Chuẩn kiến thức kỹ năng Văn 8
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên trong một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu đoạn trích tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một sự việc trong cuộc sống của bản thân.
hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Chu Trinh. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX. - Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàn của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. - Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản thơ yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. - Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ. - Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ. ------------------------ ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hệ thống hoá kiến thức về dấu câu đã học. - Nhận ra và biết cách sửa lỗi thường gặp về dấu câu. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp. - Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản. - Nhận biết và sửa chữa các lỗi về dấu câu. ------------------------ THUYẾT MINH VỀ MỘT THỂ LOẠI VĂN HỌC I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được các kĩ năng và vận dụng để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sự đa dạng của đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Việc vận dụng kết quả quan sát, tìm hiểu về một số tác phẩm cùng thể loại để làm bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. 2. Kỹ năng: - Quan sát đặc điểm hình thức của một thể loại văn học. - Tìm ý, lập dàn ý cho bài văn thuyết minh về một thể loại văn học. - Hiểu và cảm thụ được giá trị nghệ thuật của thể loại văn học đó. - Tạo lập được một văn bản thuyết minh về một thể loại văn học có độ dài 300 chữ. ------------------------ MUỐN LÀM THẰNG CUỘI Tản Đà I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Cảm nhận được tâm sự và khát vọng của hồn thơ lãng mạn Tản Đà. - Thấy được tính chất mới mẻ trong một sáng tác viết theo thể thơ truyền thống của Tản Đà II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Tâm sự buồn chán thực tại; ước muốn thoát li rất “ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà. - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thằng cuối. 2. Kỹ năng: - Phân tích tác để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà. - Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống. ------------------------ ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hệ thống hoá kiến thức Tiếng Việt đã học ở học kì I. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Vận dụng thuận thục kiến thức Tiếng Việt đã học ở kì I để hiểu nội dung, ý nghĩa văn bản hoặc tạo lập văn bản. 2. Kỹ năng: - Từ vựng: cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường ngữ, từ tượng thanh và từ tượng hình, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, các biện pháp tu từ từ vựng. ------------------------ HAI CHỮ NƯỚC NHÀ (Trích) Trần Tuấn Khải I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bổ sung kiến thức về văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. - Cảm nhận được cảm xúc trữ tình yêu nước trong đoạn thơ. - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của ngòi bút Trần Tuấn Khải. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Nỗi đau mất nước và ý chức phục thù cứu nước được thể trong đoạn thơ. - Sức hấp dẫn của đoạn thơ qua cách khai thác đề tài lịch sử, lựa chọn thể thơ để diễn tả xúc động tâm trạng của nhân vật lịch sử với giọng thơ thống thiết. 2. Kỹ năng: - Đọc – hểu một đoạn thơ khai thác đề tài lịch sử. - Cảm thụ được cảm xúc mạnh liệt thể hiện bằng thể thơ song thất lục bát. ------------------------ HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN LÀM THƠ BẢY CHỮ I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nhận dạng và bước đầu biết cách làm thơ bảy chữ II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Những yêu cầu tối thiểu khi làm thơ bảy chữ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết thơ bày chữ. - Đặt câu thơ bảy chữ với các yêu cầu đối, nhịp, vần,…. ------------------------ NHỚ RỪNG Thế Lữ I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn tiêu biểu của phong trào Thơ mới. - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật được biểu hiện trong bài thơ. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sơ giản về phong trào Thơ mới. - Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do. - Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. ------------------------ ÔNG ĐỒ Vũ Đình Liên I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới. - Thấy được một số biểu hiện của sự đổi mới về thể loại, đề tài, ngôn ngữ, bút pháp nghệ thuật lãng mạn. - Hiểu được những xúc cảm của tác giả trong bài thơ. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sự đổi thay trong đời sống xã hội và sự tiếc nuối của nhà thơ đối với những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang dần bị mai một. - Lối viết bình dị mà gợi cảm của nhà thơ trong bài thơ. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. ------------------------ CÂU NGHI VẤN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn. - Biết sử dụng câu nghi vấn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Lưu ý: học sinh đã học về câu nghi vấn ở Tiểu học. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. - Chức năng chính của câu nghi vấn. 2. Kỹ năng: - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể. - Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn. ------------------------ VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Luyện cách viết một đoạn văn trong một bài văn thuyết minh. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Kiến thức về đoạn văn, bài văn thuyết minh. - Yêu cầu viết đoạn văn thuyết minh. 2. Kỹ năng: - Xác định được chủ đề, sắp xếp và phát triển ý khi viết đoạn văn thuyết minh. - Diễn đạt rõ ràng, chính xác. - Viết một đoạn văn thuyết minh có độ dài 90 chữ. ------------------------ QUÊ HƯƠNG Tế Hanh I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mãn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của phong trào Thơ mới. - Cảm nhận được tình yêu quê hương đằm thắm và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của tác giả trong bài thơ. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và ở bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm. - Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng, tha thiết. 2. Kỹ năng: - Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn. - Đọc diễn cảm tác phẩm. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. ------------------------ KHI CON TU HÚ Tố Hữu I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ lãng mạn để bổ sung thêm kiến thức về tác giả, tác phẩm của thơ Việt Nam hiện đại. - Cảm nhận được lòng yêu sự sống, niềm khát khao tự do của người chiến sĩ cách mạng được thể hiện bằng những hình ảnh gợi cảm, lời thơ tha thiết và thể thơ lục bát quen thuộc. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Tố Hữu. - Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh (thiên nhiên, cái đẹp của cuộc đời tự do). - Niềm khát khao cuộc sống tự do, lí tưởng cách mạng của tác giả. 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm một tác phẩm thơ thể hiện tâm tư người chiến sĩ cách mạng bị giam giữ trong ngục tù. - Nhận ra và phân tích được sự nhất quán về cảm xúc giữa hai phần của bài thơ; thấy được sự vận dụng tài tình thể thơ truyền thống của tác giả ở bài thơ này. ------------------------ CÂU NGHI VẤN (Tiếp theo) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu rõ câu nghi vấn không chỉ dùng để hỏi mà còn dùng để thể hiện các ý cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc…. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức Các câu nghi vấn dùng với các chức năng khác ngoài chức năng chính. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức đã học về câu nghi vấn để đọc – hiểu và tạo lập văn bản. ------------------------ THUYẾT MINH VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP (CÁCH LÀM) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bổ sung kiến thức về văn thuyết minh. - Nắm được cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm). II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Sự đa dạng về đối tượng được giới thiệu trong văn bản thuyết minh. - Đặc điểm, cách làm bài văn thuyết minh. - Mục đích, yêu cầu, cách quan sát và cách làm bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) 2. Kỹ năng: - Quan sát đối tượng cần thuyết minh: một phương pháp (cách làm). - Tạo lập được một văn bản thuyết minh theo yêu cầu: biết viết một bài văn thuyết minh về một cách thức, phương pháp, cách làm có độ dài 300 chữ. ------------------------ TỨC CẢNH PÁC BÓ Hồ Chí Minh I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu biết đọc – hiểu một tác phẩm thơ tiêu biẻu của nhà thơ – chiến sĩ Hồ Chí Minh. - Thấy được nghệ thuật độc đáo và vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh trong bài thơ. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Một đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh: sử dụng thể loại thơ tứ tuyệt để thể hiện tinh thần hiện đại của người chiến sĩ cách mạng. - Cuộc sống vật chất và tinh thần của Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động cách mạng đầy khó khăn, gian khổ qua một bài thơ được sáng tác trong những ngày tháng cách mạng chưa thành công. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh. - Phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm. ------------------------ CÂU CẦU KHIẾN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cầu khiến. - Biết sử dụng câu cầu khiến phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. II – T
File đính kèm:
- CKTKN Van 8.doc