóng kết tủa này sẽ tan.
---(Đề thi HSG Tp. HCM năm 1998-1999)---
Chỉ dùng kim loại hãy nhận biết các dung dịch sau đây: HCl, HNO3 đặc, AgNO3, KCl, KOH.
Viết các phương trình hóa học xảy ra trong quá trình nhận biết.
---(Đề thi HSG Tp. HCM 1999-2000)---
Chỉ được dùng thêm 1 thuốc thử và các ống nghiệm, hãy trình bày phương pháp hóa học nhận ra các dung dịch bị mất nhãn NaHSO4, Na2CO3, NaCl, BaCl2, Na2S.
---(Đề thi tuyển sinh lớp 10 PTTH chuyên tỉnh Vĩnh Phúc 2009-2010)---
Cho các hóa chất: Na, MgCl2, FeCl2, FeCl3, AlCl3. Chỉ dùng thêm nước hãy nhận biết chúng.
---(Đề thi HSG Tp. HCM 2000-2001)---
Có 5 lọ mất nhãn đựng 5 dung dịch: NaOH, KCl, MgCl2, CuCl2, AlCl3. Hãy nhận biết từng dung dịch trên mà không dùng thêm hoá chất khác. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
---(Đề thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn- Thanh Hóa 2011)---
Cho hai dung dịch loãng FeCl2 và FeCl3 (gần như không màu). Có thể dùng chất nào sau đây: dung dịch NaOH; nước brom; Cu; hỗn hợp dung dịch (KMnO4, H2SO4) để nhận biết hai dung dịch trên? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Có 3 lọ bị mất nhãn chứa các dung dịch:
- Lọ X gồm K2CO3 và NaHCO3 
- Lọ Y gồm KHCO3 và Na2SO4
- Lọ Z gồm Na2CO3 và K2SO4
	Chỉ được dùng dung dịch BaCl2 và dung dịch HCl. Nêu cách nhận biết các lọ và viết các phương trình phản ứng hóa học minh họa.
---(Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Hóa Quốc học Huế 2006)--- 
CHUYÊN ĐỀ 3
GIẢI THÍCH CÁC HIỆN TƯỢNG HÓA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
I.MỤC TIÊU
1.Kiến thức: : HS biết được
- Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm và mục đích thí nghiệm.
2.Kĩ năng:
-Dựa vào tính chất hóa học của các chất , dấu hiệu phản ứng đặc trưng của các chất làm các bài tập liên quan.
II.CHUẨN BỊ: 
- Giáo án + SGK + Tài liệu tham khảo.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định.
2.Vào bài mới
I- KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
- Phải nêu đầy đủ các hiện tượng xảy ra ( chất rắn bị tan, xuất hiện kết tủa, sủi bọt khí, sự đổi màu, mùi , toả nhiệt, cháy , nổ  ). Viết đầy đủ các phương trình hóa học để minh họa.
- Các hiện tượng và các PTHH phải được sắp xếp theo trình tự của thí nghiệm.
- Cần lưu ý : 
 *) Một số trường hợp chất sản phẩm bị phản ứng với chất tham gia còn dư .
Ví dụ: Cho NaOH dư vào dung dịch AlCl3
	AlCl3	+	3NaOH	® 	Al(OH)3 ¯ 	+	3NaCl	(1)
	Al(OH)3 	+	NaOH	® 	NaAlO2	+	2H2O	(1’)
	Tổng hợp (1) và (2) ta có :
	AlCl3	+	4NaOH	® 	NaAlO2	+	3NaCl	+ 2H2O	(2 )
Vì vậy kết tủa tồn tại hoặc không tồn tại là phụ thuộc vào lượng NaOH.
*) Một số trường hợp có phản ứng với nước : như kim loại kiềm, oxit bazơ kiềm, oxit axit.
Ví dụ: 	cho Na + dd CuCl2 thì: dung dịch sủi bọt và có xuất hiện kết tủa màu xanh lơ.
	Na	+ H2O 	® NaOH	 + 	½ H2 ­ ( sủi bọt )
	2NaOH 	+	CuCl2 	® 	Cu(OH)2 ¯ 	+	2NaCl	
	( dd xanh lam )	( kết tủa xanh lơ )
*) Khi cho kim loại kiềm, hoặc oxit của nó vào dd axit thì axit tham gia phản ứng trước nước. 
Ví dụ: 	Cho Na + dd HCl thì: pư mạnh ( nổ ) và có sủi bọ khí.
Đầu tiên : Na + HCl ® NaCl + ½ H2 ­ 
Sau đó : Na + H2O ® NaOH + ½ H2 ­ ( khi axit HCl hết thì mới xảy ra phản ứng này)
* ) Khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với 1 axit, hoặc một muối ( và ngược lại) thì phản ứng nào có khoảng cách 2 kim loại xa hơn sẽ xảy ra trước. ( theo dãy hoạt động của kim loại ).
Ví dụ : Cho hỗn hợp Fe,Zn + dung dịch CuCl2 thì thứ tự phản ứng như sau:
	Zn + CuCl2 ® ZnCl2 + Cu ¯ 
	Fe + CuCl2 ® FeCl2 + Cu ¯ 
	Cho Fe vào dung dịch hỗn hợp: AgNO3 và Cu(NO3)2 thì thứ tự phản ứng như sau:
	 Fe + 2AgNO3 ® Fe(NO3)2 + 2Ag ¯ 
	 Fe + Cu(NO3)2 ® Fe(NO3)2 + Cu ¯ 
II- BÀI TẬP ÁP DỤNG:
Nhiệt phân một lượng MgCO3 sau một thời gian thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ hết khí B bằng dung dịch NaOH cho ra dung dịch C. Dung dịch C vừa tác dụng với BaCl2 vừa tác dụng với KOH. Hòa tan chất rắn A bằng Axit HCl dư thu được khí B và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D được muối khan E. Điện phân E nóng chảy được kim loại M. Hoàn thành các phương trình phản ứng trên.
HD:
MgCO3 → MgO + CO2 ↑ . Khí B là CO2 , chất rắn A ( MgO + MgCO3 ) 	
CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O 
CO2 + NaOH → NaHCO3 
Dung dịch chứa 2 muối Na2CO3 và NaHCO3 vậy muối Na2CO3 tác dụng với BaCl2 , còn NaHCO3 tác dụng với KOH .
 Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3↓ + NaCl 	
 2 NaHCO3 + 2KOH → K2CO3 + Na2CO3 + 2H2O 	
 MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O 
 MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O 
Muối khan E là MgCl2 .
MgCl2 Mg + Cl2 ↑ 
kim loại ( M ) là Mg 
Hãy cho biết các hiện tượng có thể xảy ra và viết phương trình phản ứng xảy ra trong những thí nghiệm sau : 
a) Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2vào dung dịch (NH4)2SO4 
b) Cho mẫu kim loại Na vào dung dịch Al(NO3)3 
c) Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 đặc vào đường glucôzơ (C6H12O6) 
HD:
a) Cho từ từ dd Ba(OH)2 vào dd NH4Cl 
 Hi

File đính kèm:

  • docBOI DUONG HSG HOA 9 phan 1.doc