Bài giảng Tiết 49: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Kiến thức:

- Nắm được tính chất vật lý, ttrạng thái thiên nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên.

- Biết crackinh là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.

- Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 49: Dầu mỏ và khí thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
Nắm được tính chất vật lý, ttrạng thái thiên nhiên, thành phần, cách khai thác, chế biến và ứng dụng của dầu mỏ, khí thiên nhiên.
Biết crackinh là một phương pháp quan trọng để chế biến dầu mỏ.
Nắm được đặc điểm cơ bản của dầu mỏ Việt Nam, vị trí một số mỏ dầu, mỏ khí và tình hình khai thác dầu khí ở nước ta.
2. Kĩ năng: Bieát caùch baûo quaûn vaø phoøng traùnh chaùy noå, oâ nhieãm moâi tröôøng khi söû duïng daàu khí.
B. CHUẨN BỊ
- Sơ đồ chưng cất dầu mỏ, và cách khai thác.
- Mẫu vật: các hộp mẫu dầu mỏ.
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1.Tổ chức lớp học: 
2. Kiểm tra bài cũ	(Kiểm tra viết 15 phút)	
Câu 1: Viết CTCT của các chất sau: (6 điểm)
a) C3H6	b) C3H8	c) C2H6O
Câu 2: Một phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. khi đốt cháy 3 gam chất A thu được 5,4 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol của A là 30 gam. (4 điểm)
3.Tiến trình bài giảng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Chúng ta đã biết không có một ngành nào. một lĩnh vực nào từ công việc gần gũi nhất như nấu ăn hàng ngày bằng bếp ga... đến các phương tiện giao thông như xe máy, ôtô, tàu hoả..., các nhà máy sản xuất, trong nông nghiệp, trong công nghiệp.... không sử dụng sản phẩm của dầu mỏ, khí thiên nhiên. Vậy khí thiên nhiên có tính chất vật lí, thành phần và trạng thái tự nhiên nào và cách tách ra những sản phẩm của chúng và ứng dụng như thế nào ? bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về dầu mỏ.
- GV cho HS quan sát các mẫu vật của dầu mỏ --> Yêu cầu đại diện nêu tính chất vật lí. 
- HS nhận xét:
Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
I. Dầu mỏ.
1. Tính chất vật lí
Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, màu đen, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
Hoạt động 3: Tìm hiểu trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ
- GV: yêu cầu HS quan sát hình 4.16 và đọc thông tin --> trả lời các câu hỏi:
+ Dầu mỏ có ở đâu ?
+ Cấu tạo của mỏ dầu ?
+ Dầu mỏ được khai thác như thế nào ?
- HS: trả lời:
+ Dầu mỏ có trong lòng đất.
+ Gồm 3 lớp: lớp khí ở trên, lớp dầu ở giữa và lớp nước mặn ở đáy.
+ Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng (giếng dầu). Ban đầu dầu tự phun lên sau đó ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
2. Trạng thái tự nhiên, thành phần của dầu mỏ.
- Dầu mỏ tập trung thành vùng lớn, ở sâu trong lòng đất, tạo thành các mỏ dầu.
- Lớp khí ở trên, gọi là khí mỏ dầu hay khí đồng hành. Thành phần chính là khí metan.
- Lớp dầu lỏng có khí hoà tan ở giữa.
- Dưới đấy mỏ dầu là một lớp nước mặn.
- Cách khai thác: Khoan những lỗ khoan xuống lớp dầu lỏng (giếng dầu). Ban đầu dầu tự phun lên sau đó ta phải bơm nước hoặc khí xuống để đẩy dầu lên.
Hoạt động 4: Tìm hiểu các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- GV: cho HS quan sát hình 46.17 và đọc thông tin --> để trả lời câu hỏi:
+ Tại sao phải chế biến dầu mỏ ?
+ Người ta chế biến dầu mỏ bằng phương pháp nào ?
+ Những sản phẩm chính khi chế biến dầu mỏ.
- GV: cho HS quan sát các mẫu vật các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- HS: Trả lời:
+ Để tạo ra các sản phẩm có giá trị trong công nghiệp.
+ Người ta dùng phương pháp crackinh để chế biến dầu mỏ:
Dầu nặng xăng + hỗn hợp khí.
+ Xăng, dầu lửa, dầu diezen, dầu mazut, nhựa đường....
3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- Xăng, dầu thắp, dầu diezen, dầu mazut, nhựa đường...
Hoạt động 5: Tìm hiểu khí thiên nhiên.
GV: Giới thiệu thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên, ứng dụng trong đời sống và cách khai thác.
- HS: nghe và ghi nhớ.
II. Khí thiên nhiên.
- Khí thiên nhiên có trong các mỏ khí nằm trong lòng đất.
- Khí thiên nhiên là nhiên liệu, nguyên liệu quan trọng trong đời sống và trong công nghiệp.
Hoạt động 6: Tìm hiểu khí thiên nhiên và dầu mỏ ở Việt Nam.
- GV: cho HS đọc SGK trang 128 và tóm tắt về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam.
- HS: đọc thông tin và tóm tắt.
III. Dầu mỏ và khí thiên nhiên ở Việt Nam (SGK).
4. Củng cố
	- GV: yêu cầu HS làm bài tập 1,2,3 trong SGK trang 129.
	5. Dặn dò:	BTVN: 4 trang 129; 

File đính kèm:

  • docTiet_49.doc