Chủ đề: Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân

CHỦ ĐỀ:

BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN

QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC

Bước 1 . Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được theo chủ đề MT và TNTN

a. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật, VPPL hình sự.

- Nêu được hành vi VPPL hình sự.

- Nêu được ý nghĩa của việc đặt ra TNPL .

- Nêu được vai trò của MT và TNTN đối với cuộc sống con người.

b. Kỹ năng:

- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính.

- Biết thực hiện tốt kỉ luật trường lớp.

c .Thái độ:

- Nhận thức được hành vi VPPL và có ứng xử đúng đắn.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chủ đề: Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM THCS HÙNG VƯƠNG
CHỦ ĐỀ:
BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN
QUY TRÌNH BIÊN SOẠN CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC
Bước 1 . Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ đạt được theo chủ đề MT và TNTN
a. Kiến thức:
- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật, VPPL hình sự.
- Nêu được hành vi VPPL hình sự.
- Nêu được ý nghĩa của việc đặt ra TNPL .
- Nêu được vai trò của MT và TNTN đối với cuộc sống con người.
b. Kỹ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, hành chính.
- Biết thực hiện tốt kỉ luật trường lớp.
c .Thái độ:
- Nhận thức được hành vi VPPL và có ứng xử đúng đắn.
Bước 2 . Những năng lực có thể đánh giá và hướng tới trong quá trình kiểm tra.
- NL giải quyết vấn đề.
- NL hợp tác 
- NL nhận thức
- NL điều chỉnh hành vi phù hợp pháp luật
- NL nhận biết được hành vi sai trái và có ứng xử đúng đắn, không VPPL
Bước 3 . Bảng mô tả các mức độ cần đạt cho chủ đề: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
Nội dung
(chuẩn KT, KN,TĐ)
Nhận biết
( mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
( mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
( mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
( mô tả yêu cầu cần đạt)
Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật.
HS trình bày được khái niệm về VPPL 
Xác định được hành vi VPPL phải chịu TNPL
Lựa chọn được hành vi phải chịu TNPL
Nhận thức được hành vi VPPL và có ứng xử đúng đắn
Xác định được loại VPPL
Lựa chọn được loại VPPL
Liên hệ trong học tập về VPKL
Xác định được phương án đúng và sai về hành vi VPPL
Chọn được phương án đúng, sai chính xác
Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật hình sự. Ví dụ về hành vi VPPL HS
HS trình bày được khái niệm về VPPL HS. Nêu được hành vi cụ thể về VPPL HS
Nêu được mục đích của việc áp dụng TNPL
HS nêu được ý nghĩa của việc áp dụng TNPL
Bước 4.
 Biên soạn hệ thống câu hỏi/ bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô tả
Câu 1: Hãy điền các từ còn lại để hoàn thành khái niệm sau: (1 đ)
	Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người cóthực hiện, xâm hại  được pháp luật bảo vệ.
Câu 2: Người nào trong trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình?
 ( khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất) (0,5 đ)
A.Một người đang đi xe máy trên đường bất ngờ có một em bé chạy ngang qua, người chạy xe máy thắng gấp làm nhiều người phía sau bị ngã.
B.Một người láy xe uống rượu say, không làm chủ được tay lái, đã đâm xe vào người đi đường.
C.Một bệnh nhân tâm thần, khi lên cơn đã đập phá tài sản của người khác.
D.Một em bé lên 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp của người hang xóm.
Câu 3: Theo em, tình huống: “Ông An đi xe gắn máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe” sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lí loại nào?
( khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất) (0,5 đ)
Hình sự.
Hành chính.
Dân sự.
Kỉ luật.
Câu 4: Hãy chọn phương án đúng hoặc sai bằng cách đánh dấu X vào cột tương ứng: (1đ) 
Số tt
Biện pháp
Sự lựa chọn
Đúng
Sai
1
Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm pháp lí với bất cứ loại vi phạm pháp luật nào.
2
Người chưa đủ 6 tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự.
3
Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
4
Người mắc bệnh tâm thần không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Câu 5: (2đ) 
Thế nào là vi phạm pháp luật hình sự? Nêu 2 ví dụ về hành vi vi phạm hình sự mà em biết.
Câu 6: (2đ)
	Hãy cho biết, những qui định áp dụng trách nhiệm pháp lí nhằm mục đích gì?
Câu 7: (1đ)
	Theo em, việc học sinh xem tài liệu trong giờ kiểm tra là hành vi vi phạm loại nào? Hành đó sẽ bị xử lí như thế nào?
Câu 8: (2đ) 
	Do muốn có tiền tiêu xài, Nam – học sinh lớp 9 (14 tuổi), đã nhận lời chuyển một gói hang lớn để lấy tiền. Trên đường đi đưa hang Nam bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hang có ma túy. Các chú công an đã giữ Nam lại.
Hỏi: 1. Theo em, trong các ý kiến sau đây, ý kiến nào là đúng? 	Vì sao?
	 2. Trong trường hợp em là Nam thì em sẽ làm gì?	
Bước 5: Kiểm tra lại hệ thống câu hỏi, bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô tả
Bước 6 : Chỉnh sữa và hoàn thiện hệ thống câu hỏi / bài tập
Bước 7: Xác định một số phương pháp và hình thức dạy học
- Phương pháp động não
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp liên hệ và tự liên hệ
- Phương pháp hoạt động nhóm,..

File đính kèm:

  • docVPPL-TNPL_L9 ( HUNG VUONG).doc