Chủ đề: Trường Mầm non yêu thương

I. MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

* Dinh dưỡng sức khỏe:

 - Biết tên và cách chế biến một số món ăn thông thường ở trường mầm non.

 - Biết cách sử dụng đồ dùng cá nhân như ca cốc, bát thìa, khăn.

 - Có một số thói quen tốt trong ăn uống và vệ sinh, sinh hoạt: mời trước khi ăn, ăn hết suất,không vừa ăn vừa nói: rửa tay, lau mặt, đi vệ sinh đúng nơi quy định.

 - Biết vật dụng, nơi nguy hiểm trong trường, lớp.

 - Trẻ biết không theo người lạ ra khỏi trường, lớp.

 - Trẻ biết trong mùa thu có tết trung thu, được rước đèn phá cỗ, được ăn một số loại bánh kẹo, một số hoa quả có trong tết trung thu.

 

doc87 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề: Trường Mầm non yêu thương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng động:
Cho trẻ tập thứ tự các động tác: 
- Động tác hô hấp: Thổi nơ bay.
 CB TH
- Động tác tay – vai: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, sang ngang.
 (4 lần *4 nhịp) 
 Cb, 4 1	 2 3
- Động tác bụng - lườn: Nghiêng người sang bên.
 	 (4 lần *4 nhịp)
	 Cb, 4 1 2	 3
- Động tác chân: Đứng, nhún chân, khuỵu gối.
 	 	(4lần*4 nhịp)
 Cb, 4 1, 3 2
- Động tác bật: Bật tách chân, khép chân.
 Cb Th 
3. Hồi tĩnh:
	- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng quanh sân tập.
	- Cho trẻ đi vệ sinh rồi về lớp.
HOẠT ĐỘNG GÓC.
I. MỤC DÍCH – YÊU CẦU:
- Củng cố cho trẻ biểu tượng về trường, lớp mầm non qua các góc chơi.
- Trẻ biết chơi theo nhóm và có mối quan hệ qua lại với các nhóm khác.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi một cách tuần tự, chi tiết, độc lập và một số chuẩn mực của vai chơi.
- Trẻ biết cách sử dụng đồ chơi đúng chức năng. Biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, sắp sếp gọn gàng, ngăn nắp.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây dựng trường mầm non. Biết nhận xét ý tưởng của mình khi xây dựng.
- Phát triển các quá trình nhận thức: Tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo, ngôn ngữ giao tiếp.
- Giáo dục trẻ có hành vi ứng xử văn minh, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, không tranh giành đồ chơi, không phá công trình của bạn. Biết yêu quý trường lớp, yêu quý cô giáo và các bạn, mong muốn được đến lớp hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ :
- Các góc chơi sạch sẽ, an toàn.
- Bộ đồ chơi bác sĩ, đồ dùng nấu ăn, các loại sách, khối gỗ, gạch, bộ lắp ghép.
- Giấy màu, kéo, hồ dán, bút
- Băng đĩa nhạc về trường lớp mầm non, các dụng cụ âm nhạc.
- Một số đồ chơi tự tạo như cây, rau, cây hoa
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1.Hoạt động 1: Đăng kí góc chơi:
	- Trò chuyện với trẻ về lớp mẫu giáo 4 tuổi.
	- Ai có thể giới thiệu trong lớp mình có những góc chơi nào?
	- Hôm nay góc đóng vai sẽ chơi: Lớp mẫu giáo 4 tuổi, phòng y tế, cửa hàng sách, bếp ăn của trường. Ai muốn làm cô giáo, học sinh? Ai muốn làm bác cấp dưỡng? Ai muốn làm cô bán hàng? Còn ai muốn làm bác sĩ để khám bệnh cho các cháu?
	+ Cô giáo làm gì? Các bạn học sinh làm gi?
	+ Bác sĩ làm gì?
	+ Bác cấp dưỡng làm gì?
	+ Cô bán hàng phải làm gì để có đông khách vào mua hàng?
- Góc xây dựng vẫn tiếp tục chơi xây dựng trường lớp mầm non có nhiều lớp học.
- Chơi xây dựng cần phải làm gì?
- Ai thích xem tranh, nghe kể chuyện, chơi với các con số nào? Vậy thì con chơi ở góc học tập nhé.
- Bạn nào yêu thích âm nhạc sẽ chơi ở góc nghệ thuật.
- Giáo dục: Trong khi chơi chúng mình phải như thế nào?
	+ Chơi cùng nhau, không tranh giành, quăng ném đồ chơi, lấy và cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp,đúng nơi quy định.
	- Trẻ lấy ảnh xếp hàng làm đoàn tàu về góc chơi.
2. Hoạt động 2: Trải nghiệm thực tiễn:
	- Trẻ chơi dưới sự định hướng của giáo viên.
	- Cô bao quát chung và khuyến khích trẻ liên kết giữa các góc chơi với nhau.
	- Nếu trẻ không thực hiện được thì cô nhận vai chơi để trẻ bắt trước.
* Góc phân vai:
	- Hôm nay ai đóng vai bác cấp dưỡng?
	- Ai là người phụ bếp?
	- Bác cấp dưỡng dự định nấu món gì cho các cháu ăn?
	- Cửa hàng của cô có bán những gì vây?
	- Ai là chủ cửa hàng? Ai là nhân viên bán hàng?
	- Tôi bị đau bụng quá! Xin hỏi ở đây ai là bác sĩ vậy? Bác sĩ khám cho tôi xem tôi bị làm sao mà đau thế này?
3. Hoạt động 3: Đánh giá buổi chơi:
	- Cô nhận xét ngay trong quá trình trẻ chơi. Nhận xét xem trẻ chơi có đúng chủ đề hay không? Trẻ thực hiện được những kỹ năng gì? Biết lựa chọn sử dụng các vật liệu gì trong quá trình chơi.
	- Nêu gương những trẻ chơi tốt, cuối cùng tập trung ở góc xây dựng hoặc tạo hình để tham quan và nêu lên ý kiến nhận xét của trẻ.
* Kết thúc: Cô hỏi ý tưởng chơi lần sau của trẻ. Bật nhạc cho trẻ cất đồ chơi.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC.
Thứ hai ngày 17 tháng 09 năm 2012.
Chủ đề nhánh: Lớp học của bé.
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
Tên bài: “Lớp mẫu giáo 4 tuổi của bé”
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi của cô và của các bạn trong lớp.
- Biết các công việc của cô giáo trên lớp.
- Biết các hoạt động của mình khi đến lớp: Thể dục sáng, học tập, chơi, ăn, ngủ..
- Biết tên gọi, đặc điểm các khu vực trong lớp: các góc chơi, các giá đồ chơi
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng ghi nhớ khái quát ; Trả lời đủ câu, mạnh dạn khi trả lời.
	- Trẻ biết cách ghép đôi để chơi trò chơi” Tìm bạn thân”.	
3. Thái độ:	
- Biết yêu trường lớp, yêu bạn bè và cô giáo. Chơi đoàn kết với bạn, Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi .
 II. CHUẨN BỊ:
	- Địa điểm: lớp học sạch sẽ, thoáng mát.
	- Bài hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”.
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:
	- Cô và trẻ hát bài ”Trường chúng cháu là trường mầm non” của nhạc sĩ Phạm Tuyên.
	- Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát để dẫn dắt vào nội dung hoạt động:
	+ Chúng mình vừa hát bài gì? Bài hát nói lên điều gì? Tại sao cháu lại thích đến trường?
2. Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm:
- Các con đang học ở đâu?
- Lớp của chúng mình là lớp nào?
- Cô giáo của chúng mình là những cô nào?
- Thế ngoài cô giáo ra còn có ai ở trong lớp nhỉ ?
- Thế hằng ngày cô giáo đến lớp để làm gì?
- Thế còn các con đến lớp để làm gì?
- Hỏi trẻ tên của các khu vực trong lớp: khu học tập- vui chơi, các góc chơi, giá đồ chơi..
- Thế lớp mình còn có rất nhiều đồ dùng đồ chơi các con có biết đó là những đồ dùng đồ chơi ở góc nào?
- Để đồ dùng đồ chơi và lớp luôn sạch đẹp các con cần làm gì?
=>Giáo dục trẻ: Yêu quý kính trọng cô giáo, chơi đoàn kết với bạn bè.
* Trò chơi” Đôi bàn tay”:
	- Cô nêu luật chơi, cách chơi.
	- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
3. Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động:
	- Cho trẻ về góc tạo hình để vẽ, tô tranh trường mầm non.
	- Chuyển hoạt động.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
	- Quan s¸t bầu trời.
 - TC: K éo co.
	- Ch¬i tù do.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
	- Thay đổi trạng thái hoạt động của trẻ, tạo điều kiện để trẻ được thỏa mãn nhu cầu vận động vui chơi, hít thở không khí trong lành, góp phần phát triển và rèn luyện thể lực cho trẻ.
	- Trẻ quan sát bầu trời, biết được thời tiết của mùa thu có nắng vàng, bầu trời trong xanh, mát mẻ.
	- Trẻ biết ăn mặc hợp thời tiết, đúng theo mùa.
	- Rèn các kĩ năng quan sát, ghi nhớ.
	- Giáo dục trẻ giữ gìn, bảo vệ môi trường trong sạch để bầu trời, không khí trong lành.
II.CHUẨN BỊ :
	- Địa điểm: Sân trường đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ.
	- Đồ dùng: Xắc xô, máy bay giấy, bóng, phấn. một sợi dây thừng dài 6m, cô vẽ một vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội
	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, phù hợp thời tiết.
III. TIẾN HÀNH:
1. Quan sát bầu trời:
- Cho trẻ xếp thành hai hàng ra sân, vừa đi vừa hát bài” Em yêu trường em”.
- Cô cho trẻ quan sát bầu trời, thời tiết mùa thu. Cho trẻ nhận xét bầu trời có mây, mặt trời, có nắng vàng rực rỡ, có gió nhẹ đung đưa cành lá
- Đàm thoại với trẻ:
+ Các con đang quan sát gì?
+ Bầu trời như thế nào?
+ Bầu trời có những gì?
+ Mây màu gì?
+ Những tia nắng vàng từ đâu ra?
+ Nắng có tác dụng gì?
+Vì sao cành lá đung đưa?
+ Gió có tác dụng gì?
+ Nắng mùa thu như thế nào?
+ Chúng ta phải mặc quần áo như thế nào cho phù hợp với thời tiết mùa thu? 
- Giáo dục: Để có không khí trong lành, mát mẻ, bầu trời trong xanh thì chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ môi trường bằng cách giữ môi trường sạch sẽ, không vứt rác bừa bãiVào mùa thu trời mát mẻ hơn nên chúng ta cũng mặc những bộ quần áo cộc tay, mặc váycho mát.
2.Trò chơi vận động: “ Kéo co”
	- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
	- Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần.
	- Cô nhận xét, tuyên dương đội chơi tốt, khuyến khích động viên những trẻ chưa biết cách chơi để lần sau trẻ chơi tốt hơn.
- Cô hỏi lại tên trò chơi (hỏi tập thể, cá nhân trẻ).
3. Chơi tự do:
	- Cho trẻ chơi với đồ chơi cô chuẩn bị sẵn hoặc đồ chơi ngoài trời.
	- Cô quan sát để đảm bảo an toàn cho trẻ.
	- Hết giờ chơi cô tập trung trẻ nhận xét chung về hoạt động.
	- Nhắc trẻ đi vệ sinh, rửa tay trước khi vào lớp.
C. NHẬT KÝ HÀNG NGÀY:
Thứ ba ngày 18 tháng 09 năm 2012.
A. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ.
Dạy hát: “Ngày vui của bé”.
Nghe hát: ” Đi học”.
Trò chơi âm nhạc: “Xem tranh bé hát”
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
	- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
	- Trẻ hiểu nội dung bài hát.
	- Trẻ thuộc bài hát, hát rõ lời bài “Ngày vui của bé”.
2. Kĩ năng:
	- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát “Ngày vui của bé” ;Chú ý lắng nghe cô hát, cảm nhận được giai điệu bài hát “Đi học”.
	- Trẻ biết chơi trò chơi “Xem tranh bé hát” 
3. Thái độ:
- Trẻ thích đi học và có ý thức tham gia các hoạt động. Biết vui chơi đoàn kết, giúp đỡ nhau.
 II. CHUẨN BỊ :
	Đĩa nhạc, đầu đĩa, xắc xô, dụng cụ âm nhạc.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:
- Trò chuyện với trẻ:
- Hôm nay ai đưa con đi học?
- Khi tới lớp con thấy như thế nào?
- Con có thích đi học không? Vì sao?
2.Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm:
a. Dạy hát ”Ngày vui của bé”.
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát mẫu 2 lần.
+ Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm.
Cô hỏi trẻ: Cô vừa hát bài gì? Bài hát do ai sáng tác? Bài hát nói lên điều gì?
Cô giải thích nội dung: Bài hát nói về ngày vui, ngày hội của các bạn nhỏ, đó là ngày khai giảng các bạn được múa hát ,vui chơi thoải mái bên cô giáo và các bạn của mình.
 + Lần 2: Cô hát kết hợp làm điệu bộ minh họa.
- Cả lớp hát cùng cô 2 – 3 lần.
- Từng tổ hát luân phiên.
- Nhóm hát.
- Cá nhân trẻ hát.
Sau mỗi lần trẻ hát, cô nhận xét, sửa sai cho trẻ (nếu có).
- Cả lớp hát lại một lần. Cô hỏi tên bài hát, tên tác giả.
b. Nghe hát: “ Đi học”.
	- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tácgiả
	- Cô hát lần 1:
Hỏi trẻ tên bài hát là gì? Do ai sáng tác? Bài hát nói về ai? Giai điệu bài hát như thế nào?
- Cô giới thiệu nội dung bài hát.
	- Cô hát lần 2: Kết hợp với múa minh họa, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo nhạc.
c.Trò chơi “Xem tranh bé hát”.
- Cách chơi: Mỗi tổ chọn một bức tranh, cả tổ quan sát và chọn một bài hát phù hợp với nội dung bức tranh để biểu diễn. Tổ nào không hát được hoặc hát không phù hợ

File đính kèm:

  • docchu_de_truong_mam_non_yeu_thuong.doc
Giáo án liên quan