Chuyên đề 6 Tư tưởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
Sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trong một thời kỳ lịch sử mà cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc đang phát triển mạnh mẽ, rộng khắp. Chính bối cảnh lịch sử đó khiến Hồ Chí Minh dành nhiều thời gian, tâm lực nghiên cứu về quân sự. Người đã làm việc, suy nghĩ, tìm kiếm không mệt mỏi để chuẩn bị về lý luận và tổ chức cho khởi nghia vũ trang và chiến tranh cách mạng. Người đã trực tiếp biên soạn nhiều tác phẩm quân sự có giá trị lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến thức quân sự cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta ngay trong buổi đầu cách mạng.
Trong khởi nghĩa và chiến tranh, Người vạch chiến lược quân sự xây dựng lực lượng chính trị quần chúng, sáng lập lực lượng vũ trang cách mạng, kết hợp tài tình các phương pháp và hình thức đấu tranh, bồi dưỡng các nhân tố cơ bản đảm bảo giành thắng lợi. Sự nghiệp quân sự của Hồ Chí Minh là cống hiến to lớn đối với cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.
Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh bao gồm những quan điểm của Người về bạo lực, về khởi nghĩa vũ trang toàn dân và chiến tranh nhân dân, về xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng hậu phương và nền quốc phòng toàn dân, về chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật quân sự ở một nước thuộc địa chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Tư tưởng quân sự ấy phản ánh quy luật phát triển của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong điều kiện Việt Nam, là sự kết hợp hài hòa và khoa học truyền thống quân sự của dân tộc ta với tinh hoa quân sự cổ, kim, Đông, Tây của loài người.Nội dung cơ bản của tư tưởng Quân sự Hồ Chí Minh là tư tưởng quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và chiến tranh nhân dân Việt Nnam trong thời đại mới
nh khỏi chiến tranh, kẻ thù độc ác và ngoan cố gây chiến tranh xâm lược, Người kiên quyết kêu gọi toàn dân tộc, toàn quân nhất tề đứng dậy chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn. “Đồngbào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình... Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách... Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm”(3). Do chúng ta phải phát động và tiến hành một cuộc chiến tranh chính nghĩa chống xâm lược và bạo tàn nên Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh vai trò quyết định của chính trị trong việc vạch ra đường lối chiến lược, phát động và tập hợp quần chúng tham gia kháng chiến, xây dựng và sử dụng lực lượng, củng cố hậu phương, nâng cao trạng thái chính trị - tinh thần của nhân dân và lực lượng vũ trang. Đó là tư tưởng có tính nguyên tắc, đồng thời là một đặc trưng nổi bật trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về quân sự. 2. Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang toàn dân là một đóng góp to lớn và mang tính sáng tạo sâu sắc của Hồ Chí Minh, trong đó có những nội dung chủ yếu sau: - Khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam là khởi nghĩa vũ trang toàn dân do toàn thể dân tộc tiến hành, đó là điều kiện đảm bảo cho thắng lợi của khởi nghĩa giành chính quyền. Với tư tưởng đó, Người luôn luôn kêu gọi cả dân tộc, bất cứ ai là người Vịêt Nam có lòng yêu nước phải tham gia vào việc cứu nước, vào khởi nghĩa vũ trang để giành cho được độc lập. - Vận dụng tư tưởng Lênin về tình thế cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ ra các điều kiện của thời cơ khởi nghĩa, chỉ đạo tìm kiếm mọi cách tạo thời cơ và nắm vững thời cơ để phát động khởi nghĩa toàn dân. - Khởi nghĩa vũ trang là phải dùng vũ khí, phải chiến thắng bằng lực lượng vũ trang, song đó lại là “cuộc chiến tranh to tát về chính trị và quân sự”, kết hợp hài hòa hai lực lượng đó, “làm đúng thì thành công, làm sai thì thất bại”. - Khởi nghĩa từng phần đi đến tổng khởi nghĩa và khi giành được chính quyền, phải khẩn trương xây dựng chính quyền cách mạng, và đó phải là chính quyền của dân, do dân, vì dân. 3. Tư tưởng kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính. Cuộc chiến tranh mà dân tộc chúng ta phải tiến hành vừa là chiến tranh giải phóng, vừa là chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống lại chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân và đế quốc. Từ bản chất chính nghĩa sâu sắc ấy và từ lý tưởng cao quý của cuộc chiến đấu nên theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cuộc chiến tranh ấy được thể hiện bằng cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ và dựa vào sức mình là chính. - Kế thừa truyền thống toàn dân đánh giặc của dân tộc trong lịch sử giữ nước lâu dài của chúng ta, đồng thời vận dụng triệt để và sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, nhận thức sâu sắc tình yêu Tổ quốc và khát vọng độc lập tự do của nhân dân ta, Hồ Chí Minh đã khẳng định một luận điểm cơ bản: kháng chiến là sự nghiệp của dân, có dân là có tất cả, khởi nghĩa toàn dân để giành độc lập cho dân tộc và chỉ có tiến hành kháng chiến toàn dân mới giữ vững được nền độc lập ấy. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự thể hiện hàm súc và đầy sức thuyết phục tư tưởng lớn của Người về quân sự, về kháng chiến toàn dân: “Bất kỳ đàn ông, đán bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”(4). Chính đường lối, tư tưởng chính trị - quân sự đúng đắn đó đã tạo khả năng động viên to lớn toàn bộ sức mạnh, nghị lực và tinh thần sáng tạo của nhân dân khi đi vào kháng chiến. - Chiến tranh là một thách thức toàn diện đối với một đất nước, một dân tộc, một chế độ. Đối với một cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của một dân tộc bị áp bức, nô lệ, theo tư tưởng Hồ Chí Minh, không dùng toàn lực của dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng lợi được. Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh giặc trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, tư tưởng, văn hóa... là nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến toàn diện. Đấu tranh quân sự là phương thức chủ yếu nhất của chiến tranh. Đấu tranh chính trị là một nội dung rất cơ bản trong chiến tranh nhân dân. Phối hợp chặt chẽ và linh hoạt với hai phương thức trên là đấu tranh ngoại giao nhằm phát huy cao nhất sức mạnh của thời đại. Để tạo sức mạnh nội sinh của cuộc kháng chiến, nhiệm vụ đấu tranh kinh tế, xây dựng hậu phương vững mạnh và đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng – văn hóa nhằm đồng thời nâng cao, tăng cừơng sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến là yêu cầu cao của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quố phòng toàn dân, về kháng chiến toàn diện. - Kẻ thù bao giờ cũng có âm mưu tốc chiến, tốc thắng để đánh đổ chính quyền cách mạng và chế độ mới của chúng ta. Để chống lại âm mưu đó, Hồ Chí Minh khẳng định: Kháng chiến phải trường kỳ, vì đất ta hẹp, dân ta ít, nước ta nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị về toàn diện của toàn dân”(5). Kháng chiến trường kỳ để vừa tiêu diệt sinh lực địch, vừa bồi dưỡng, phát triển lực lượng của ta, càng đánh ta càng mạnh để đánh bại từng âm mưu chiến lược của địch, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. “Lấy sức ta mà giải phóng cho ta, dựa vào sức mình là chính” là một nội dung rất quan trọng trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Theo người, một dân tộc mà không biết tự lực cánh sinh, không biết dựa vào chính sức mình để giải phóng cho mình thì không xứng đáng được độc lập, tự do. Ngay cả khi chúng ta đã tranh thủ được sự đoàn kết quốc tế với sự giúp đỡ và ủng hộ về vật chất và tinh thần, thì tư tưởng trên của Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá trị và ý nghĩa cực ký quan trọng của nó. 4. Nghệ thuật quân sự theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Chiến tranh giải phóng của dân tộc thuộc địa chống thực dân, đế quốc lúc đầu bao giờ cũng là cuộc chiến đấu của người yếu chống kẻ mạnh. Muốn giành thắng lợi không thể chỉ dựa vào ý chí, mà phải có đường lối chiến lược đúng đắn, sáng tạo, biết tạo ra sức mạnh, càng đánh phải càng mạnh, dám đánh, quyết đánh đồng thời phải biết đánh. Biết đánh bằng nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân. Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, vấn đề nghệ thuật quân sự chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Người đã viết hàng chục tác phẩm có giá trị về nghệ thuật quân sự. Trong lĩnh vực này, Hồ Chí Minh đã học tập, vận dụng và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự của cha ông ta “lấy yếu đánh mạnh”, “lấy ít đánh nhiều”, “lấy nhỏ đánh lớn””... lên một tầm cao mới đáp ứng được những yêu cầu và thách thức mới trong một cuộc chiến tranh thời kỳ hiện đại (thế kỷ XX). Tư tưởng trường kỳ kháng chiến của Hồ Chí Minh không đối lập với tư tưởng chiến lược tiến công, luôn giành thế chủ động, mà thống nhất biện chứng với nhau. Toàn dân trường kỳ kháng chiến, song trong nghệ thuật quân sự cụ thể lại phải luôn chủ động giành thế tiến công, đồng thời tiến công phải chắc thắng, không phiêu lưu, mạo hiểm. Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn là nghệ thuật tạo lực, lập thế, tranh thời, biết đánh địch bằng mưu, thắng địch bằng thế, lấy ít thắng nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, biết tập trung ưu thế vào thời cơ quyết định để luôn luôn đánh địch trên thế mạnh. Nghệ thuật quân sự Hồ Chí Minh còn là biết đánh địch bằng mọi lực lượng, mọi quy mô, mọi thứ vũ khí, trang bị, không chỉ đánh vào quân đội có vũ khí, mà đánh thẳng vào lòng người kết hợp tác chiến với binh vận, địch vận. Và đó cò là nghệ thuật biết khởi đầu chiến tranh và biết biết kết thúc chiến tranh vào thời điểm có lợi nhất và thích hợp nhất. 5. Tư tưởng về xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân là hai lực lượng chủ yếu tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng. Sự phối hợp chặt chẽ và bổ sung cho nhau của hai lực lượng đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. “Sự đồng tâm của đồng bào đúc nên bức tường đồng xung quanh Tổ quốc”. Lực lượng chính trị quần chúng là cơ sở cho đấu tranh quân sự, đồng thời đó còn là lực lượng tiến công trực tiếp đánh địch theo các phương thức và nội dung rất phong phú, linh hoạt. Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân theo ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân, du kích là một nội dung lớn và sáng tạo trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, việc xây dựng bản chất cách mạng, ý thức và trình độ chính trị cho lực lượng vũ trang được đặc biệt quan tâm và tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ, hệ thống. “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”(6). Hồ Chí Minh đã đúc kết một truyền thống quý báu, khái quát bản chất chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân ta là trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, và xác định quân đội ta có ba nhiệm vụ: đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất, từ đó Người khẳng định một nguyên tắc bất dịch là sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân (ba thứ quân) và lực lượng công an nhân dân. Trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Hồ Chí Minh đã nêu lên một lụân điểm hết sức quan trọng và được diễn đạt vô cùng giản dị, cô đúc, đó là “người trước, súng sau”, nghĩa là sự thống nhất giữa người cầm vũ khúi, trong đó người cầm vũ khí đóng vai trò quyết định. Chính vì thế, Hồ Chí Minh đặc biệt chăm lo bồi dưỡng cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh, trình độ chính trị, có phẩm chất, đạo đức, có trình độ văn hóa, có tri thức và kỹ năng quân sự, có sức khỏe để đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của một đội quân chiến đấu, sản xuất và công tác. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quân
File đính kèm:
- Chuyen de tu tuong Ho Chi Minh CD 6.doc