Chứng minh giá trị của đa dạng sinh học và xu hướng phát triển bền vừng nguồn tài nguyên Việt Nam

Cùng với các loại tài nguyên khác, tài nguyên sinh vật trên trái đất có vai trò sống còn đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của loài người. Đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với các thế hệ hiện nay và mai sau. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên này đang bị dần dần bị cạn kiệt đứng trước hiểm hoạ to lớn do các hệ sinh thái bị suy thoái, phá vỡ và tốc độ tuyệt chủng các loài động, thực vật ngày càng tăng mà nguyên nhân chính là do sự khai thác không hợp lý, hoạt động sản xuất .

Qua đề tài này, chúng ta có thể chứng minh được giá trị của đa dạng sinh học đối với sinh thái nói chung và đối với đời sống con người nói riêng, từ đó đề ra các phương án khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên này.

 

1. Phương pháp tiếp cận

Từ đề tài ‘ chứng minh giá trị của đa dạng sinh học và xu hướng phát triển bền vững nguồn tài nguyên ở Việt Nam’ thông qua việc tìm kiếm và tổng hợp các tài liệu được lấy từ sách, báo đài, internet để thực hiện bài này.

Do điều kiện chưa trục tiếp tìm hiểu thực tế cũng như nguồn tài liệu còn hạn chế nên chăc chắn bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy hướng dẫn.

 

2. Các chữ viết tắt

IUCN: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (International Union for Conservation ofNature and Natural Resources)

SĐVN: sách đỏ Việt Nam

ĐDSH: đa dạng sinh học

BVMT: bảo vệ môi trường

PTBV: phát triển bền vững

 

 

docx12 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2570 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chứng minh giá trị của đa dạng sinh học và xu hướng phát triển bền vừng nguồn tài nguyên Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ các chất hữu cơ như lipid, protein, gluxit…
Người ta tính rằng khẩu phần ăn của con người, thủy sản khai thác tự nhiên chiếm 30% theo khối lượng tươi hay 20% lượng đạm động vật.
Trên thế giới người ta đã thống kê có hơn 3000/25000 loài cây đưuọc coi là nguồn lương thực quan trọng nuôi sống con người, khoảng 75% chất dinh dưỡng cho con người lấy từ 7 loài lúa mỳ, ngô, khoai lang, khoai tây, lúa mạch và sắn. trong đó 3 loài đầu tiên cung cấp 50% dinh dưỡng cho con người, một số cây khác cung cấp thức ăn cho gia súc, 200 loài cây được thuần hóa để làm thức ăn, 15-20 loài là cây trồng quan trọng.
Tại Bostwana, có hơn 50 loài động vật hoang dã dùng làm thực phẩm, cung cấp bình quân 90kg thực phẩm cho mỗi người dân/ năm, chiếm tới 40% trong khẩu phần bữa ăn, tại Zaire có khoảng 75% nhu cầu protein động vật được khai thác tự nhiên ( từ động vật hoang dã).
Bên cạnh giá trị khai thác trực tiếp đa dạng sinh học đã cung cấp cho con người nhiều loại vật nuôi, cây trồng. Trên thế giới, sản lượng nuôi trồng thủy sản không ngừng tăng từ 1triệu tấn năm 1950 đến 68,5 triệu tấn năm 2005, tương đương với giá trị 80,3 tỷ USD. ở Việt Nam, bộ thủy sản đã quy hoạch đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu thủy sản phải đạt 4,5 tỷ USD. Trong thủy sản nuôi, cá là nhóm đứng đầu về sản lượng (49,5%) với giá trj là (53,9%), tiếp theo là thực vật thủy sinh đứng thứ 2 về sản lượng và đứng thứ 4 về giá trị (9,7%) giáp xác đứng thứ 3 về giá trị sau cá (20,4%) nhưng đứng thứ 4 về sản lượng, tiếp theo là nhuyễn thể và các vật nuôi khác.
Ngoài các điều kiện để nuôi trồng thủy sản thì đồng cỏ và nhiều loài thực vật hoang dại đã giúp ích cho việc chăn nuôi ( các nguồn gen của sinh vật hoang dã đã tạo ra nhiều giống vật nuôi, cây trồng cho năng suất cao, chống chịu tốt với các điều kiện bất lợi của môi trường, ví dụ loài lúa hoang dại mới phát hiện ra hiện nay là nguồn gen duy nhất có khả năng chống một loại virut cằn, lùn ở lúa nước ( Oryza sativa).
Việt Nam là quốc gia có đa dạng sinh học cao:
 về các giống vật nuôi, cây trồng: Việt Nam có số lượng lớn các giống vật nuôi cây trồng lớn, phục vụ nhu cầu của con người, bao gồm các giống trong nước và các giống được du nhập từ nước khác.
Bảng 1: một số giống vật nuôi ở Việt Nam
T.T
Giống
Giống
Tổng số
Giống nội
Giống nhập ngoại
1
Lợn
20
14
6
2
Bò
21
5
16
3
Dê
5
2
3
4
Trâu
3
2
1
5
Cừu
1
1
6
Thỏ
4
2
2
7
Ngựa
3
2
1
8
Gà
27
16
11
9
Vịt
10
5
5
10
Ngan
7
3
4
11
Ngỗng
5
2
3
Nguồn : Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005.
Bảng 2: số lượng nhóm cây trồng ở Việt Nam
Số TT
Nhóm cây
Số loài
1
Nhóm cây lương thực chính
41
2
Nhóm cây lương thực bổ sung
95
3
Nhóm cây ăn quả
105
4
Nhóm cây rau
55
5
Nhóm cây gia vị
46
6
Nhóm cây làm nước uống
14
7
Nhóm cây lấy sợi 
16
8
Nhóm cây thức ăn gia súc
14
9
Nhóm cây lấy dầu béo
45
10
Nhóm cây lấy tinh dầu
20
11
Nhóm cây cải tạo đất
28
12
Nhóm cây dược liệu
181
13
Nhóm cây cây cảnh
62
14
Nhóm cây bóng mát
7
15
Nhóm cây cây công nghiệp
24
16
Nhóm cây lấy gỗ
49
Tổng
802
Nguồn : Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2005.
Tổng số loài sinh vật biển đã biết ở Việt Nam có khoảng 11.000 loài, trong đó cá (khoảng 130 loài kinh tế) có 2.458 loài; rong biển có 653 loài; động vật phù du có 657 loài; thực vật phù du có 537 loài; thực vật ngập mặn có 94 loài; tôm biển có 225 loài.
Thành phần loài cá các thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam bao gồm trên 700 loài và phân loài, thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ. Riêng họ cá chép có 276 loài và phân loài thuộc 100 giống và 4 họ, 1 phân họ được coi là đặc hữu ở Việt Nam.
Số lượng loài cá ở các cửa sông dao động từ 70 đến hơn 230 loài, với tổng cộng hơn 580 loài, thuộc 109 họ và 27 bộ.
Các thủy vực nội địa có 1.438 loài tảo thuộc 259 chi và 9 ngành, 794 loài động vật không xương sống. Có 54 loài giáp xác nhỏ lần đầu tiên được mô tả ở Việt Nam, riêng hai nhóm tôm, cua (giáp xác lớn) có 59 loài thì có tới 33 loài (55,9%) lần đầu tiên được mô tả. Trong tổng số 147 loài trai ốc, có 43 loài (29,2%) lần đầu tiên được mô tả.
 Sự đa dạng của các giống vật nuôi, cây trồng và các động-thực vật liên quan đến vấn đề lương thực thực phẩm không những đáp ứng nhu cầu lương thực của con người mà còn mang lại giá trị kinh tế cao.
Cung cấp nguồn nguyên vât liệu:
Đa dạng sinh học có vai trò trong việc cung cấp nguyên vật liệu giúp con người xây dựng các công trình kiến trúc, nhà ở, hạ tầng cơ sở và các hoạt động phát triển khác.
Ngoài việc cung cấp chất đốt thì gỗ là một trong những hàng hóa quan trọng nhất thị trường thế giới, chiếm tỉ lệ lớn trong các mặt hàng xuất khẩu
Năm 1959 người ta tổng cộng gía trị của gỗ xuất khẩu toàn cầu hơn 6 tỷ USD, sau gỗ là song mây với trung tâm đa dạng song mây là ở bán đảo Malaysia với 104 loài trong đó có 38% là loài đặc hữu.Theo Mayer (1988) kết luận rằng, một khu rừng nhiệt đới rộng 500km2 nếu được quản lý tốt sẽ cho khối lượng sản phẩm sinh vật hoang dã có giá trị tối thiểu 10 triệu USD/năm hay trung bình là 200 USD/năm/ha, thu nhập này lớn hơn so với thu nhập từ gỗ thương mại trên cùng một diện tích (150USD/ha).
Giá trị dược liệu
Nhiều loài động thực vật hoặc sản phẩm của chúng dùng để bào chế ra nhiều loại , nghệ nào có thể bào chế được mà phải thu nhận từ đa dạng sinh học.
Trên thế giới hiện nay đã thông báo có hơn 21.000 loài cây dược liệu, theo Schutes (1999) thông báo: có hơn 300 loài cây được người bản xứ Amazon trồng làm nguồn dược liệu quý hiếm, ở Đông Nam Á có đến 6500 loài, ở Ấn Độ có 2500 loài, Trung Quốc 5000 loài, Việt Nam 4000-5000 loài. Hiện có tới 80% dân số thế giới sử dụng nguồn dược liệu truyền thống, 1119 chất hóa học được chiết rút từ hơn 90 loài thực vật bậc cao dùng để làm thuốc chữa bệnh.
ở Việt Nam cũng có nhiều cây cho dược liệu quý, chẳng hạn cây trầm hương (Aquilaria crasma) cho tinh dầu xuất khẩu và có giá trị dược liệu cao : trị đau bụng, bổ dạ dày, hen suyễn, bí tiểu, giảm đau....cây Sâm ngọc linh ( Panax vietnamensis) cho dược liệu quý hơn cả loài Sâm ở Hàn Quốc.
Tháng 8/2005, các nhà khoa học Việt Nam đã công bố chiết rút thành công các chế phẩm từ các loài cây bản địavà bào chế được 3 loại thuốc chữa bệnh là viên nang Vinaga từ vỏ của cây Gấc (Momordica cochinchinensis) chữa được nhiều bệnh như tê thấp, mụn nhọt, trĩ..., thuốc Tminflu chữa bệnh cúm gà H5N1 được chiết từ cây Hồi ( Illicium verum) và thuốc Crina chữa bệnh u lành phì đại tuyến tiền liệt được chiết từ cây Trinh Nữ hoàng cung (Crinum latifolium).
Đối với động vật, nhiều loài được dùng làm nguyên liệu tham gia vào sản xuất các dược liệu rất hiệu quả, ví dụ các loài động vật không xương sống như: ong Mật, Bào Ngư, Hải Sâm... chữa rất nhiều loại bệnh. Các loài có xương sống phải kể đến như là Gấu, Hổ, Hưu Nai, Tê Giác, Nhím, Trút (tê tê), các loài bò sát như Rắn, Kỳ Đà...cung cấp các bộ phận cơ thể có giá trị dược liệu cao.
Cho đến nay, với trình độ phát triển của khoa học công nghệ hiện khá hiện đại, song cũng chỉ khám phá được một phần rất nhỏ những giá trị dược liệu của đa dạng sinh học.
Vai trò trong du lịch:
Hiện nay, các nước có xu hướng thương mại hóa đa dạng sinh học, để xuất khẩu tại chỗ làm tăng kim ngạch, giá trị ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Mục đích chính của hoạt động nghỉ ngơi, giải trí, du lịch là nhu cầu hưởng thụ của con người mà không làm tổn hại đến thiên nhiên thông qua những hoạt động như thám hiểm, chụp ảnh, quay phim, quan sát sinh cảnh…
Dựa vào các thành phần vốn có của đa dạng sinh học, hệ sinh thái, cảnh quan môi trường như các vùng biển ven bờ, nơi có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều núi đá ăn sâu ra biển, nhiều thảm cỏ biển, nhiều rạn san hô dài rộng, nhiều loài cá, bò sát, chim biển hay hệ sinh thái rừng nhiêt đới có rất nhiều loài động thực vật làm cho hoạt động du lịch siinh thái ngày càng phát triển.
Hằng năm trên thế giới có thể thu lợi nhuận từ du lịch sinh thái khoảng 12 tỷ USD, một số nước thu được lợi nhuận từ hoạt động này rất lớn như:Nhât Bản, hằng năm có khoảng 50 triệu người tham gia vào hoạt động an dưỡng, nghỉ ngơi, quan sát thiên nhiên, da dạng sinh học và chi phí khoảng 4 tỷ USD, tại các khu bảo tồn lớn hay những nơi có cảnh đẹp lớn như vườn quốc gia Yellow Stone, lợi nhuận thu được từ các hoạt động tham quan, giải trí có thể so sánh với lợi nhuận của các ngành công nghiệp lớn của khu vực. Người ta tính rằng mỗi con sư tử ở vườn quốc gia Amboseli của Kenya có thể mang lại 27000 USD/năm từ khách du lịch, mỗi đàn cá voi mang lại 610.000 USD/năm (Western và Henry, 1979)
Du lịch sinh thái có thể là một trong những biện pháp hiệu quả đối với việc bảo vệ đa dạng sinh thái, nhất là khi hoạt động này đưuọc thực hiện một cách khoa học phối hợp chặt chẽ với việc bảo tồn tổng hợp. Tuy nhiên, cũng cần tránh việc xây dựng cơ sỏ hạ tầng quá hiện đại và ít quan tâm đến tổ chức cho du khách quan sát những vấn đề về cảnh quan, môi trường và đa dạng sinh học.
Nguồn cung cấp nhiều loài sinh vật cảnh:
Đa dạng sinh học là nguồn cung cấp nhiều loài sinh vật cảnh để phục vụ giải trí, thương mại hay mua bán tự nhiên. 
Trên thế giới có khoảng 5000 loài phong lan làm cảnh và tổng giá trị xuất khẩu trên thế giới về hoa cúc, hoa hồng, hoa LiLi… khoảng 2,49 tỷ USD năm 1985. Có khoảng 14 triệu cây xương rồng được ghi nhận trao đổi trên thị trường. Ngoài ra một số loài động vật cũng được nuôi làm cảnh như chim cảnh, cá cảnh…
 Giá trị về giáo dục và khoa học
Đa dạng sinh học đóng góp vào tri thức con người thông qua những sinh vật chỉ thị môi trường. Những loài nhạy cảm đặc biệt với các chất độc hại có thể trở thành hệ thống báo động sớm cho việc quan trắc hiện tượng môi trường (Phạm Bình Quyền, 1999). Một số loài đã và sẽ được dùng như những công cụ thay thế máy móc quan trắc đắt tiền, chẳng hạn: địa y sống trên đá báo hiệu cho việc ô nhiểm môi trường khí và nhiệt độ hạ thấp, hải âu, nhạn biển và một số loài sứa sẽ có mối liên quan

File đính kèm:

  • docxchung minh gia tri cua da dang sinh hoc.docx