Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 - Chương I+II

1. Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là:

 A. C, H, O B. C, H, O, P C. C, H, N

 D. C, H, O, N E. C, H, O, N, P, S

2. Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống:

 A. Prôtêin B. Axit nuclêic C. Carbon hydrat

 D. Prôtêin và axit nuclêic E. Prôtêin, carbon hydrat và axit nuclêic

3. Trong cơ thể sống Axit nuclêic đóng vai trò quan trọng trong:

 A. Sinh sản B. Di truyền C. Cảm ứng

 D. Xúc tác và điều hoà E. A và B đúng

4. Ở cơ thể sống, prôtêin đóng vai trò quan trọng trong:

 A. Sự sinh sản B. Sự di truyền

 C. Hoạt động điều hoà và xúc tác

 D. Cấu tạo của enzim và hoocmôn

 E. Cấu tạo của axit nuclêic

5. Đặc điểm nổi bật của các đại phân tử sinh học là:

 A. Đa dạng B. Đặc thù C. Phức tạp và có kích thước lớn

 D. A và B đúng E. A, B và C đều đúng

6. Trong các dấu hiệu của hiện tượng sống, dấu hiệu nào không thể có ở vật thể vô cơ:

 A. Trao đổi chất và sinh sản B. Vận động và cảm ứng

 C. Sinh trưởng D. Vận động E. Tất cả đều đúng

7. Các vật thể sống đang tồn tại trên quả đất là . (Đ: những hệ khép kín, M: những hệ mở), có cơ sở vật chất chủ yếu là . (P: các đại phân tử prôtêin, N: các đại phân tử axit nuclêic, PN: các đại phân tử prôtêin và axit nuclêic) có khả năng tự đổi mới, tự sao chép, tự điều chỉnh, tích luỹ thông tin di truyền.

 A. Đ, PN B. M, P C. M, N D. M, PN E. Đ, P

 8. Phát biểu nào dưới đây là không đúng:

 A. Quá trình tự sao chép của ADN là cơ sở phân tử của sự di truyền và sinh sản, đảm bảo cho sự sống sinh sôi, nảy nở và duy trì liên tục

 B. Tự điều chỉnh là khả năng tự động duy trì và giữ vững sự ổn định về thành phần và tính chất

 C. ADN có khả năng tự sao đúng mẫu của nó, do đó cấu trúc của ADN luôn luôn duy trì được tính đặc trưng, ổn định và bền vững qua các thế hệ

 D. Cơ sở phân tử của sự tiến hoá là quá trình tích luỹ thông tin di truyền. Cấu trúc của ADN ngày càng phức tạp hơn và biến hoá đa dạng hơn so với nguyên mẫu

 E. Tổ chức sống là những hệ mở, thường xuyên trao đổi chất với môi trường, dẫn tới sự thường xuyên tự đổi mới thành phần của tổ chức

9. Quan niệm hiện đại xem sự phát sinh sự sống là quá trình tiến hoá của các hợp chất của . (N: axit nuclêic, P: prôtêin, C: carbon) dẫn tới sự hình thành tương tác giữa các đại phân tử . (H: vô cơ và hữu cơ, P: prôtêin, N: axit nuclêic, PN: prôtêin và axit nuclêic) có khả năng . (S: sinh trưởng, sinh sản và cảm ứng, V: vận động, sinh trưởng và cảm ứng, T: tự nhân đôi, tự đổi mới).

 A. C, PN, T B. N, H, S C. P, P, V

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học Lớp 12 - Chương I+II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới 
    D. Côaxecva là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào 
    E. Dưới tác dụng của quy luật chọn lọc tự nhiên, cấu trúc và thể thức phát triển của côaxecva ngày càng hoàn thiện
18. Trong giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, sự hình thành cấu trúc màng từ các prôtêin và lipit có vai trò:
    A. Phân biệt côaxecva với môi trường xung quanh
    B. Thông qua màng, côaxecva thực hiện trao đổi chất với môi trường chung quanh
    C. Làm cho quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn
    D. Chuyển côaxecva từ dạng sống chưa có tế bào thành cơ thể đơn bào
    E. A và B đúng 
19. Bước quan trọng để dạng sống sản sinh ra những dạng giống chủng, di truyền đặc điểm của chúng cho thế hệ sau là:
    A. Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép	    B. Sự xuất hiện các enzim
    C. Sự hình thành các côaxecva 	    D. Sự hình thành màng
    E. Sự hình thành các nuclêôtit
20. Hệ tương tác nào dưới đây giữa các loại đại phân tử cho phép phát triển thành cơ thể sinh vật có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới:
    A. Prôtêin – lipit 	    B. Prôtêin – saccarit
    C. Prôtêin – prôtêin	    D. Prôtêin – axit nuclêôtit
    E. Prôtêin – cacbon hydrat
21. Để nghiên cứu lịch sử phát triển của sinh vật người ta dựa vào:
    A. Các hoá thạch
    B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá
    C. Sự phân bố đa dạng của các loài động thực vật ngày nay
    D. Sự có mặt của loài người và ngành thực vật hạt kín
    E. A và B đúng
22. Ý nghĩa của việc nghiên cứu sinh vật hoá thạch là:
    A. Suy đoán lịch sử xuất hiện, phát triển và diệt vong của chúng
    B. Suy được tuổi của lớp đất chứa chúng
    C. Tài liệu nghiên cứu lịch sử của trái đất
    D. A và B đúng 	    E. A, B và C đều đúng 
 23. Để xác định tuổi của các lớp đất và các hoá thạch người ta thường căn cứ vào:
    A. Lượng sản phẩm phân rã của các nguyên tố phóng xạ 
    B. Đánh giá trực tiếp thời gian phân rã của nguyên tố uran
    C. Đánh giá chu kỳ bán rã C12
    D. Đặc điểm của các hoá thạch tìm thấy ở các lớp đất
    E. Các đặc điểm địa chất của lớp đất
24. Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào:
    A. Sự dịch chuyển của các đại lục
    B. Xác định tuổi của các lớp đất và hoá thạch
    C. Những biến đổi lớn về địa chất và khí hậu và các hoá thạch điển hình
    D. Độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ
    E. Đặc điểm của các hoá thạch
25. Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:
    A. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà
    B. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền
    C. Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền
    D. Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục và đại dương
    E. Các chuyển động tạo núi làm xuất hiện những dãy núi lớn, ảnh hưởng nhiều tới sự phân hoá thành khí hậu duyên hải ấm và khí hậu lục địa khô
26. Thứ tự nào dưới đây của các đại là hợp lý:
    A. Cổ sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Trung sinh, Tân sinh
    B. Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
    C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Thái cổ, Trung sinh, Tân sinh
    D. Nguyên sinh, Thái cổ, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
    E. Nguyên sinh, Thái cổ, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh
27. Tên các kỉ được đặt dựa vào:
    A. Đặc điểm của di tích hoá thạch 
    B. Tên của loại đá điển hình cho lớp đất thuộc kỉ đó
    C. Tên của địa phương ở đấy lần đầu tiên người ta đã nghiên cứu lớp đất thuộc kỉ đó	    D. B và C đúng 	    E. A, B và C đều đúng 
28. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về đại Thái cổ:
    A. Bắt đầu cách đây khoảng 3500 triệu năm, kéo dài khoảng 900 triệu năm 
    B. Vỏ quả đất chưa ổn định, nhiều lần tạo núi và phun lửa dữ dội
    C. Sự sống đã phát sinh với sự có mặt của than chì và đá vôi
    D. Đã có hầu hết đại diện ngành động vật không xương sống
    E. Sự sống đã phát triển từ dạng chưa có cấu tạo tế bào đến đơn bào rồi đa bào
 29. Đặc điểm nào dưới đây không thuộc về đại Nguyên sinh:
    A. Bắt đầu cách đây 2600 triệu năm, kéo dài 2030 triệu năm
    B. Những đợt tạo núi lớn đã phân bố lại đại lục và đại dương 
    C. Đã có đại diện hầu hết các ngành động vật không xương sống
    D. Sự sống là một nhân tố làm biến đổi mặt đất, biến đổi thành phần khí quyển, hình thành sinh quyển
    E. Đã xuất hiện các thực vật ở cạn đầu tiên
30. Sự kiện nổi bật nhất trong đại Cổ sinh là:
    A. Sự sống từ chỗ chưa có cấu tạo tế bào đã phát triển thành đơn bào rồi đa bào
    B. Sự di chuyển của sinh vật từ dưới nước lên ở cạn 
    C. Sự xuất hiện của lưỡng cư và bò sát
    D. Sự hình thành đầy đủ các ngành động vật không xương sống 
    E. Xuất hiện thực vật hạt kín      
31. Sự sống dưới cư từ dưới nước lên ở cạn vào:
    A. Kỉ Cambri	    B. Kỉ Đêvôn	    C. Kỉ Than Đá
    D. Kỉ Silua	    E. Kỉ Pecmơ
32. Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:
    A. Bọ cạp tôm	    B. Nhện	
    C. Cá chân khớp và da gai	    D. Tôm ba lá     E. Ốc anh vũ
33. Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống là:
    A. Cá giáp	    B. Bọ cạp tôm	   C. Ốc anh vũ
    D. Tôm ba lá	    E. Cá chân khớp và da gai
34. Đại diện đầu tiên của động vật có xương sống xuất hiện ở giai đoạn:
    A. Kỉ Cambri	    B. Kỉ Đêvôn	    C. Kỉ Than Đá
    D. Kỉ Silua	    E. Kỉ Pecmơ
35. Thực vật di cư lên cạn hàng loạt ở giai đoạn:
    A. Kỉ Cambri	    B. Kỉ Đêvôn	    C. Kỉ Than Đá
    D. Kỉ Silua	    E. Kỉ Pecmơ
36. Sự sống từ dưới nước có điều kiện di cư lên cạn là nhờ:
    A. Hoạt động quang hợp của thực vật có diệp lục tạo ra ôxy phân tử 
    B. Hình thành lớp ôzôn làm màn chắn tia tử ngoại
    C. Xuất hiện lưỡng cư đầu cứng vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn
    D. A và B đúng 
    E. A, B và C đều đúng 
37. Tôm ba lá được thấy ở:
    A. Kỉ Cambri	    B. Kỉ Silua	    C. Đại Cổ Sinh
    D. Đại Trung Sinh	    E. Đại Nguyên Sinh
 38. Quyết trần xuất hiện ở giai đoạn:
    A. Kỉ Cambri	    B. Kỉ Đêvôn	    C. Kỉ Than Đá
    D. Kỉ Silua	    E. Kỉ Pecmơ
39. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng cho kỉ Đêvôn:
    A. Cách đây 370 triệu năm 
    B. Nhiều dãy núi lớn xuất hiện, phân hoá thành khí hậu lục địa khô hanh và khí hậu ven biển ẩm ướt
    C. Quyết trần tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế
    D. Cá giáp có hàm thay thế cá giáp không có hàm và phát triển ưu thế
    E. Xuất hiện cá phổi và cá vây chân, vừa bơi trong nước vừa bò trên cạn
40. Bọ lưỡng cư đầu cứng vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn xuất hiện vào:
    A. Cuối kỉ Đêvôn	    B. Đầu kỉ Đêvôn	    C. Kỉ Than Đá
    D. Cuối kỉ Silua	    E. Cuối kỉ Pecmơ
41. Dương xỉ có hạt xuất hiện ở:
    A. Đại Trung Sinh	    B. Đại Tân Sinh	    C. Kỉ Pecmơ
    D. Kỉ Than Đá	    E. Kỉ Đêvôn
42. Các rừng quyết khổng lồ xuất hiện vào thời kì:
    A. Đại Trung Sinh	    B. Đại Tân Sinh	   C. Kỉ Pecmơ
    D. Kỉ Than Đá	    E. Kỉ Đêvôn
43. Những bò sát đầu tiên xuất hiện ở:
    A. Kỉ Cambri	   B. Kỉ Silua	   C. Kỉ Than Đá
    D. Kỉ Đêvôn	   E. Kỉ Pecmơ
44. Đặc điểm nào dưới đây không đúng đối với Kỉ Than Đá:
    A. Bắt đầu cách đây 325 triệu năm 
    B. Cuối kỉ có các đợt tạo núi mạnh, ở đại lục Bắc hình thành những sa mạc lớn, có những trận mưa lớn xen kẽ với những kỳ hạn hán kéo dài
    C. Mưa nhiều làm các rừng quyết bị xụt lở, vùi lấp sau này biến thành các mỏ than đá
    D. Xuất hiện dương xỉ có hạt đảm bảo cho thực vật phân tán đến những vùng khô ráo
    E. Một số nhóm lưỡng cư đầu cứng đã thích nghi với đời sống ở cạn trở thành bò sát đầu tiên
45. Sinh sản bằng hạt đã thay thế thực vật sinh sản bằng bào tử là do:
    A. Thụ tinh không lệ thuộc vào nước 
    B. Phôi được bảo vệ trong hạt có chất dự trữ
    C. Đảm bảo cho thực vật dễ phân tán đến những vùng khô ráo
    D. A và B đúng 
    E. A, B và C đều đúng 
46. Các sâu bọ bay, lần đầu tiên chiếm lĩnh không trung ở thời kì:
    A. Kỉ Cambri	   B. Đại Trung Sinh	   C. Kỉ Pecmơ
    D. Ki Than Đá	   E. Kỉ Đêvôn
47. Trong đại cổ sinh, sâu bọ bay ở giai đoạn mới xuất hiện đã phát triển rất mạnh là do:
    A. Không có kẻ thù	   B. Thức ăn thực vật phong phú
    C. Nhóm lưỡng cư thích nghi hẳn với đời sống ở cạn
    D. Xuất hiện dương xỉ có hạt 	    E. A và B đúng 
48. Ở đại Cổ sinh, nhóm lưỡng cư đầu cứng đã trở thành những bò sát đầu tiên, thích nghi hẳn với đời sống ở cạn bằng cách:
    A. Đẻ trứng có vỏ cứng, da có vảy sừng chịu được khí hậu khô
    B. Chiếm lĩnh không trung	    C. Phổi và tim hoàn thiện hơn
    D. A, B và C đều đúng 	    E. A và C đúng 
49. Chuồn chuồn và gián bắt đầu xuất hiện ở:
    A. Kỉ Pecmơ	   B. Kỉ Than Đá	  C. Kỉ Đêvôn
    D. Kỉ Tam Điệp	   E. Kỉ Phấn Trắng
50. Các cây hạt trần đầu tiên xuất hiện ở:
    A. Kỉ Tam Điệp	    B. Kỉ Giura	  C. Kỉ Phấn Trắng
    D. Kỉ Pecmơ	   E. Kỉ Than Đá    
51. Đặc điểm nào dưới đây không phải của kỉ Pecmơ:
    A. Bò sát răng thú xuất hiện, có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm
    B. Cây hạt trần đầu tiên xuất hiện thụ tinh không lệ thuộc nước nên thích nghi với khí hậu khô
    C. Các rừng quyết khổng lồ phát triển mạnh phủ kín các đầm lầy
    D. Bò sát phát triển nhanh, một số ăn cỏ, một số ăn thịt
    E. Lục địa tiếp tục được nâng cao, khí hậu khô và lạnh hơn, nổi lên nhiều dãy núi lớn, khí hậu khô rõ rệt
52. Đại Trung Sinh gồm các kỉ:
    A. Cambri – Silua - Đêvôn	    B. Tam điệp – Đêvôn - Phấn trắng
    C. Tam điệp – Giura - Phấn trắng
    D. Cambri – Silua – Đêvôn – Than đá - Pecmơ
    E. Cambri – Than đá - Pecmơ
53. Ý nghĩa của sự di cư thực vật, động vật từ dưới biển lên đất liền:
    A. Giúp cá vây chân chuyển thành lưỡng cư đầu cứng
    B. Góp phần làm xuất hiện dương xỉ có hạt
    C. Tạo điều kiện cho cây hạt trần thay thế quyết khổng lồ
    D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự phát triển ưu thế của các cơ thể phức tạp hơn về tổ chức, hoàn thiện hơ

File đính kèm:

  • doctracnghiem12moico dap an(1).doc