Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12

CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ

1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan:

A. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm

B. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau.

C. Bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

2. Cơ quan tương tự là những cơ quan:

A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.

B. cùng nguồn gốc, nằm ở n hững vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.

3. Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh:

A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.

C. sự tiến hoá song song. D. phản ánh nguồn gốc chung.

4. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh

A. sự tiến hoá phân li. B. sự tiến hoá đồng quy.

C. sự tiến hoá song hành. D. nguồn gốc chung.

5. Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên

 A. Nhiễm sắc thể B. Kiểu gen C. Alen D. Kiểu hình

6. Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là

 A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.

 B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.

 C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.

 D. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

7. Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, chọn lọc tự nhiên:

 A. Tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

 B. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể.

 C. là nhân tố làm thay đổi mARNần số alen không theo một hướng xác định.

 D. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

8. Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là:

 A. cách li địa lí. B. chọn lọc tự nhiên. C. tập quán hoạt động. D. cách li sinh thái

9. Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp

 A. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.

 

doc15 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập học kỳ II môn Sinh học Lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
len chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên là trội hay là lặn.
	C. quần thể sinh vật là lưỡng bội hay đơn bội.	D. tốc độ sinh sản nhanh hay chậm của quần thể.
84. Trong tiến hoá, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì:
	A. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.	B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
	C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
	D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
85. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là:
	A. quá trình chọn lọc tự nhiên.	B. quá trình đột biến.
	C. quá trình giao phối.	D. các cơ chế cách li.
86. 
87. Điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến theo hướng khác nhau là sự cách li
	A. địa lí. 	B. sinh thái. 	C. sinh sản. 	D. di truyền. 
88. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là:
	A. quá trình chọn lọc tự nhiên. 	B. quá trình đột biến.
	C. quá trình giao phối. 	D. các cơ chế cách li.
89. Theo Di truyền học hiện đại nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là :
	A. đột biến và chọn lọc tự nhiên. 	B. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên.
	C. đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly. 	D. đột biến, chọn lọc tự nhiên, cách ly và phân ly tính trạng.
90. Phát biểu không đúng về quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi theo thuyết tiến hoá hiện đại là: 
	A. quá trình đột biến làm cho một gen biến đổi thành nhiều alen, đột biến phát sinh vô hướng, không tương ứng với ngoại cảnh.
	B. quá trình giao phối tạo ra những tổ hợp alen mới, trong đó có những tổ hợp có tiềm năng thích nghi với những điều kiện mới.
	C. quá trình chọn lọc tự nhiên đào thải các kiểu gen bất lợi, tăng tần số tương đối của các alen và các tổ hợp gen thích nghi.
	D. các cơ chế cách ly đã củng cố các đặc điểm mới được hình thành vốn có lợi trở thành các đặc điểm thích nghi.
91. Khi dùng một loại thuốc trừ sâu mới, dù với liều lượng cao cũng không hy vọng tiêu diệt được toàn bộ số sâu bọ cùng một lúc vì:
	A. quần thể giao phối đa hình về kiểu gen.	B. thuốc sẽ tác động làm phát sinh những đột biến có khả năng thích ứng cao.
	C. ở sinh vật có cơ chế tự điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới.	D. khi đó quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra theo một hướng
92. Dạng cách ly quan trọng nhất để phân biệt hai loài là cách ly:
	A. sinh thái. 	B. khoảng cách.	C. di truyền.	D. sinh sản.
93. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là:
	A. tiêu chuẩn hoá sinh. 	B. tiêu chuẩn sinh lí.	C. tiêu chuẩn sinh thái.	D. tiêu chuẩn di truyền.
94. Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì:
	A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau.
	B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen.
	C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn.
	D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên.
95. Hình thành loài bằng con đường địa lý là phương thức thường gặp ở:
	A. thực vật và động vật. 	B. thực vật và động vật ít di động.
	C. chỉ có ở thực vật bậc cao. 	D. chỉ có ở động vật bậc cao.
96. Nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật để hình thành loài bằng con đường địa lý là:
	A. môi trường sống khác xa nhau đã gây ra những biến đổi khác nhau	B. những điều kiện cách ly địa lý.
	C. nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.	D. du nhập gen từ những quần thể khác.
97. Hình thành loài bằng con đường sinh thái là phương thức thường gặp ở:
	A. thực vật và động vật ít di động xa. 	B. động vật bậc cao và vi sinh vật.
	C. vi sinh vật và thực vật. 	D. thực vật và động vật bậc cao.
98. Loài cỏ Spartina được hình thành bằng con đường:
	A. lai xa và đa bội hoá. 	B. tự đa bội hoá. 	C. địa lí. 	D. sinh thái.
99. Lai xa và đa bội hoá là con đường hình thành loài phổ biến ở thực vật, rất ít gặp ở động vật vì ở động vật:
	A. cơ chế cách li sinh sản giữa 2 loài rất phức tạp. 	B. cơ chế xác định giới tính rất phức tạp.
	C. có khả năng di chuyển. 	D. có hệ thống phản xạ sinh dục phức tạp.
100. Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là:
	A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài.
	B. bộ nhiễm sắc thể của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc.
	C. có sự cách ly hình thái với các cá thể cùng loài.	D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá.
101. Đột biến NST nhanh chóng dẫn đến hình thành loài mới là đột biến:
	A. đa bội, chuyển đoạn NST, đảo đoạn NST. 	B. đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.
	C. đảo đoạn NST, lặp đoạn NST. 	D. đa bội, chuyển đoạn NST.
102. Trong các con đường hình thành loài sau, con đường hình thành loài nhanh nhất và ít phổ biến là bằng con đường:
	A. địa lý. 	B. sinh thái. 	C. lai xa và đa bội hoá. 	D. đột biến lớn.
103. Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là:
	A. ngày càng đa dạng, phong phú. 	C. tổ chức ngày càng cao.
	B. thích nghi ngày càng hợp lý. 	D. cả B và C.
104. Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là :
A. phân hoá ngày càng đa dạng. 	C. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp.
B. thích nghi ngày càng hợp lý. 	D. phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện.
105. Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì:
A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.
B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.
C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.
D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.
CHƯƠNG II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Những nguyên tố phổ biến nhất trong cơ thể sống là:
	A. C, H, O, P. 	B. C, H, O, N, P. 	C. C, H, O, P, Mg. 	D. C, H, O, N, P. S.
2. Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là
	A. axit nuclêic và prôtêin.	B. cacbohyđrat và prôtêin.	C. lipit và gluxit.	D. axit nuclêic và lipit.
3. Theo quan điểm hiện đại, axit nuclêic được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống vì:
	A. có vai trò quan trọng trong sinh sản ở cấp độ phân tử.	B. có vai trò quan trọng trong di truyền.
	C. có vai trò quan trọng trong sinh sản và di truyền.	D. là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể.
4. Theo quan điểm hiện đại, prôtêin được coi là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống vì:
	A. có vai trò quan trọng trong sinh sản.	B. có vai trò quan trọng trong di truyền.
	C. có vai trò quan trọng trong hoạt động điều hoà, xúc tác, cấu tạo nên các enzim và hooc môn.
	D. là thành phần chủ yếu cấu tạo nên nhiễm sắc thể.
5. Trong các dấu hiệu của sự sống dấu hiệu độc đáo chỉ có ở cơ thể sống là:
	A. trao đổi chất với môi trường.	B. sinh trưởng cảm ứng và vận động.
	C. trao đổi chất, sinh trưởng và vận động.	D. trao đổi chất theo phương thức đồng hóa, dị hoá và sinh sản.
6. Tiến hoá hoá học là quá trình:
	A. hình thành các hạt côaxecva. 	B. xuất hiện cơ chế tự sao.
	C. xuất hiện các enzim.	D. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.
7. Trong khí quyển nguyên thuỷ có các hợp chất:
	A. hơi nước, các khí cacbônic, amôniac, metan.	B. saccarrit, các khí cacbônic, amôniac, nitơ.
	C. hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic, amôniac.	D. saccarrit, hyđrôcacbon, hơi nước, các khí cacbônic.
8. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ:
A. các nguồn năng lượng tự nhiên. 	B. các enzym tổng hợp.
C. sự phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ.	D. sự đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ.
9. Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có sự:
	A. tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học.	B tạo thành các côaxecva theo phương thức hóa học.
	C. hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên theo phương thức hoá học.	D. xuất hiện các enzim theo phương thức hoá học.
10. Hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành được hình thành đầu tiên trên trái đất là
	A. gluxit. 	B. cacbohyđrat. 	C. axitnuclêic. 	D. prôtêin.
11. Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
A. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.
B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.
C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.
D. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên.
12. Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:
	A. sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có khả năng tự nhân đôi.
	B. chọn lọc tự nhiên tác động ở những giai đoạn đầu tiên của quá trình tiến hoá hình thành tế bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.
	C. nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học.
	D. các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học.
13. Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:
A. chữ viết và tư duy trừu tượng.	B. các cơ quan thoái hóa (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt).
C. sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.
D. sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.
14. Bước quan trọng để các dạng sống sản sinh ra các dạng dạng giống mình là sự:
	A. xuất hiện cơ chế tự sao. 	B

File đính kèm:

  • docTracnghiem on tap SH12-HK2-&d_an.doc
Giáo án liên quan