Cấu tạo nguyên tử định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn

Bài 1

a. Viết cấu hình electron của Cl (Z = 17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng trong HTTH? Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao?

 b. Biết Al có Z = 13, Fe có Z = 26. Viết cấu hình electron của Al, Fe và cho biết vị trí của chúng trong HTTH?

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cấu tạo nguyên tử định luật tuần hoàn và hệ thống tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cấu tạo nguyên tử
Định luật tuần hoàn và Hệ thống tuần hoàn 
Bài 1
a. Viết cấu hình electron của Cl (Z = 17) và Ca (Z=20). Cho biết vị trí của chúng trong HTTH? Liên kết giữa canxi và clo trong hợp chất CaCl2 thuộc loại liên kết gì? Vì sao?
 b. Biết Al có Z = 13, Fe có Z = 26. Viết cấu hình electron của Al, Fe và cho biết vị trí của chúng trong HTTH? 
Bài 2 
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số e trong các phân lớp p là 11. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện của A là 8. Xác định A, B. Gọi X là hợp chất tạo bởi A và B. Dung dịch X có tính axit, bazơ hay trung tính ? Giải thích?
Bài 3
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của hai nguyên tố A, B lần lượt là 34 và 40. Xác định khối lượng nguyên tử số hiệu nguyên tử và viết cấu hình electron của các nguyên tố đó, biết rằng số nơtron lớn hơn số proton 1 đơn vị. Nêu tính chất hóa học chủ yếu của các nguyên tố đó?
Bài 4
 Nguyên tử kim loại M có số notron nhiều hơn số proton là 1 hạt và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10.
 a. Xác định kim loại M.
b.Viết các phương trình phản ứng để điều chế M từ muối cacbonat của nó bằng hai cách.
 c. Giải thích vì sao để bảo quản kim loại M, người ta ngâm nó trong dầu hỏa.
Bài 5
 Viết cấu hình electron của các nguyên tố có số thứ tự 19 và 26 trong HTTH và các ion có thể có của 2 nguyên tố đó. Nêu tính chất hóa học đặc trưng của nó. Lấy ví dụ minh họa.
Bài 6
Nguyên tố X có số thứ tự 20.
 a. Hãy viết cấu hình e của X, cho biết vị trí của nó trong bảng HTTH.
 b. Cho biết liên kết hóa học trong hợp chất của X với clo.
Bài 7
 Hai nguyên tố X và Y ở hai PNC liên tiếp trong HTTH, có tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của 2 nguyên tố là 23. Biết nguyên tố Y thuộc nhóm V và ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố không phản ứng với nhau.
 a. Hãy viết cấu hình electron của X và Y.
 b. Từ đơn chất X và các hóa chất cần thiết, viết các phương trình phản ứng để điều chế các axit trong đó X, Y có số oxi hóa dương cao nhất.
Bài 8
Nguyên tố X, cation Y2+, anion Z2- đều có cấu hình electron là 1s22s22p6. X, Y, Z là kim loại hay phi kim? Tại sao? Viết các phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học quan trọng của Y, Z?
Bài 9 
Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong hai nguyên tử kim loại A, B là 142, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 42. Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của A là 12.
 a. Xác định hai kim loại A và B.
 b. Viết các phương trình phản ứng điều chế A từ muối cacbonat của A và điều chế B từ một oxit của B.
Bài 10 
a. Tổng số các hạt proton, notron, electron trong nguyên tử của nguyên tử A là 82. Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử A, nêu vị trí của A trong HTTH?
b. Cation M+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Hãy cho biết vị trí của M trong HTTH. Anion X- có cấu hình electron giống của M+. Xác định vị trí của X trong HTTH
Bài 11
Ba nguyên tố M, X, Y ở cùng một chu kì, có tổng số proton là 39. Số proton trong nguyên tử X bằng trung bình cộng số proton trong nguyên tử M và X. Nguyên tử của 3 nguyên tố trên hầu như không phản ứng với H2O ở nhịêt độ thường. Hãy:
Xác định vị trí, viết cấu hình electron và gọi tên M, X, Y?
So sánh độ âm điện, bán kính ngưyên tử của các nguyên tố trên
Hãy tách riêng từng oxit của chúng ra khỏi hốn hợp 3 oxit.
Bài 12 
 Hợp chất A có công thức MXx , trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng. M là kim loại, X là phi kim ở chu kỳ 3. Trong hạt nhân của M có số notron nhiều hơn số proton là 4; của X có số notron bằng số proton. Tổng số proton trong MXx là 58.
a. Xác định tên, số khối của M.
b.Viết cấu hình e của X. Nêu vị trí của nó trong bảng HTTH
Bài 13 
Cho biết số thứ tự của nguyên tố Cu là 29 và lớp ngoài cùng có 1 electron. Viết cấu hình electron của Cu, Cu+, Cu2+ và xác định vị trí của Cu trong HTTH. Các oxit của Cu có màu gì? Viết các phương trình trực tiếp tạo thành các oxit từ Cu(OH)2
Bài 14
Cation M+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6
Viết cấu hình electron và sự phân bố electron theo obital nguyên tử của nguyên tố m?
Nêu vị trí của M trong HTTH? Gọi tên M? Giải thích bản chất liên kết của M với halogen?
Nêu tính chất hoá học đặc trưng của M? Lấy 2 loại phản ứng để minh hoạ?
Từ ion M+ làm thế nào để điều chế được M?
Anion X- có cấu hình electron giống với M+. Hỏi X là nguyên tố gì? Nêu vị trí của X trong HTTH?
Bài 15 
 Có hai kim loại A và B, tổng số các loại hạt proton, nơtron, electron trong cả 2 nguyên tử A và B là 122 hạt. Nguyên tử B có số hạt nơtron nhiều hơn số hạt nơtron trong A là 16 và số proton trong A chỉ bằng nửa số proton trong B. Số khối của A3+ nhỏ hơn của B2+ là 29 đvC.
Xác định A, B. Viết cấu hình electron của A, B2+?
b. So sánh tính chất hoá học và phương pháp điều chế A, B?
Bài 16 
Cho biết Fe có Z= 26, không dùng HTTH hãy xác định vị trí của Fe. Cho biết các số oxihoá có thể có của Fe? Viết phương trình phản ứng biểu diễn mối quan hệ giữa các số oxihoá của Fe:
Bài 17 
Hai nguyên tố A, B ở hai phân nhóm chính liên tiếp nhau trong HTTH. Tổng số hiệu nguyên tử của A và b là 31. Xác định vị trí của A, B trong HTTH? Viết cấu hình electron của a, B và các ion có thể có của A, B?
Bài 18 
 Cho hai nguyên tố A, B có số hiệu nguyên tử lần lượt là 11, 19. Viết cấu hình electron và cho biết vị trí của chúng trong HTTH? A, B đều có khả năng tạo ra ion A+, B+. Hãy so sánh bán kính của A với B? A với A+, B với B+? Giải thích?
Bài 19
Kim loại X tạo ra cation X+, phi kim Y tạo ra anion Y2-. Tổng số hạt proton trong hạt nhân 2 nguyên tử là 27. Số hạt electron trong X+ nhiều hơn trong Y2- là 8 hạt. Viết cấu hình electron của X, X+, Y, Y2-?
Bài 20 
Cho 3 nguyên tố A, M, X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (n=3) tương ứng là: ns1, ns2p1, ns2p5.
a. Hãy xác định vị trí của A,M,X trong bảng HTTH
b. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
	A(OH)m + MXy " A1 +..
 	A1 + A(OH)m " A2(tan)+. 
	A2 + HX + H2O " A1$ +  
 A1 + HX " A3(tan)
Bài 21
Bài 22
Bài 23
Bài 24
Bài 25
Bài 26
Bài 27
Bài 28
Bài 29
Bài 30

File đính kèm:

  • docCTNT_ HTTH.doc