Chủ đề 1: Các dạng bài tập hóa THCs

 Dạng bài này yêu cầu người học sinh phải nắm rõ tính chất của các kim loại và có kĩ năng thành thạo trong việc nhận biết hiện tượng của phản ứng hóa học từ đó giải thích và viết PTHH.

Ví dụ : Hòa tan Fe bằng HCl và sục khí Cl2 đi qua hoặc cho KOH vào dung dịch và để lâu ngoài không khí. Giải thích hiện tượng và viết PTHH.

Hướng dẫn giải

Khi cho Fe tác dụng với HCl thấy có khí thoát ra :

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3 dung dịch chuyển màu vàng.

FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl có kết tủa trắng xanh.

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3 kết tủa chuyển màu nâu đỏ.

 Bài tập vận dụng

Bài 1. Dung dịch M có chứa CuSO4 và FeSO4

a. Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng có dung dịch N chứa 3 muối tan.

b. Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng có dung dịch N chứa 2 muối tan.

c. Cho Al vào dung dịch M, sau phản ứng có dung dịch N chứa 1 muối tan.

Giải thích mỗi trường hợp bằng phương trình phản ứng.

 

doc29 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chủ đề 1: Các dạng bài tập hóa THCs, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình hóa học. Dưới mỗi phương trình hóa học đặt ẩn số theo số mol chất, sau đó quy số mol ra khối lượng (theo ẩn số trên)
Nếu khối lượng thanh kim loại tăng. Lập phương trình đại số
 m kim loại giải phóng – m kim loại tan = m kim loại tăng
Nếu khối lượng thanh kim loại giảm: 
m kim loại tan – m kim loại giải phóng = m kim loại giảm 
- Khi cho thanh kim loại vào dung dịch muối, sau khi lấy miếng kim loại ra thì thấy khối lượng dung dịch giảm. Ta lập luận như sau: 
 ∑ m các chất tham gia = ∑ m chất tạo thành 
 m thanh kim loạAi + m dd = m' thanh kim loại + m'' dd 
Theo định luật bảo toànkhối lượng, nếu sau phản ứng khối lượng dung dịch nhẹ đi bao nhiêu có nghĩa là khối lượng dung dịch nhẹ đi bao nhiêu có nghĩa là khối lượng thanh kim loại tăng lên bấy nhiêu. 
 Phương pháp 3. Áp dụng phương pháp tăng giảm khối lượng.
 - Nguyên tắc: So sánh khối lượng của chất cần xác định với chất mà giả thiết cho biết lượng của nó, để từ khối lượng tăng (hay giảm) này, kết hợp với quan hệ tỉ lệ mol giữa hai chất này trong phản ứng mà giải quyết yêu cầu đặt ra.
 Theo trình tự các bước sau: 
Xác định mối liên hệ tỉ lệ mol giữa chất đã biết (chất A) với chất cần xác định (chất B) (có thể không cần thiết phải viết phương trình phản ứng, chỉ lập sơ đồ phản ứng giữa hai chất này nhưng phải dựa vào định luật bảo toàn nguyên tố để xác định tỉ lệ mol giữa chúng).
Xét xem khi chuyển từ chất A thành B (hay ngược lại) thì khối lượng tăng lên hay giảm xuống bao nhiêu gam theo tỉ lệ phản ứng và theo đề cho.
Sau đó dựa vào quy tắc tam suất, lập phương trình toán học để giải.
 Phương pháp 4. Áp dụng phương pháp tăng giảm thể tích. 
 - Nguyên tắc: So sánh thể tích (hoặc số mol) của chất cần xác định với chất mà giả thiết cho biết lượng của nó, để từ thể tích (hoặc số mol) tăng (hay giảm) này, kết hợp với quan hệ tỉ lệ mol giữa 2 chất này trong phản ứng mà giải quyết yêu cầu đặt ra.
 Theo trình tự các bước tương tự phương pháp 3.
 Phương pháp 5. Áp dụng phương pháp chuyển bài toán hỗn hợp thành một chất tương đương (hay phương pháp sử dụng đại lượng trung bình). 
 - Nguyên tắc: khi trong bài toán xảy ra nhiều phản ứng nhưng các phản ứng cùng loại và cùng hiệu suất phản ứng thì ta thay hỗn hợp nhiều chất thành một chất tương đương. Lúc đó: lượng (số mol, khối lượng hay thể tích) của chất tương đương bằng của hỗn hợp.
 Phương pháp 6. Phương pháp áp dụng sơ đồ đường chéo.
Khi pha trộn 2 dung cùng loại nồng độ, cùng loại chất tan thì có thể dùng phương pháp đường chéo: 
Trộn m1 gam dung dịch có nồng độ C1% với m2 gam dung dịch có nồng độ C2% thì thu được dung dịch mới có nồng độ C%: 
m1 gam dd C1 │C2 - C│
	 m1 │C2 - C│
 C => — = 
 m 2 │ C1 - C│
m2 gam dd C2 │C1 – C│
Trộn V1 ml dung dịch có nồng độ C1 mol với V2 ml dung dịch có nồng độ C2 mol thì thu được dung dịch mới có nồng độ C mol và giả sử có thể tích V1 + V2 ml: 
V1 gam dd C1 │ C2 - C│
	 V1 │C2 - C│
 C => — = 
 V2 │C1 - C│
V2 gam dd C2 │C1 – C │
Sơ đồ đường chéo còn có thể áp dụng trong việc tính khối lượng riêng D
V1 lít dd D1 │D2 - D│
 V1 │D2 - D│
 D => — = 
	 V2 │ D1 - D│
V2 lít dd D2 │D1 - D│
(Với giả thiết V = V1 + V2) 
II. Một số dạng bài tập nâng cao
 Dạng 1. Bài toán xác định tên kim loại và hợp chất của chúng
Ví dụ 1: Hòa tan hỗn hợp X gồm 11,2 gam kim loại M và 69,6 gam oxit MxOy của kim loại đó trong 2 lít dung dịch HCl, thu được dung dịch A và 4,48 lít khí H2 (đktc). Nếu cũng hòa tan hỗn hợp X đó trong 2 lít dung dịch HNO3 thì thu được dung địch B và 6,72 lít khí NO (đktc). 
a. Tìm kim loại M.
b. Tìm công thức oxit của kim loại đó. 
Hướng dẫn giải
 a. Ta có PTPƯ sau: M + nHCl → MCln + n/2H2 
 amol na/2 mol 
 MxOy + 2yHCl → xMCl2y + yH2O 
Số mol H2 = 0,2 mol => na/2 = 0,2 => na = 0,4 => a = 0,4/n (với a là số mol của kim loại M cần tìm). Ta có 0,4/n. M = 11,2 => M = 28n
Biện luận để tìm M
n
1
2
3
M
28 (loại)
56 (nhận)
84 (loại)
Với M = 56 thỏa mãn, vậy kim loại cần tìm là Fe ; nFe = 0,2 mol 
 b. Gọi công thức oxit MxOy là FexOy 
Ta có số mol của khí NO là: nNO = 0,3 (mol)
 Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O (1)
 0,2mol 0,2mol 
 Số mol NO ở phản ứng (2) là: nNO = 0,3 – 0,2 = 0,1 (mol) 
 3FexOy + (12x-2y)HNO3 → 3xFe(NO3)3 + (3x-2y)NO + (6x-y)H2O (2)
 3mol (3x-2y)mol 
 69,6 0,1mol
56x + 16y 
Ta có : 69,6/(56x+16y) = (3x-2y)/0,1 => 64x = 48y => x = 3 ; y = 4 
Vậy công thức oxit FexOy cần tìm là Fe3O4 
Ví dụ 2: Khử hoàn toàn 4,06 gam 1 oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại. Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dd Ca(OH)2 dư, thấy tạo thành 7 gam kết tủa. Nếu lấy lượng kim loại tạo thành (m gam) hòa tan hết vào dd HCl dư thì thu được 1,176 lít H2 (đktc). Tìm công thức của oxit kim loại và khối lượng của kim loại.
Hướng dẫn giải
Theo đề bài ta có sơ đồ sau : 
 Khử Ca(OH)2
 CO 	 CO2 	 CaCO3↓ 
 Oxit KL
 7
Theo sơ đồ trên => nCO = nCO2 = nCaCO3 = — = 0,07 (mol)
 100
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: moxit + mCO = mKL + mCO2 
mKL = moxit + mCO - mCO2 
= 4,06 + (0,07. 28) – (0,07. 44) = 2,94 (gam)
Gọi tên kim loại trên là M, hóa trị là a, ta có: 
 M + aHCl → MCla + a/2 H2↑ 
 1,176
 nH2 = 	 = 0,0525 (mol)
 22,4 
 0,0525 0,105
 nM = 	 =	 (mol)
 a/2 a 
 2,94
 = > MM = 	 = 28a
 0,105/a
 Biện luận: 
a
1
2
3
M
 28 (loại)
 56 (nhận)
84 (loại)
Vậy nghiệm phù hợp là: a = 2 => M = 56 (Fe) 
 0,105 
 nFe = = 0,0525 (mol)
 2
Khối lượng của kim loại sắt là : mFe = 0,0525. 56 = 2,94 (gam)
Đặt công thức của oxit sắt cần tìm là FexOy ta có PT : 
 FexOy + CO → xFe + yCO2 
Ta có tỉ lệ sau : 
 nFe x 0,0525 3
 — = — = 	 = — => x = 3, y = 4
 nCO2 y 0,07 4
Vậy công thức của oxit cần tìm là Fe3O4.
Bài tập vận dụng 
Bài 1. Khử m gam 1 oxit sắt chưa biết bằng CO nóng, dư đến hoàn toàn thu được Fe và khí A. Hòa tan hết lượng Fe trên bằng HCl dư thoát ra 1,68 lít H2 (đktc). Hấp thụ toàn bộ khí A bằng Ca(OH)2 dư thu được 10 gam kết tủa. Tìm công thức oxit.
Đáp số : Fe3O4
Bài 2. Đem khử hoàn toàn 4 gam hỗn hợp CuO và oxit sắt FexOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao, sau khi phản ứng thu được 2,88 gam chất rắn, đem hòa tan chất rắn này vào 400 ml dung dịch HCl (vừa đủ) thì có 0,896 lít khí bay ra (ở đktc). 
Tính khối lượng hỗn hợp ban đầu. 
Xác định công thức phân tử của oxit sắt. 
Đáp số : a. mCuO = 0,8 gam, mFexOy = 3,2 gam. 
 b. Fe2O3
 Dạng 2. Bài toán hỗn hợp
Ví dụ 1: Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 0,04 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 đốt nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được B gồm 4 chất nặng 4,784 gam. Khi đi ra khỏi ống sứ cho hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 9,602 gam kết tủa. Mặt khác hòa tan chất rắn B bằng dd HCl dư thấy thoát ra 0,6272 lít khí H2 (đktc).
 a. Tính % khối lượng oxit trong hỗn hợp A
 b. Tính % khối lượng các chất trong B, biết trong B 
 có nFe3O4 = 1/3 ∑ nFeO và nFe2O3 
Hướng dẫn: Áp dụng bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố
Hướng dẫn giải
a. Ta có 0,04 mol hh A (FeO và Fe2O3) + CO → 4,784 hh B + CO2
 CO2 + Ba(OH)2 dư → BaCO3↓ + H2O
 0,046 mol 0,046 mol 
nCO2 = nBaCO3 = 0,046 mol và nCOpư = nCO2 = 0,046 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có: 
mA + mCO = mCO2 + mB 
 => mA = 4,784 + 0,046.44 – 0,046.28 = 5,52 (gam)
Đặt nFeO = x mol, nFe2O3 = y mol trong hỗn hợp B, ta có : 
 x + y = 0,04 x = 0,01 mol
 72x + 160y = 5,52 → y = 0,03 mol 
 0,01.72
 => %mFeO = x 100% = 13,04%
 5,52
%mFe2O3 = 100 – 13,04 = 86,96%
 b. Ta có : nH2 = 0,028 mol 
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
Theo phương trình ta có : nFe = nH2 = 0,028 mol
theo câu a, có 0,01 mol FeO, 0,03 mol Fe2O3 => tổng số mol sắt ban đầu bằng 0,07 mol.
Hỗn hợp B gồm: 0,028 mol Fe, a mol FeO, b mol Fe2O3, c mol Fe3O4 
Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố sắt ta có: 
 a + 2b + 3c = 0,07 – 0,028 = 0,042 (1)
Lại có: a/3 + b/3 – c = 0 (2) 
 72a + 160b + 232c = 4,784 – (0,028. 56) = 3,216 (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có hệ PT: a + 2b + 3c = 0,042
 a/3 + b/3 – c = 0
 72a + 160b + 232c = 3,216
Giải hệ ta được nghiệm : a = 0,012; b = 6.10-3 ; c = 6.10-3 
Ta có phần trăm khối lượng các chất trong B như sau :
%mFeO = 18,1% ; %mFe2O3 = 20% ; %mFe3O4 = 29,1%
%mFe = 100 – (18,1 + 20 + 29,1) = 32,8%
Ví dụ 2: Hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu nặng 17,4 gam. Nếu hòa tan hỗn hợp bằng axit H2SO4 loãng dư thì thoát ra 8,96 dm3 H2 (ở đktc). Còn nếu hòa tan hỗn hợp bằng axit đặc nóng, dư thì thoát ra 12,32 dm3 SO2 (ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu. 
Hướng dẫn giải
Cu không tan trong H2SO4 loãng, chỉ có Fe và Al tan được trong axit loãng
 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑ 
 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
H2SO4 đặc nóng hòa tan cả 3 kim loại: 
 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
 2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O
 Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
Số mol H2 = 0,4; số mol SO2 = 0,55 
 Gọi số mol của Fe, Al, Cu lần lượt là x, y, z ta có :
	 56x + 27y + 64z = 17,4
Hệ 3 phương trình : x + 1,5y = 0,4
	 1,5x + 1,5y + z = 0,55
 Giải hệ phương trình đã cho ta được nghiệm là : x = 0,1 ; y = 0,2 ; z = 0,1 
 Khối lượng của sắt ban đầu là : mFe = 0,1. 56 = 5,6 (gam)
 Khối lượng của nhôm ban đầu là : mAl = 0,2. 27 = 5,4 (gam)
 Khối lượng của đồng ban đầu là : mCu = 0,1. 64 = 6,4 (gam)
Bài tập vận dụng
Bài 1. Hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu. Hòa tan a gam hỗn hợp bằng axit H2SO4 đặc, nóng vừa đủ thì thoát ra 15,68 dm3 SO2 (đktc) và nhận được dung dịch X. Chia đôi X, một nửa đem cô cạn nhận được 45,1 gam muối khan, còn một nửa thêm NaOH dư rồi lọc kết tủa nung trong không khí đến lượng không đổi cân nặng 12 gam. Tìm a và khối lượng mỗi kim loại. 
Đáp số : a = 23 gam ; mFe = 11,2 gam, mAl = 5,4 gam, mCu
Bài 2. Ống chứa 4,72 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 được đốt nóng rồi cho dòng H2 đi qua đến dư. Sau phản ứng trong ống còn lại 3,92 gam Fe. Nếu cho 4,72 gam hỗn hợp đầu vào dung dịch CuSO4 lắc kĩ và để phản ứng hoàn toàn, lọc lấy chất rắn, làm khô cân nặng 4,96 gam. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hơp. 
Đáp số : mFe = 1,68 gam ; mFeO = 1,44 gam ; mFe2O3 = 1,6 gam. 
 Dạng 3. Bài toán tăng giảm khối lượng
Cơ sở lý thu

File đính kèm:

  • docCHU DE 1 Cac dang BT Hoa THCS.doc