Chuyên đề 8 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Năm 1927, Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm Đường Kách mệnh. Đây là cuốn sách bồi dưỡng lớp cán bộ đầu tiên của cách mạng Việt Nam đi theo học thuyết Mác – Lênin và cũng là cuốn sách đầu tiên trực tiếp tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lênin cho lớp thanh niên ưu tú thời đó. Đặc biệt, mở đầu tác phẩm lại là bài nói về Tư cách một người cách mệnh. Phải chăng, Hồ Chí Minh, ngay từ thời kỳ đó, đã bắt đầu chỉ tra một quan điểm lớn của Người: cái đức là gốc của người cách mạng.

45 năm sau, trong bản Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc ra đi, trước hết, Người dặn dò về Đảng, và vấn đề đạo đức đã được đặc biệt nhấn mạnh: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

Rõ ràng, Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, một lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất, quan tâm hàng đầu đến vấn đề đạo đức. Bàn một cách sâu sắc, cô đọng, thấm thía, đồng thời chính Người đã tự mình, trong cả cuộc đời, thực hiện một cách hoàn chỉnh, trọn vẹn nhất những tư tưởng và khát vọng đạo đức do mình đặt ra. Hồ Chí Minh vừa là nhà lý luận về đạo đức, vừa là một tấm gương đạo đức trong sáng, gần gũi và độc đáo nhất.

 

doc8 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề 8 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố có ý nghĩa quyết định đối với phẩm chất nười cách mạng, người đảng viên.
Như vậy, Hồ Chí Minh, nền đạo đức mới của dân tộc ta bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ, thấm sâu vào đời sống, trở thành một bộ phận hết sức quan trọng khắc họa diện mạo và đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam, của Văn hiến Việt Nam hiện đại. Nó đã trở thành vũ khí mạnh mẽ của Đảng và của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và vì hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các dân tộc trên thế giới.
2. Hồ Chí Minh bàn về những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam thời đại mới.
Từ cuộc sống thực của nhân dân, cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, từ sự từng trải sâu sắc và tu dưỡng của chính mình, từ niềm tin lớn lao vào khát vọng và sức vươn lên cái chân, cái thiện, cái mỹ của con người, Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp các phẩm chất đạo đức cho con người Việt Nam, cho mọi người, mọi đối tượng (công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, bộ đội, công an, già trẻ, thanh niên, phụ nữ, đồng bào dân tộc, tôn giáo...) trong mọi lĩnh vực hoạt động và sinh sống của con người, trong mọi phạm vi (cá nhân, gia đình, làng xóm, phố phường, tập thể..) và trong các quan hệ phong phú, phức tạp, tinh tế của con người.... Từ đó, Người khái quát thành những phẩm chất cơ bản của con người Việt Nam, những chuẩn mực chung của nền đạo đức cách mạng Việt Nam.
 Một là, trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất bao trùm nhất, quan trọng nhất. Vận dụng khái niệm truyền thống về trung và hiếu, Hồ Chí Minh đã đưa vào đó nội dung hoàn toàn mới: trung với nước là sự trung thành với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân. Nước ở đây là nước của dân, còn dân là người làm chủ, chủ nhân của đất nước, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”. Vì thế, theo Hồ Chí Minh, tư tưởng mà Người đề xướng “hiếu với dân”, không phải chỉ dừng lại ở chỗ thương dân, mà là gần dân, gắn bó với dân, kính trọng và học tập dân, dựa hẳng vào dân, lấy dân làm gốc.
Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh còn yêu cầu cao hơn: đó là “tận trung, tận hiếu”, có như vậy mới xứng đáng là Đảng của đạo đức và văn minh, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.
“Trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội...” là chuẩn mực đạo đức bao trùm của con người Việt Nnam, là định hướng chính trị - đạo đức lớn nhất cho mỗi người, là khát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình của tất cả chúng ta theo ngọn cờ, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Hai là, yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức đẹp đẽ à cao cả nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu và khẳng định đối với con người Việt Nam và chính Hồ Chí Minh đã chứng minh tuyệt vời phẩm chất đó bằng toàn bộ cuộc đời mình.
“Đầu tiên là công việc đối với con người”, trong bản bổ sung cho Di chúc, Hồ Chí Minh đã viết như vậy và toàn bộ sự nghiệp của Người cũng đã chứng minh cho tư tưởng nhân văn cao cả này.
Hồ Chí Minh yêu thương đồng bào, đồng chí của Người, không phân biệt miền xuôi hay miền ngược, già hay trẻ, trai hay gái... hễ là người Việt Nam yêu nước thì đều có chỗ trong tấm lòng nhân ái của Người, nhưng trước hết là dành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức, bóc lột. Không có tình yêu thương đó, không có thể nói đến cách mạng, càng không thể nói đến lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Tình yêu thương đó gắn liền với thái độ tôn trọng con người, biết cách ngăn đỡ con người, rộng lượng và khoan dung với người, đồng thời nghiêm khắc với mình.
Vì yêu thương vô hạn đối với con người, Hồ Chí Minh coi đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do là con đường để giải phóng con người, coi con người được giải phóng và được sống trong độc lập, tự do là nguyện vọng sâu xa và hạnh phúc lớn lao của chính con người.
Yêu thương con người gắn liền với niềm tin tuyệt đối vào khả năng tự giải phóng của con người, vào năng lực và khát vọng vươn lên tự hoàn thiện mình theo lý tưởng chân, thiện, mỹ.
Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là những phẩm chất được Hồ Chí Minh đề cập nhiều nhất, thường xuyên nhất trong các bài viết, bài nói về đạo đức cách mạng.
Phẩm chất này gắn với hoạt động thực tiễn, được thể hiện cụ thể, hàng ngày của mỗi con người, là cái nhìn thấy được của đạo đức, không thể che giấu, gắn chặt giữa nói và làm, suy nghĩ và hành động....
Hồ chí Minh đã sử dụng những khái niệm truyền thống của đạo đức phương Đông, giữ lại những gì tốt đẹp, phù hợp, lọc bỏ những gì lạc hậu, lỗi thời và đưa vào những nội dung mới của thời đại mới.
Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, có kế hoạch, sáng tạo và có năng suất cao.
Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của nhân dân, của nước, của bản thân, tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, không phô trương, hình thức, xa xỉ, hoang phí....
Liêm là “Luôn luôn tôn trọng của công, của dân”, liêm khiết trong mọi hoàn cảnh “không tham địa vị, không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình”.
Chính “nghĩa là không tà, thẳg thắn, đứng đắn” đối với mình đối với người và đối với việc. “Việc thện thì dù nhỏ mấy cũg làm, việc ác thìdù nhỏ mấy cũng tránh”.
Về chí công vô tư, theo Hồ Chí Minh là “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Hồ Chí Minh đã dành nhiều bài nói, bài viết để phân tích, giải thích sinh động, cụ thể và sâu sắc về các phẩm chất trên, đồng thời chỉ ra quan hệ mật thiết giữa chúng với nhau. cần, kiệm, liêm, chính tốt sẽ dẫn tới chí công vô tư, và chí công vô tư, một lòng vì vì dân, vì nước nhất định sẽ thực hiện  được cần, kiệm, liêm, chính. người yêu cầu mọi người dân Việt Nam đều phải rè luyện, tu dưỡng theo tác phẩm chất trên, trong đó đặc biệt là cán bộ, đảng viên có chức, có quyền: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét,có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư”.
Bốn là, tinh thần quốc tế chân chính, trong sáng là yêu cầu và phẩm chất đạo đức mới của giai cấp công nhân và nhân dân lao động nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt ra ngoài quốc gia, dân tộc, xây dựng tình đoàn kết “bốn hương vô sản đều là anh em”, tình đoàn kết với các dân tộc, với nhân dân các nước, với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hòa bình, hữu nghị, công lý và tiến bộ xã hội.
3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới.
Để xây dựng nền đạo đức mới, cùng với việc đúc kết thành lý luận đạo đức nhằm chỉ đạo thực tiễn, Hồ Chí Minh đồng thời xác định những nguyên tắc và phương châm để định hướng cho sự lãnh đạo của Đảng và cho việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của mỗi con người. Đây cũng là một đặc trưng rất riêng, độc đáo của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Một là, nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức là một yêu cầu, một phương châm lớn và sâu sắc để xây dựng đạo đức mà bằng cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh đã thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc và trọn vẹn. Đối với Hồ Chí Minh, nói phải luôn luôn đi đôi với làm và cao hơn, làm rồi mới nói, làm nhiều, nói ít và thậm chí làm hết lòng, làm tận tụy mà không nói, không tự phô trương mình.
 Hồ Chí Minh rất gét những kẻ đạo đức giả, nói mà không làm, nói một đàng, làm một nẻo và Người cho rằng, những kẻ đó làm giảm đi lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Đây là bài học thời sự sâu sắc đối với vấn đề đạo đức trong Đảng ta hiện nay. Người chỉ ra một luận điểm rất quan trọng, có giá trị vô cùng thiết thực không chỉ lúc đó, mà trực tiếp với hiện nay: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Chính luận điểm này đã thể hiện rõ một phương châm xây dựng đạo đức là vấn đề nêu gương. Không gì thuyết phục hơn, có sức cảm hóa và lôi cuốn hơn trong lĩnh vực đạo đức bằng việc nêu gương, Hồ Chí Minh đã làm như vậy một cách cần mẫn, tinh tế, sáng tạo và vì thế đã có tác dụng vô cùng to lớn, sâu sắc trong toàn bộ đời sống đạo đức của xã hội ta, đất nước ta.  Người đã hai thác triệt để các tấm gương “người tốt, việc tốt”, gương các anh hùng, liệt sĩ, gương các vị tiền bối, cha ông trong lịch sử, từ chung đến riêng, từ lớn đến nhỏ, từ xa tới gần, của thế hệ này đối với thế hệ khác.... để dày công xây đắp nền tảng vững chắc và các đỉnh cao của đạo đức mới.
Hai là, xây đi đôi với chống, muốn xây phải chống, chống nhằm mục đích xây là con đường để xây dựng đạo đức mới, là nguyên tắc được Hồ Chí Minh khẳng định và vận dụng thường xuyên, linh hoạt, đầy sáng tạo trong chỉ đạo thực hiện. Xây dựng đạo đức mới là một cuộc đấu tranh vô cùng phức tạp, gay gắt, tinh vi, diễn ra trong mọi lúc, mọi nơi, trong từng tập thể và từng con người, vì thế nguyên tắc trên là một đòi hỏi khách quan, cần vận dụng triệt để, không được né tránh, đặc iệt với cuộc chiến đấu chống cái ác, cái xấu, sự thoái hóa, biến chất hiện nay trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.
Xây dựng đạo đức mới, trước hết là tuyên truyền, giáo dục các phẩm chất, chuẩn mực đạo đức mới cho mỗi người, trong từng gia đình, từng giới, tập thể, cộng đồng, làng xóm, trường học và toàn xã hội. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công việc này, đến việc tạo ra môi trường đạo đức trong sáng, lành mạnh cho con người, cho từng cộng đồng.
Xây dựng đạo đức cũng bằng việc khơi dậy ý thức vươn lên tự nguyện của con người tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, từ đó tạo ra bằng được năng lực tự trau dồi đạo đức trong mỗi con người, loại bỏ cái ác, cái xấu, cái vô đạo đức.
Cùng với xây, nhiệm vụ Chống giữ vị trí đặc biệt quan trọng để tạo môi trường cho cái tốt đẹp nảy nở, để bảo vệ và khẳng định được cái mới về đạo đức đang hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh quyết liệt với cái ác, cái xấu, cái phản động và cái vô đạo 

File đính kèm:

  • docChuyen de tu tuong Ho Chi Minh CD 8.doc